Mùa Cúm: Làm Thế Nào Để Tránh Bị Nhiễm Cúm

Nguồn: Shutterstock

Mùa Cúm: Làm Thế Nào Để Tránh Bị Nhiễm Cúm

Cập nhật lần cuối: 11 Tháng Bảy 2019 | 4 phút - Thời gian đọc

Có phải bạn nghe được tiếng "khụ khụ" đáng sợ ở khắp mọi nơi? Dưới đây là cách để bảo vệ bản thân trong mùa cúm này.

Đến mùa đó trong năm một lần nữa rồi, và chúng tôi không nói về Giáng Sinh. Mùa tặng quà này đi kèm với một món quà mà bạn KHÔNG HỀ MONG MUỐN – một món quà khiến bạn phải ho, hắt hơi, và cảm thấy vô cùng tệ hại.

Ở Singapore, mùa cúm thường xuất hiện trong những khoảng thời gian lạnh hơn, từ tháng Năm đến tháng Bảy, và từ tháng Mười Hai đến tháng Hai. Loại virus có tính lây lan cao này có thể lan ra xa đến 6 feet (hơn 1,8m), và người lớn thậm chí có thể lây nhiễm cho người khác một ngày trước khi có bất kỳ triệu chứng nào – trong khi bề ngoài vẫn có vẻ hoàn toàn khoẻ mạnh.

Đây là những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân và giữ cơ thể khoẻ mạnh suốt mùa cúm này:

Làm thế nào để biết mình bị cúm?

Các triệu chứng của bệnh cúm
Các triệu chứng của bệnh cúm bao gồm:

  • Ho
  • Đau họng
  • Sốt
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Nôn mửa và tiêu chảy

Mặc dù đây là những dấu hiệu phổ biến của bệnh cúm, bạn có thể có hoặc có thể không có tất cả các triệu chứng trên.

Ví dụ: không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt (dù bạn có thể cảm thấy sốt nhẹ hoặc lạnh người), và nôn mửa và tiêu chảy ít phổ biến ở người lớn hơn so với trẻ em.

Dù căn bệnh cúm thường chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu và yếu ớt, nó cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bất cứ khi nào bạn cảm thấy nghi ngờ.

Có sự khác biệt gì giữa cúm và cảm lạnh?

Nhiều người thường sử dụng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau, vì vậy thật dễ hiểu nếu bạn nghĩ chúng là một.

Tuy nhiên, cúm và cảm lạnh thông thường lại do các loại virus khác nhau gây ra, và việc phân biệt giữa hai loại bệnh này là quan trọng vì chúng có những ảnh hưởng hoàn toàn khác nhau đến sức khoẻ của bạn.

Các triệu chứng của cả hai bệnh có vẻ tương tự nhau, nhưng các triệu chứng của cúm thường nghiêm trọng hơn. Trong khi cảm lạnh chỉ có xu hướng kéo dài vài ngày, và được đặc trưng bởi tình trạng nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, cúm thường bao gồm sốt và đau nhức cơ thể, và có thể khiến bạn cảm thấy tệ hại trong nhiều tuần.

Ngoài các triệu chứng, một trường hợp bị cúm nặng cũng có thể dẫn tới các biến chứng sức khoẻ nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, và suy đa tạng.

Cách dễ nhất để biết bạn mắc bệnh nào? Đo thân nhiệt! Sốt thường xuất hiện vào đầu của đợt cúm, trong khi đó chúng rất hiếm khi xảy ra với cảm lạnh.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi virus cúm?

Thói quen phòng ngừa bệnh cúm
Việc giữ gìn sức khoẻ trong suốt mùa cúm có thể đầy thử thách, vì virus cúm nổi tiếng là cực kỳ dễ lây. Nói vậy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây sẽ tăng khả năng bạn phòng tránh được cúm lên rất nhiều:

  • Rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà phòng diệt khuẩn và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, và trước khi bạn chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.
  • Sử dụng thìa chuyên dụng để lấy thức ăn khi chia sẻ đồ ăn.
  • Ăn uống cân bằng, bao gồm ít nhất hai suất trái cây và rau củ mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Có được 7 giờ ngủ chất lượng mỗi đêm.
  • Tránh hút thuốc.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng virus nếu bạn đã từng tiếp xúc với người có các triệu chứng cúm.

Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc tiêm phòng cúm nếu dành nhiều thời gian ở văn phòng đông người hoặc trong những môi trường tương tự – nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Tiêm vắc-xin cúm có thể giảm thiểu nguy cơ bị bệnh đến tận 60%.

Bạn cũng nên tiêm ngừa nếu tiếp xúc gần với các đối tượng có nguy cơ cao bị các biến chứng, gồm:

  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người có miễn dịch thấp (ví dụ: người đang điều trị ung thư)

Vắc-xin cần 2 tuần để phát huy hiệu quả, nên bạn nên tiêm trước khi đến mùa cúm (tức là trước tháng Năm đến tháng Bảy hoặc trước tháng Mười Hai đến tháng Hai), mỗi năm một lần.

Việc tiêm vắc-xin tại bất kỳ bệnh viện hay phòng khám nào cũng rất dễ dàng, và chi phí khá thấp – một mức giá nhỏ để đổi lấy cơ thể khoẻ mạnh!

Nếu bị cúm, tôi nên làm gì?

Nếu có các triệu chứng giống cúm, thực hiện các bước dưới đây để phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa lây bệnh cho người khác:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động gắng sức, như chạy bộ, cho đến khi đã hồi phục hoàn toàn.
  • Uống nhiều nước.
  • Che miệng với khăn giấy khi ho.
  • Che mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi.
  • Đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác.
  • Không tới trường, chỗ làm, hoặc nơi công cộng khi đang bị bệnh.

Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Cảm giác khó chịu hoặc áp lực ở ngực và bụng
  • Chóng mặt hoặc mất phương hướng dai dẳng
  • Động kinh
  • Không tiểu
  • Suy nhược nghiêm trọng hoặc không đứng vững
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Sốt cao hoặc ho mãi không khỏi
  • Các bệnh lý mãn tính nặng thêm

Kể cả khi các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng, việc khám bác sĩ vẫn được khuyến khích để giúp bạn hồi phục nhanh hơn và giảm thiểu cảm giác khó chịu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để chống chọi lại virus, và thuốc giảm đau để trị các triệu chứng như đau đầu và đau nhức cơ bắp.

Influenza. (2019, May 29) Retrieved on 14 Jun 2019 from https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/103/topics_influenza%E2%80%8B

Nordqvist, Christian (2017, Dec 20) All you need to know about flu. Retrieved on 14 Jun 2019 from https://www.medicalnewstoday.com/articles/15107.php

How Flu Spreads. (2018, Aug 27) Retrieved on 16 Jun 2019 from https://www.cdc.gov/flu/about/disease/spread.htm

How Flu Spreads. (2018, Aug 27) Retrieved on 16 Jun 2019 from https://www.cdc.gov/flu/about/disease/spread.htm

Flu or Cold Symptoms? (n.d.) Retrieved on 15 Jun 2019 from https://www.webmd.com/cold-and-flu/flu-cold-symptoms#1

How much sleep do you need? (n.d.) Retrieved on 16 Jun 2019 from https://www.myactivesg.com/active-health/domains/sleep
Bài viết liên quan
Xem tất cả