-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Đ: Nếu bạn nhận thấy trẻ có hành vi biểu hiện như sau, hãy cân nhắc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa:
Đ: Trẻ em có ADHD cần các chương trình có kết cấu và hướng dẫn rõ ràng về hành vi được chấp nhận.
Nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực cũng có thể giúp quản lý đáng kể hành vi gây rối. Bác sĩ tâm lý gọi đây là “tiền đề”. Điều này bao gồm việc làm mẫu và củng cố tích cực từ cha mẹ để dạy trẻ bị ADHD những hành vi phù hợp.
Các phương pháp kỷ luật như la mắng hoặc trừng phạt có thể không có tác dụng hiệu quả đối với trẻ bị ADHD. Trẻ chỉ biết rằng việc bị la mắng hoặc trừng phạt là một hình thức, chứ không làm thay đổi hành vi hiếu động quá mức hoặc bốc đồng của trẻ.
Đ: ADHD có thể được phân loại là rối loạn phát triển thần kinh hoặc bệnh tâm thần. Đây không phải là khó khăn trong học tập vì không ảnh hưởng đến khả năng đọc, viết hoặc học toán của bệnh nhân.
Tuy nhiên, một số triệu chứng của ADHD (ví dụ như khó tập trung hoặc bồn chồn) có thể gây ra nhiều trở ngại trong việc học tập và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập ở một số trẻ em.
Đ: Có, ADHD thường di truyền trong gia đình. Gen thừa hưởng từ cha mẹ có thể là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển bệnh trạng này.
Đ: Không có phương pháp kiểm tra cụ thể đối với ADHD. Thực hiện chẩn đoán có thể bao gồm:
Chuyên gia y tế cũng có thể đưa ra bảng câu hỏi sàng lọc cụ thể để hỗ trợ chẩn đoán.
Đ: Các nghiên cứu cho thấy trẻ bị ADHD có thể tương đối chậm phát triển vận động, đặc biệt là trong phối hợp vận động hoặc các nhiệm vụ vận động phức tạp hơn.
Đ: Mặc dù ADHD khởi phát ở trẻ em nhưng triệu chứng bệnh có thể tiếp tục kéo dài tuổi vị thành niên và trưởng thành.
Tuy nhiên, các triệu chứng của ADHD có thể thay đổi hoặc giảm bớt khi lớn lên. Người lớn bị ADHD cũng biết được hành vi nào phù hợp trong các môi trường khác nhau và điều chỉnh hành vi bên ngoài của họ sao cho phù hợp.
Đ: Để đối phó với ADHD một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc, bạn có thể cân nhắc những thay đổi trong lối sống sau đây:
Nói chung, bạn nên tránh:
Ngược lại, các vitamin và khoáng chất sau đây có ích cho người bị ADHD:
Ngủ đủ giấc mỗi đêm có thể giúp cải thiện khả năng chú ý và tập trung. Mặc dù các triệu chứng của ADHD có thể gây khó ngủ và cản trở thói quen ngủ tốt, bạn nên cố gắng ưu tiên giấc ngủ và thay đổi thói quen về giấc ngủ.
Tập thể dục được cho là cải thiện các triệu chứng của ADHD và chức năng hoạt động. Khi đã trưởng thành, tập bất kỳ loại bài tập nào bạn thích thường xuyên là đủ. Các hoạt động nhiều năng lượng như võ thuật, các môn thể thao có tổ chức, bật nhảy trên tấm bạt lò xo hoặc đạp xe có thể giúp ích cho trẻ bị ADHD.
Tuy nhiên, nếu con bạn tiếp tục có triệu chứng nặng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà hoặc ở trường, thì có nhiều loại thuốc để điều trị ADHD hiệu quả. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về điều này.
Đ: Có, “rối loạn giảm chú ý” là thuật ngữ lỗi thời đã được thay thế bằng “rối loạn tăng động giảm chú ý”.
Đ: Trong lớp học, ADHD có thể khiến cho con bạn gặp khó khăn với việc:
Về mặt hành vi, trẻ có thể đứng ngồi không yên, bồn chồn và dễ phân tán.
Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575
Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777