Vẹo cột sống xảy ra khi cột sống bị cong từ bên này sang bên kia, thường theo hình chữ “S”. Bệnh trạng này cũng có thể khiến cột sống bị xoay vặn.
Vẹo cột sống có thể xảy ra ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng. Mức độ nghiêm trọng của vẹo cột sống phụ thuộc vào góc Cobb, đơn vị đo tiêu chuẩn dùng để xác định và theo dõi diễn tiến vẹo cột sống.
Số đo góc Cobb và mức độ nghiêm trọng của vẹo cột sống:
Vẹo cột sống nhẹ: 25 độ trở xuống
Vẹo cột sốngvừa: Từ 25 đến 40 độ
Vẹo cột sống nặng: Trên 40 độ ở thanh thiếu niên và trên 50 độ ở người trưởng thành
Các loại vẹo cột sống
4 loại vẹo cột sống chính là:
Vẹo cột sống tự phát (không rõ nguyên nhân). Đây là một trong những dạng vẹo cột sống thường gặp nhất, thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
Vẹo cột sống thoái hóa. Dạng vẹo cột sống này dẫn đến thoái hóa đĩa đệm ngăn cách các đốt sống (xương nhỏ tạo thành cột sống) hoặc viêm khớp ở khớp liên kết các đốt sống.
Vẹo cột sống bẩm sinh. Loại vẹo cột sống này dẫn đến dị tật bẩm sinh ở cột sống và thường đi kèm với khiếm khuyết ở các cơ quan khác.
Vẹo cột sống thần kinh-cơ. Dạng vẹo cột sống này dẫn đến mất khả năng kiểm soát các dây thần kinh hoặc cơ nâng đỡ cột sống, thường do bại não hoặc loạn dưỡng cơ gây ra.
Triệu chứng của vẹo cột sống là gì?
Nhiều dấu hiệu của vẹo cột sống có thể dễ nhận biết và phát hiện trong giai đoạn đầu đời. Các dấu hiệu này bao gồm:
Đường cong hình chữ “S” ở sau lưng khi đứng
Eo bị nghiêng
Người cong về một bên khi nhìn từ đằng trước hoặc sau
Ở phụ nữ, một bên vú cao hơn bên còn lại
Một bên vai cao hơn bên còn lại
Vẹo cột sống thường được phát hiện ở trẻ trong độ tuổi đi học trong quá trình y tá khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra tình trạng thân người không đồng đều khi trẻ cúi người về phía trước.
Nguyên nhân gây vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống không phải bệnh do mang vác vật nặng (ví dụ như đeo cặp sách nặng ở một bên vai), các hoạt động thể thao hoặc thể chất, tư thế đứng hoặc ngủ không đúng hay chế độ ăn uống thiếu canxi gây ra.
Vẹo cột sống tự phát xảy ra không rõ nguyên nhân và cũng có thể là kết quả của khuynh hướng di truyền. Bệnh thường bắt đầu từ khi còn nhỏ. Loại vẹo cột sống này có xu hướng phổ biến hơn ở bé gái, nhưng khi gặp ở bé trai, bệnh trạng có thể nghiêm trọng hơn.
Vẹo cột sống thoái hóa là kết quả của quá trình thoái hóa cột sống không đối xứng. Bệnh này có thể xảy ra ở người bị vẹo cột sống tự phát đã khởi phát từ khi còn nhỏ hoặc có thể xảy ra khi tuổi tác ngày càng cao.
Vẹo cột sống được phòng ngừa tốt nhất bằng cách chặn đứng diễn tiến thông qua:
Khám tầm soát vẹo cột sống thường xuyên
Điều trị bệnh lý nền ở cột sống
Bài tập phục hồi thần kinh-cơ
Các biến chứng và bệnh liên quan của vẹo cột sống là gì?
Mặc dù vẹo cột sống không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng, v nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau về lâu dài, đặc biệt nếu không được điều trị. Các biến chứng này có thể bao gồm:
Vấn đề về phổi và tim. Vẹo cột sống nặng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và tim vì độ cong của cột sống có thể khiến lồng ngực chèn ép phổi và tim.
Đau lưng mạn tính. Bị vẹo cột sống khi còn nhỏ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng đau lưng mạn tính cao hơn.
Thay đổi ngoại hình thấy rõ. Vẹo cột sống nặng có thể dẫn đến những thay đổi rõ rệt trên cơ thể như hông và vai không cân.
Loãng xương. Vẹo cột sống có liên quan đến loãng xương, đặc trưng bởi tình trạng tiêu hao khối lượng xương, gây nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra còn có nguy cơ biến chứng phát sinh từ phẫu thuật. Các biến chứng này có thể bao gồm:
Rò rỉ dịch tủy sống. Phẫu thuật cột sống có thể làm tổn thương màng cứng, lớp ngoài cùng của màng não. Việc này có thể dẫn đến rò rỉ dịch não tủy hoặc rò rỉ dịch tủy sống. Nếu không được điều trị, rò rỉ dịch tủy sống sẽ dẫn đến đau đầu, rối loạn thị giác, chảy nước mũi, viêm màng não và ù tai (nghe thấy tiếng động khi không có nguồn âm thanh bên ngoài).
Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật. Hàn cột sống, phẫu thuật nhằm mục đích giảm độ cong của cột sống, có thể làm tổn thương các dây thần kinh cột sống và gây tê chân hoặc mất chức năng phần dưới cơ thể.
Có thể nhiễm trùng sau phẫu thuật cột sống. Nhiễm trùng sau phẫu thuật cột sống có thể xảy ra tại chỗ rạch hoặc cột sống. Bệnh trạng này có thể dẫn đến sưng hoặc đỏ và mưng mủ quanh chỗ rạch, chảy dịch quá nhiều từ chỗ rạch và sốt.
Vẹo cột sống thường phát triển trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Nhận biết các dấu hiệu của vẹo cột sống ở trẻ em để có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế trước khi tình trạng xấu đi.