Trượt đầu trên xương đùi - Triệu chứng & Nguyên nhân

Trượt đầu trên xương đùi là gì?

Chứng trượt đầu trên xương đùi (SCFE) là rối loạn hông thường gặp nhất ở thiếu nhi và thiếu niên, thường gây ảnh hưởng đến khớp hông ở trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 16. Bệnh phát triển từ từ theo thời gian, thường khi bắt đầu dậy thì trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng.

Bệnh lý này xảy ra khi cổ xương đùi trượt ra khỏi vị trí ngang với sụn tăng trưởng so với đầu. Sụn tăng trưởng do sụn tạo thành, là một điểm rất yếu. Tình trạng trượt xảy ra gây ảnh hưởng đến trục liên kết của xương, kéo theo là khớp.

Bệnh nhân có thể bị đau ở một bên hông, dẫn đến khó chịu được sức nặng ở chi dưới của bên bị ảnh hưởng. Bệnh nhân trẻ tuổi hơn có thể gặp vấn đề tương tự ở bên kia hông trong vòng 18 tháng. Bệnh cũng phổ biến ở bé trai hơn ở bé gái và có thể dẫn đến biến chứng ở khớp hông nếu không được điều trị.

Các loại trượt đầu trên xương đùi

Có 2 loại trượt đầu trên xương đùi. Xác định được loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải sẽ giúp bác sĩ hiểu được mức rõ mức độ khẩn cấp của việc cần thực hiện kiểm soát bệnh trạng:

  • SCFE ổn định. Bệnh nhân bị SCFE ổn định có thể đi lại hoặc chịu được sức nặng ở bên hông bị ảnh hưởng. Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể đi khập khiễng, đặc biệt sau khi hoạt động. Tình trạng này thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Hầu hết các ca bệnh SCFE là SCFE ổn định.
  • SCFE không ổn định. Bệnh nhân bị SCFE không ổn định có thể bị trượt khớp nặng hơn, dẫn đến không thể đi lại hoặc chịu được sức nặng ở bên hông bị ảnh hưởng. SCFE không ổn định phải được điều trị gấp vì sẽ làm bệnh nhân dễ bị biến chứng hơn.

Các triệu chứng của trượt đầu trên xương đùi là gì?

Triệu chứng của SCFE rất khác nhau, tùy vào độ nặng của bệnh.

Triệu chứng của SCFE ổn định – Bệnh nhân bị SCFE ổn định thường gặp triệu chứng đau hoặc căng cứng nhẹ hơn ở háng, hông, đầu gối hoặc đùi. Cơn đau có thể xuất hiện và kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng và có thể trầm trọng hơn khi hoạt động. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ vẫn có thể chịu được sức nặng ở bên bị ảnh hưởng.

Triệu chứng của SCFE không ổn định – Trong trường hợp SCFE nặng hoặc không ổn định, bệnh nhân thường bị đau, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt sau khi bị ngã hoặc chấn thương hông. Trong các trường hợp này, bệnh nhân sẽ không thể đi lại hoặc chịu được bất kỳ sức nặng nào ở bên bị ảnh hưởng. Cũng có thể có các dấu hiệu trực quan như chênh lệch chiều dài chân hoặc chân bị ảnh hưởng xoay ra ngoài (quay ra bên ngoài).

Nguyên nhân gây trượt đầu trên xương đùi là gì?

Các chuyên gia vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây trượt đầu trên xương đùi dù đã xác định được một số yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố nào gây nguy cơ trượt đầu trên xương đùi?

Trượt đầu trên xương đùi có nhiều khả năng xảy ra trong quá trình tăng trưởng nhảy vọt ở tuổi dậy thì và ảnh hưởng đến hông trái. Bệnh cũng thường xảy ra ở bé trai hơn bé gái.

Các yếu tố nguy cơ khác gây SCFE bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tiền sử gia đình mắc SCFE
  • Hội chứng Down
  • Một số rối loạn về trao đổi chất hoặc hệ nội tiết như cường giáp, suy giáp, suy tuyến yên hoặc thiếu hụt hoóc-môn tăng trưởng
  • Rối loạn thận do tác động đến canxi, có thể gây ảnh hưởng đến độ chắc khỏe và sự phát triển của xương

Các biến chứng và bệnh liên quan của trượt đầu trên xương đùi là gì?

Các biến chứng thường gặp nhất của trượt đầu trên xương đùi là hoại tử vô mạchtiêu sụn.

  • Hoại tử vô mạch có nhiều khả năng xảy ra trong SCFE nặng hoặc không ổn định, trong đó lưu lượng máu đến chỏm xương đùi bị hạn chế. Còn gọi là hoại tử xương, nguồn cung máu hạn chế khiến xương và sụn bị xẹp xuống, dẫn đến xương cọ xát vào nhau, gây đau dữ dội. Điều trị bằng cách phẫu thuật để tái tạo hông.
  • Tiêu sụn là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, trong đó sụn trên bề mặt khớp hông bị phá hủy. Cơn đau và biến dạng kéo theo có thể dẫn đến mất khả năng cử động hông. Tiêu sụn được điều trị bằng cách dùng thuốc chống viêm và vật lý trị liệu tích cực để giúp bệnh nhân khôi phục lại cử động hạn chế ở hông bị ảnh hưởng.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777