Hội chứng hông vũ công - Triệu chứng & Nguyên nhân

Hội chứng hông vũ công là gì?

Hội chứng hông vũ công hay Coxa Saltans (còn gọi là hông vũ công hoặc viêm gân cơ thắt lưng chậu) là tình trạng có tiếng lạo xạo hoặc răng rắc quanh khớp hông nhưng không gây đau khi cử động. Tình trạng này thường xảy ra ở vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá và vũ công và thường gặp nhất ở người trong độ tuổi từ 15 – 40. Đối với hầu hết mọi người, bệnh lý này chỉ gây phiền toái nhưng đôi khi cũng có thể gây đau và yếu ở một số người.

Các loại hội chứng hông vũ công

3 loại hội chứng hông vũ công là:

  • Bên ngoài. Đây là loại phổ biến nhất và xảy ra do dải chậu-chày, một dải gân dày, trượt bên ngoài khớp hông tạo ra âm thanh lách cách.
  • Bên trong. Còn gọi là hông vũ công, loại này xảy ra do gân cơ thắt lưng-chậu, gân gấp chính ở hông, trượt trên các cấu trúc xương ở hông tạo ra âm thanh lách cách.
  • Trong khớp. Loại này xảy ra do chấn thương như rách sụn viền ổ cối, rách dây chằng tròn, dị vật trong khớp, tổn thương sụn khớp hoặc u sụn màng hoạt dịch (hình thành sụn trong màng hoạt dịch của khớp).

Triệu chứng của hội chứng hông vũ công là gì?

Bệnh nhân mắc hội chứng hông vũ công thường có cảm giác giật tách tách và bị khóa cứng ở hông và nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ hông bị ảnh hưởng khi cử động.

Sau đây là các triệu chứng cụ thể hơn của hội chứng hông vũ công:

  • Âm thanh răng rắc
  • Âm thanh lạ xung quanh khớp hông khi gập hoặc duỗi hông
  • Đau, thuyên giảm khi nghỉ ngơi và giảm hoạt động
  • Yếu chân khi tìm cách nâng lên hoặc di chuyển sang một bên
  • Căng tức ở hông
  • Sưng ở trước, sau hoặc bên hông
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại hoặc đứng lên khỏi ghế

Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công là gì?

Các nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công bao gồm:

  • Chênh lệch chiều dài chân. Hội chứng hông vũ công thường liên quan đến tình trạng chênh lệch chiều dài chân (thường là bên dài có triệu chứng) do căng cứng mạn tính ở các cơ và khu vực quanh hông.
  • Dây chằng lỏng lẻo. Do sử dụng lặp đi lặp lại hoặc do chấn thương, các mô liên kết như dây chằng trở nên lỏng lẻo. Dây chằng lỏng lẻo có thể dẫn đến hội chứng hông vũ công.
  • Hoạt động thể chất kéo dài. Các hoạt động kéo dài đòi hỏi phải gập và duỗi hông lặp đi lặp lại như bóng đá, thể dục dụng cụ, khiêu vũ và chạy có thể dẫn đến hội chứng hông vũ công.
  • Cử động hông lặp đi lặp lại. Với việc sử dụng lặp đi lặp lại và tuổi tác ngày càng cao, sụn ở hông có thể bị tổn thương. Cử động hông lặp đi lặp lại trong các hoạt động như chạy hoặc khiêu vũ có thể khiến sụn bị quá tải, dẫn đến hội chứng hông vũ công.
  • Căng dải chậu-chày. Dải chậu-chày là dải gân lớn chạy dọc phía bên ngoài đùi. Khi bị căng gân có thể tạo ra cảm giác như bị vỡ ở hông, dần dần sẽ trầm trọng hơn và có thể trở nên đau đớn nếu không được điều trị.
  • Yếu cơ quanh hông. Yếu cơ mông nhỡ, loại cơ lớn hình quạt nằm ở phía sau hông, kéo dài từ xương chậu đến đầu trên xương đùi, có thể gây ra hội chứng hông vũ công.

Những yếu tố nào gây nguy cơ mắc hội chứng hông vũ công?

Các yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc hội chứng hông vũ công bao gồm:

  • Tham gia các hoạt động đòi hỏi phải cử động hông nhiều, có thể bao gồm múa ba lê, bón g bầu dục và bóng đá
  • Tham gia các hoạt động thi đấu và giải trí, có thể bao gồm cử tạ và chạy
  • Chấn thương thể chất như chấn thương ở khớp hông

Các biến chứng và bệnh liên quan của hội chứng hông vũ công là gì?

Mặc dù không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng, hội chứng hông vũ công có thể dẫn đến nhiều biến chứng về lâu dài, đặc biệt nếu không được điều trị. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Đau hông dai dẳng. Triệu chứng hội chứng hông vũ công không được điều trị có thể tiến triển và dẫn đến khó chịu dữ dội.
  • Bao hoạt dịch gây đau hoặc viêm bao hoạt dịch khớp háng. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng hông vũ công có cả hội chứng dải chậu-chày, có thể dẫn đến kích ứng bao hoạt dịch hoặc tiềm ẩn viêm bao hoạt dịch khớp háng.
  • Giật gân cơ thắt lưng-chậu. Mặc dù giật gân cơ thắt lưng-chậu có thể không gây đau về mặt thể chất hoặc hạn chế khả năng vận động, cảm giác như bị vỡ ở hông có thể làm gián đoạn thói quen sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.

Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng hông vũ công?

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa bệnh lý này, bạn có thể thực hiện một số điều để giảm nguy cơ mắc hội chứng hông vũ công:

  • Tập các bài tập khởi động trước khi tham gia một môn thể thao hoặc hoạt động thể chất gắng sức bất kỳ. Đảm bảo thực hiện các động tác giãn cơ cho cơ hông.
  • Tránh tham gia đột ngột vào các hoạt động thể chất. Nếu bạn cần tham gia thể thao hoặc các hoạt động khác, hãy bắt đầu dần dần và tăng cường độ từ từ.
  • Duy trì tình trạng thể chất tốt bằng cách liên tục tuân thủ chương trình tập luyện để tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt.
  • Luôn mang giày thoải mái vừa vặn.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777