Dr Dennis Koh
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ ngoại tổng quát
Bác sĩ ngoại tổng quát
Ung thư đại trực tràng, thường phổ biến hơn ở các nước phát triển, cũng là loại ung thư thường gặp nhất ở Singapore. Kết quả thống kê đã chỉ ra rằng hơn 75% các trường hợp ung thư đại trực tràng không do nguyên nhân di truyền.
Điều may mắn là, theo Bs. Dennis Koh, bác sĩ ngoại tổng quát tại Bệnh viện Mount Elizabeth, hiện có sẵn một số phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này. Ung thư đại trực tràng hoàn toàn không phải là bản án tử hình vì bệnh có thể được điều trị, đặc biệt là khi phát hiện sớm. Một thông tin tốt hơn nữa là ung thư đại trực tràng là một loại ung thư có thể được ngăn chặn ngay từ đầu trong quá trình khám tầm soát.
Ung thư đại trực tràng xảy ra ở đại tràng hoặc trực tràng. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm:
1. Theo dõi các triệu chứng và cân nặng
Vấn đề là có nhiều dấu hiệu trong số các dấu hiệu ung thư đại trực tràng đề cập ở trên lại giống với các triệu chứng của các tình trạng lành tính thông thường như táo bón hoặc ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, bạn cần theo dõi xem các triệu chứng có kéo dài dai dẳng và ngày càng nặng hơn hay không. Ví dụ, bạn có thể bị tiêu chảy và nôn nếu bị ngộ độc thực phẩm. Nhưng những triệu chứng này sẽ biến mất khi bạn hồi phục. Trong khi đó, các triệu chứng do ung thư thường kéo dài dai dẳng và ngày càng nặng hơn.
Sút cân là một dấu hiệu đáng lo ngại hơn. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng bạn cần được chăm sóc và đánh giá y tế nếu bạn sút hơn 5% cân nặng trong 6 – 12 tháng mà không phải do chủ ý.
2. Tham khảo ý kiến bác sĩ sớm
Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng ban đầu có thể nhẹ và dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Có nhiều bệnh nhân sẽ chỉ tìm đến trợ giúp y tế khi các triệu chứng gây ra cho họ khá nhiều sự khó chịu. Một khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, thì ung thư đã phát triển và đến giai đoạn tiến triển.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ gia đình nếu bạn có các triệu chứng mới liên quan đến dạ dày hoặc ruột, đặc biệt là khi các triệu chứng đó không biến mất hoặc trở nên nặng hơn. Nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng mặc dù đã được điều trị, hãy xin giới thiệu để được khám với bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng).
3. Khám tầm soát
Quan trọng hơn, bạn cần khám tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ không thể bị ung thư đại trực tràng và đừng chờ cho đến khi xuất hiện các triệu chứng thì mới đi khám tầm soát. Khám tầm soát chỉ dành cho những người không có triệu chứng ung thư đại trực tràng. Nội soi đại tràng có thể giúp phát hiện và loại bỏ các u không phải ung thư trong đại tràng trước khi chúng phát triển thành ung thư.
Ở độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, nên kiểm tra đại trực tràng định kỳ. Những người có nguy cơ cao – ví dụ như những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư – nên bắt đầu khám tầm soát sớm hơn.
Các xét nghiệm tầm soát bao gồm xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT), được thực hiện hàng năm để kiểm tra xem có chút máu nào trong phân không và nội soi đại tràng, là một phương pháp kiểm tra chính xác hơn có thể được thực hiện 10 năm một lần để kiểm tra lớp niêm mạc bên trong của ruột già.