Dr Wang Yu Tien
Bác sĩ nội tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Cảm giác khó chịu ở dạ dày là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người, với ước tính cứ 5 người lại có 1 người trải nghiệm vấn đề này.
Khó chịu ở vùng bụng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể, và bất ngờ bùng phát vào những lúc bạn không ngờ tới nhất, chẳng hạn như khi đang dùng bữa cùng bạn bè. Vấn đề này có thể gây trở ngại trong việc ăn và uống, làm gián đoạn giấc ngủ, và cản trở bạn tận hưởng các hoạt động hằng ngày. Hơn nữa, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây khó chịu ở bụng.
Nếu đang gặp phải bất kỳ hình thức khó chịu vùng bụng nào, rất có thể nó là kết quả của một trong những bệnh lý phổ biến sau đây: trào ngược dạ dày, GERD, và loét dạ dày.
Trào ngược dạ dày
Trong điều kiện bình thường, dạ dày của chúng ta sản xuất axit để tiêu hóa thức ăn. Axit này được giữ trong dạ dày, và được ngăn chặn không trào ngược lên thực quản bằng một nhóm cơ tròn được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Nếu nhóm cơ này không thắt lại đúng cách, axit sẽ trào ngược lên thực quản gây trào ngược axit.
Những người hút thuốc lá, uống rượu, hoặc béo phì dễ bị trào ngược axit hơn. Ăn lượng bữa ăn lớn, hoặc nằm xuống khoảng 2-3 tiếng sau khi ăn cũng có liên quan đến trào ngược axit. Tiêu thụ thức uống có ga, sô cô la, và đồ ăn thức uống có chứa axit cũng có thể gia tăng nguy cơ bị trào ngược axit.
GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản)
Khi trào ngược axit trở thành vấn đề lâu dài, nó được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). GERD được chẩn đoán khi trào ngược axit diễn ra hơn hai lần một tuần, hoặc gây viêm thực quản.
Ngoài các yếu tố đã được đề cập ở trên làm gia tăng nguy cơ bị trào ngược axit, thai kỳ và sử dụng một số thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, và một vài loại thuốc giảm đau cũng làm gia tăng nguy cơ mắc GERD.
Loét dạ dày
Loét là một vết đau hoặc vết thương trong lớp lót của dạ dày. Loét hình thành khi lớp lót nhầy bảo vệ của dạ dày trở nên kém hiệu quả.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây loét là nhiễm trùng vi khuẩn gây ra bởi Helicobacter pylori, và sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường xuyên. NSAID, như aspirin, ibuprofen, và naproxen, thường được sử dụng nhằm giảm đau, nhưng có thể gây loét khi làm gián đoạn chức năng bảo vệ bình thường của lớp lót dạ dày.
Trào ngược axit dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), và loét dạ dày đều dẫn đến cảm giác khó chịu vùng bụng. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng nhất định có thể giúp bạn phân biệt các bệnh lý này.
Trào ngược dạ dày có thể gây cảm giác nóng rát ở ngực, thường được nhắc đến với tên gọi ‘chứng ợ nóng’. Ợ nóng xuất hiện khi axit trào ngược lên thực quản. Đôi khi, cảm giác dịch chảy ngược lên từ họng, còn được biết đến với cái tên trào ngược thực quản, cũng có thể xảy ra. Các triệu chứng này thường nặng hơn sau khi ăn, và khi nằm xuống, vì những hành động này khiến axit dễ dàng hơn trong việc di chuyển ngược lên thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi trào ngược axit chuyển thành tình trạng bệnh lý lâu dài. Ngoài ợ nóng và trào ngược thực quản, GERD còn có thể gây đau họng, hôi miệng, mòn men răng, ho khan kéo dài, và khó nuốt. Nếu không được điều trị, GERD có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
Loét dạ dày có thể gây đau hoặc cảm giác bỏng rát trong dạ dày, đặc biệt là ở khu vực giữa rốn và xương ức. Cơn đau thường xuất hiện 2-3 tiếng sau khi ăn. Đôi khi, cơn đau đủ nghiêm trọng để đánh thức bạn dậy vào ban đêm. Nếu vết loét đang chảy máu, sự hiện diện của máu có thể khiến phân của bạn chuyển sang màu đen.
Chẩn đoán chính xác rất quan trọng để bạn được điều trị một cách thích hợp.
Cách chẩn đoán chính xác nhất các bệnh lý này là thông qua nội soi dạ dày (gastroscopy). Nội soi dạ dày là thủ thuật y khoa đưa một ống mỏng vào thực quản và dạ dày để quan sát lớp lót của các cấu trúc này.
Để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một đợt xét nghiệm máu, xét nghiệm khí thở, xét nghiệm phân, hoặc lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp từ mô dạ dày trong một buổi nội soi dạ dày.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thử nghiệm đường tiêu hóa trên (upper gastrointestinal series). Trong thủ thuật này, một hình ảnh X-quang sẽ được chụp sau khi bạn uống một chất tương phản để bác sĩ có thể đánh giá đường viền của đường tiêu hóa. Theo dõi chỉ số pH (mức axit) của thực quản và đo lường co thắt cơ của thực quản (thủ tục này có tên gọi đo áp lực thực quản hoặc oesophageal manometry) cũng là những xét nghiệm khác có thể được chỉ định bởi bác sĩ của bạn.
Thuốc kháng axit thường được kê đơn để làm giảm cảm giác khó chịu vùng bụng cho trào ngược axit, GERD, và loét dạ dày. Thuốc khác như thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể được kê đơn bởi bác sĩ nhằm giảm sản xuất axit trong dạ dày.
Bệnh nhân trào ngược axit và GERD sẽ được chỉ định không hút thuốc lá, uống thức uống có cồn, và tiêu thụ sô cô la, cà phê, thực phẩm béo, thực phẩm cay, và bạc hà. Bệnh nhân được yêu cầu ăn những bữa ăn nhỏ hơn. Chọn tư thế ngồi thẳng trong ít nhất 3 tiếng sau khi ăn cũng giúp giảm bớt triệu chứng. Bệnh nhân thừa cân sẽ có lợi khi giảm cân.
Với các vết loét dạ dày gây ra bởi nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trong 14 ngày. Nếu bị loét nặng hoặc tái phát, bác sĩ có thể khuyên bạn làm phẫu thuật.
Tốt nhất, hãy đi khám bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tình huống nào sau đây: