Bị táo bón? Đây là các Thông Tin Chắc Như Đinh Đóng Cột

Nguồn: Shutterstock

Bị táo bón? Đây là các Thông Tin Chắc Như Đinh Đóng Cột

Cập nhật lần cuối: 01 Tháng Ba 2018 | 6 phút - Thời gian đọc

Tất cả chúng ta đều sẽ có những lúc bị táo bón, nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chất lượng cuộc sống của bạn có thể bị ảnh hưởng và các biến chứng có thể phát sinh. Vậy, làm thế nào để chữa khỏi táo bón?

Bác sĩ Mark Wong, bác sĩ phẫu thuật tổng quát chuyên về các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (nội soi) và robot cho các bệnh ung thư và rối loạn ruột, cung cấp cho chúng ta các thông tin về táo bón và cách điều trị.

Táo bón là gì?

Bạn biết mình bị táo bón khi việc đại tiện bắt đầu khó khăn hơn hoặc ít thường xuyên hơn bình thường. Tần suất đại tiện bình thường có thể nằm trong khoảng từ 3 lần một ngày cho đến 3 ngày một lần. Nhìn chung, khi đại tiện ngưng trong hơn 3 ngày, phân trở nên cứng hơn và khó thải ra hơn. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng đầy hơi, đau co thắt, hoặc thậm chí nôn mửa trong những trường hợp nghiêm trọng.

Mặc dù định nghĩa có khác nhau, bạn thường sẽ được chẩn đoán là bị táo bón nếu bạn đại tiện 2 lần hoặc ít hơn trong một tuần, hoặc nếu bạn có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau trong ít nhất 3 tháng:

  • Rặn khi đại tiện hơn 25% số lần đại tiện
  • Phân cứng hơn 25% các lần đại tiện
  • Bài tiết không hoàn toàn 25% số lần đại tiện

Táo bón thường gặp đến mức nào?

7,3% bị táo bón

Táo bón là một trong những khiếu nại về tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, táo bón ảnh hưởng đến 2% dân số người trưởng thành, chiếm khoảng 2.5 triệu lượt khám bác sĩ và thuốc men hàng năm trị giá hàng triệu đô la. Một nghiên cứu trong nước được đăng tải trên tờ Singapore Medical Journal vào năm 2000 đưa ra tỷ lệ bệnh ở Singapore cao hơn rất nhiều, tầm 7.3% ở những người từ 16 tuổi trở lên.

Nguyên nhân gây táo bón là gì?

Có vô số nguyên nhân gây táo bón, và một số bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân. Thuốc nhuận tràng không phải lúc nào cũng là giải pháp, và trong một vài trường hợp thậm chí không cần thiết! Các nguyên nhân gây táo bón có thể bao gồm:

  • Rối loạn chế độ ăn (lượng nước không đủ, quá ít hoặc quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn, làm gián đoạn thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày)
  • Thiếu vận động hoặc không tập thể dục đầy đủ
  • Stress quá mức hoặc không quen với mức độ stress đó
  • Tình trạng y khoa như nội tiết tố (suy giáp), thần kinh (đột quỵ, bệnh Parkinson’s), trầm cảm, rối loạn ăn uống
  • Thuốc men (thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc nhôm, các loại thuốc giảm đau mạnh như ma túy,thuốc chống trầm cảm, thuốc bổ sung sắt)
  • Mang thai
  • Ung thư đại trực tràng

May mắn thay, số lớn bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn, và vai trò của bác sĩ là xác định các nguyên nhân nghiêm trọng hơn có thể phải tiến hành điều trị phẫu thuật, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng.

Táo bón chức năng

Người đàn ông đi vệ sinh

Mặc dù thường không đe dọa tính mạng, táo bón vẫn có thể gây khó chịu và bực bội. Nhưng khi nguyên nhân không rõ ràng và các nguyên nhân đã đề cập ở trên đã bị loại trừ, bạn có thể đang mắc chứng táo bón chức năng, một nguyên nhân thầm lặng!

Một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị táo bón (lên đến 30%) thực sự rơi vào nhóm này, hoàn toàn không mắc bất kỳ bệnh nền nào rõ ràng để giải thích cho triệu chứng. Thật không may, rất nhiều trường hợp bị chẩn đoán sai và trở nên phụ thuộc mãn tính vào thuốc nhuận tràng.

Thực tế, họ có thể mắc phải một trong hai loại táo bón chức năng như sau:

  • Quán tính đại tràng. Đây là một tình trạng đặc trưng bởi sự thiếu hụt ham muốn đại tiện, dẫn đến tần suất đại tiện rất thấp (đôi khi chỉ 1 hoặc 2 lần mỗi tuần). Điều này xảy ra do các cơn co thắt đại tràng kém gây ra hiện tượng trữ phân.
  • Cản trở bài xuất. Đây là một tình trạng mà bệnh nhân có ham muốn đại tiện, nhưng phải rặn quá sức trong quá trình đại tiện. Nguyên nhân có thể là sự thiếu phối hợp của các chuyển động cơ hậu môn (các cơn co thắt và giãn) hoặc các vấn đề cấu trúc như sa trực tràng, hoặc sự kết hợp của cả hai.

Các vấn đề này thường được chẩn đoán sai, khó điều trị, hoặc bị điều trị sai do thiếu hiểu biết về các tình trạng này. Kết quả là những bệnh nhân như vậy hiếm khi bệnh tình thuyên giảm và phải sử dụng thuốc nhuận tràng suốt đời, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ

Hầu hết mọi người không cần phải trải qua các xét nghiệm phức tạp cho những đợt táo bón thỉnh thoảng. Tuy nhiên, bất kỳ triệu chứng nào sau đây cũng có thể báo hiệu một nguyên nhân nghiêm trọng hơn, ví dụ như ung thư đại trực tràng, do đó bạn nên đi khám để được chẩn đoán:

  • Táo bón là một vấn đề mới xuất hiện và dai dẳng, kéo dài hơn 2 tuần
  • Có máu và/hoặc nhầy trong phân
  • Sụt cân mặc dù bạn không ăn kiêng
  • Quá trình đại tiện kèm theo đau dữ dội
  • Bạn trên 50 tuổi với tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng

Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân đe dọa tính mạng như ung thư, sau đó sẽ giúp bệnh nhân điều trị táo bón và tránh các biến chứng gây ra bởi táo bón kéo dài.

Nghiên cứu táo bón như thế nào?

Người phụ nữ đang tư vấn với bác sĩ

Khi nguyên nhân gây táo bón không thể được giải thích bởi sự thay đổi trong chế độ ăn hoặc các nguyên nhân ít nghiêm trọng khác, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: trong trường hợp nghi ngờ mất cân bằng nội tiết tố
  • Phương pháp chụp ảnh và scan (nội soi đại tràng CT hoặc barium) để loại trừ các khối u

Các xét nghiệm chuyên sâu được tiến hành bởi các chuyên gia đại trực tràng phổ biến hơn bao gồm:

  • Ống nội soi (nội soi đại tràng) để kiểm tra ung thư đại trực tràng
  • Đo thời gian vận chuyển trong đường tiêu hóa: Một viên nang chứa "chất đánh dấu" được nuốt và máy x-quang sẽ được sử dụng 5 ngày sau đó. Số lượng và sự phân phối các chất đánh dấu này dọc theo đại tràng và trực tràng đưa ra manh mối về loại táo bón đang gặp phải.
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng: Xét nghiệm bao gồm đo áp suất và phản xạ của hậu môn và trực tràng nhằm phát hiện bất kỳ sự thiếu phối hợp nào có thể góp phần gây ra táo bón
  • Chụp nhu động trực tràng: Một loại chụp x-quang/chụp cộng hưởng từ (MRI) đánh giá chuyển động thực tế của đại tràng và trực tràng trong quá trình đại tiện nhằm tìm kiếm tình trạng sa cơ thắt hậu môn hoặc thiếu sự phối hợp.

Các lựa chọn điều trị hiện có là gì?

Phương pháp điều trị cần được điều chỉnh cho phù hợp với mỗi cá nhân và phụ thuộc vào nguyên nhân cùng mức độ nghiêm trọng của táo bón. Khi điều trị táo bón, mục tiêu là đạt được ít nhất 1 lần đại tiện với phân thành khối mỗi 1 - 3 ngày mà không cần rặn.

Quá trình điều trị bắt đầu với lời khuyên về chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh lượng chất sơ (tránh dư thừa chất xơ vì điều này cũng có thể gây táo bón!) và đảm bảo đủ lượng nước uống vào. Tập thể dục cũng rất quan trọng. Thuốc nhuận tràng cũng hữu ích và cần được điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân. Bạn có thể được kê đơn nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau để đạt được các kết quả khác nhau.

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn cơ thể loại bỏ nước ra khỏi phân để giữ cho phân được mềm. Chúng rút nước từ cơ thể và đưa vào đại tràng, giúp phân mềm hơn.
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối. Đây là các loại thuốc dạng hạt hoặc bột dùng theo đường uống. Chúng giúp phân giữ nước, làm tăng khối lượng và kích thích hoạt động cơ của ruột.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích. Nhóm thuốc này kích thích đại tràng để thúc đẩy quá trình đại tiện. Nhưng chúng thường chỉ được sử dụng như một phương án cuối resort. Sử dụng liên tục có thể khiến đại tràng suy yếu đến mức không thể hoạt động bình thường nếu không có thuốc nhuận tràng.

Đối với các nguyên nhân chức năng đã đề cập ở trên, có thể cần nhiều hơn một phương pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất, do bài tiết (quá trình thải phân) dựa vào hàng loạt các sự kiện phối hợp phức tạp.

May mắn thay, đa số bệnh nhân sẽ hưởng lợi từ các phương pháp bảo tồn như điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng thuốc được điều chỉnh phù hợp. Trong nhiều trường hợp, các bài tập phục hồi chức năng vùng sàn chậu cụ thể (phản hồi sinh học trực tràng - hậu môn) cần thiết để điều chỉnh tình trạng thiếu sự phối hợp của cơ sàn chậu. Tuy nhiên, khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả, phẫu thuật chuyên khoa có thể là phương tiện duy nhất để chỉnh sửa các bất thường về giải phẫu (v.d. sa cơ thắt hậu môn - khi một cơ quan bị trượt hoặc sa ra khỏi vị trí của nó) nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Táo bón và bệnh trĩ

Giấy vệ sinh

Bản thân trĩ là các cấu trúc bình thường trong hậu môn và cần thiết cho sự kiềm chế (khả năng kiểm soát bài tiết chất thải và ngăn chặn rò rỉ).

Thuật ngữ bệnh trĩ thường bị sử dụng sai. Khi trĩ bị sưng, đau hoặc chảy máu, chúng nên được gọi là bệnh trĩ (trĩ sưng phồng) do tình trạng phì đại bất thường. Nếu bạn bị táo bón kéo dài, trĩ có thể phì đại và sưng lên do sự rặn quá mức hoặc do phân cứng gây tổn thương, dẫn đến đau, sưng, chảy máu, hoặc kết hợp nhiều triệu chứng trên.

Tôi điều trị trĩ sưng phồng như thế nào?

Các triệu chứng phì đại trĩ đã đề cập ở trên thường tự biến mất nếu tình trạng táo bón được chấm dứt sớm hoặc thuốc được sử dụng kịp thời. Giữ cho phân thành khối (nghĩa là có kết cấu tốt, không cứng hoặc lỏng) và đại tiện đều đặn, để bạn không cần phải rặn khi giải quyết nỗi buồn. Điều chỉnh lượng chất xơ trong chế độ ăn và uống nhiều nước để đảm bảo phân của bạn được thành khối.

Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón tiếp tục làm khó chịu cho vùng trĩ của bạn, bạn có thể cần sử dụng thuốc, nếu không hiệu quả bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các phần sưng phồng của trĩ.

Trĩ có thể được loại bỏ qua một thủ tục gọi là cắt trĩ. Đây là một cuộc phẫu thuật loại bỏ trĩ nếu các phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn như đặt vòng cao su không hiệu quả. Được thực hiện dưới gây mê toàn thân, các phần sưng phồng sẽ được cắt bỏ bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng và độ nghiêm trọng. Thủ thuật này có thể được thực hiện ngoại trú, bệnh nhân có thể xuất viện vào cùng ngày.

Bài viết liên quan
Xem tất cả