Dr Wee Wei Loong Eric
Bác sĩ nội tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một chứng bệnh tiêu hóa mãn tính ảnh hưởng đến ruột già. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng và đầy hơi, đi kèm với táo bón hoặc tiêu chảy. Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Mắc phải IBS sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết của bạn.
Để kiểm soát IBS cần có cách tiếp cận được cá nhân hóa và không có một phương pháp điều trị "một-mẫu-cho-tất-cả".
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bao gồm sử dụng thuốc và men vi sinh.
Nói chuyện với một bác sĩ tiêu hóa để tìm ra giải pháp hiệu quả để làm giảm các vấn đề bạn gặp phải.
Vào năm 2016, một nghiên cứu y tế ở Singapore cho thấy 20,9% người tham gia nghiên cứu bị IBS, Đây là tỷ lệ cao hơn nhiều so với con số 8,6% vào năm 2004. Tỷ lệ mắc IBS ở Singapore đang gia tăng, có thể là do thức ăn chúng ta sử dụng và mức độ căng thẳng gia tăng trong cuộc sống.
Trong khi có một số giả thuyết nổi tiếng, nghiên cứu khoa học thực sự đằng sau IBS vẫn còn phần nào chưa chắc chắn.
Hiện tượng IBS được cho là do sự nhạy cảm đặc biệt ở ruột già. Các cơn co thắt cơ bắp đưa đẩy thức ăn dọc theo ruột kết gây ra đau bụng. Cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi ruột già chỉ bị căng giãn nhỏ nhất do khí.
IBS cũng có mối liên kết với tình trạng thức ăn di chuyển qua hệ thống quá nhanh (gây ra tiêu chảy) hoặc quá chậm (gây ra táo bón).
Một số giả thuyết khác cho rằng IBS là do các vấn đề về dây thần kinh kết nối não và ruột, khả năng miễn dịch của ruột, hoặc sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Điều mà chúng ta thực sự biết là các triệu chứng của IBS khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp - một số người trải qua đau đớn và táo bón, một số trải qua đau đớn và tiêu chảy, trong khi số khác lại có đợt tiêu chảy và táo bón luân phiên nhau. Các triệu chứng của IBS thường bị kích hoạt bởi nhiều loại thức ăn, căng thẳng, thiếu nghỉ ngơi và thay đổi nội tiết tố.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm:
Nói một cách kỹ thuật, có 4 dạng IBS: IBS đi kèm táo bón (IBS-Constipation), IBS đi kèm tiêu chảy (IBS-Diarrhoea), IBS có xen lẫn táo bón và tiêu chảy (IBS-Mixed), và IBS không thuộc vào các dạng kể trên (IBS-Unclassified). Dạng IBS bạn đang mắc phải phụ thuộc hoàn toàn vào các triệu chứng bạn gặp phải.
Một số ít người có thể trải qua các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng của IBS. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư ruột kết.
Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Mặc dù IBS không phải là một tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng, nhiều người vẫn lo ngại rằng nó sẽ gây suy nhược cho cơ thể. Người bệnh thường lo lắng rằng cơn đau sẽ tệ đến mức họ không thể rời khỏi nhà. Những người khác có thể cảm thấy lo lắng về những đợt tiêu chảy thường xuyên và bất ngờ.
Nếu bạn gặp phải vấn đề này, đừng ngại ngần tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Bạn không đơn độc, và tình trạng bệnh không quyết định con người bạn. Với sự chăm sóc và hướng dẫn chuyên môn thích hợp, IBS do bạn mắc phải có thể được kiểm soát và bạn có thể lấy lại lối sống lành mạnh.
Suy cho cùng, cảm giác căng thẳng vì IBS có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Đến gặp bác sĩ tiêu hóa nếu các triệu chứng bạn gặp phải quá nghiêm trọng hoặc thường xuyên đến mức làm gián đoạn lối sống của bạn. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ về các bước tiếp theo cần thực hiện.
IBS phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ ở cuối độ tuổi đôi mươi.
Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc IBS, nguy cơ bạn mắc phải tình trạng bệnh này sẽ cao hơn so với người không có tiền sử mắc bệnh. Các bác sĩ cũng đã liên kết IBS với trầm cảm, đau nửa đầu, đau cơ xơ (một rối loạn đau cơ bắp mãn tính), các rối loạn hoảng sợ và các tình trạng bệnh lý tâm lý khác.
Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải IBS. Nếu bạn lo lắng, tốt nhất là đi gặp bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ có thể đánh giá đúng cách các triệu chứng của bạn.
IBS không thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X-quang hoặc siêu âm. Các xét nghiệm này giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các vấn đề về đường ruột như bệnh viêm ruột, ung thư và nhiễm trùng. Để có được chẩn đoán chắc chắn về IBS, bác sĩ tiêu hóa phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như tiền sử bệnh lý, các yếu tố nguy cơ và các triệu chứng của bạn.
Các bác sĩ tiêu hóa có thể nhận ra các triệu chứng của IBS khá nhanh. Các xét nghiệm có thể được tiến hành nếu bạn có các dấu hiệu đáng lo ngại chẳng hạn như có máu trong phân, giảm cân không do chủ đích hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Bác sĩ của bạn cũng có thể kiểm tra các tình trạng bệnh lý thường đi kèm với IBS chẳng hạn như trầm cảm, lo âu hoặc đau nửa đầu.
Các xét nghiệm thường được thực hiện bao gồm các xét nghiệm máu (để kiểm tra công thức máu), các xét nghiệm phân (để kiểm tra nhiễm trùng và viêm), nội soi (kiểm tra trực quan hệ thống tiêu hóa) và đánh giá tâm lý.
Nếu lo ngại về các vấn đề không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thức ăn, sẽ hữu ích nếu bạn lập nhật ký về những thức ăn bạn đã ăn, và mối quan hệ của các thức ăn đó với các triệu chứng của bệnh. Thông tin này có thể được trao cho bác sĩ trong quá trình tư vấn.
Sau khi chẩn đoán được xác nhận, bác sĩ của bạn sẽ lập ra kế hoạch điều trị. Kế hoạch này chỉ thuộc về bạn do người này có thể có các tác nhân kích hoạt IBS khác với người kia, chẳng hạn như những loại thức ăn cụ thể hoặc căng thẳng.
Để kiểm soát IBS cần có cách tiếp cận được cá nhân hóa và không có một phương pháp điều trị "một-mẫu-cho-tất-cả". Nhiều khả năng bác sĩ của bạn cũng sẽ đề nghị những thay đổi về chế độ ăn và lối sống. Những thay đổi này bao gồm (nhưng có thể không giới hạn ở một số cách sau):
Bác sĩ cũng có thể kê thuốc điều trị, phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn. Các buổi tái khám thường xuyên để kiểm tra quá trình điều trị và tiến hành các điều chỉnh bổ sung để tối ưu hóa cách điều trị có thể được yêu cầu.
Một số người mắc IBS đặt niềm tin vào các liệu pháp thay thế như liệu pháp châm cứu. Châm cứu được cho là kích thích các dây thần kinh tại các huyệt vị quan trọng trong cơ thể. Điều này làm cho cơ thể giải phóng các hóc-môn đặc biệt có thể làm giảm cơn đau mà chúng ta cảm nhận được.
Chứng cứ ủng hộ việc sử dụng châm cứu để điều trị IBS hiện chưa thực sự hoàn thiện, do một số nghiên cứu cho thấy lợi ích, trong khi số khác lại không cho kết quả rõ ràng. Nếu bạn nghĩ rằng một liệu pháp thay thế đang có tác dụng với mình, bạn có thể muốn tiếp tục với liệu pháp đó chừng nào nó vẫn an toàn.
Trước khi bắt đầu áp dụng một liệu pháp thay thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo liệu pháp này không gây ảnh hưởng xấu đến cách điều trị y tế hiện tại của bạn.
Các loại thức ăn kích hoạt cơn IBS thường khác nhau theo từng đối tượng. Vì vậy, danh sách thực phẩm cần tránh phụ thuộc vào trải nghiệm của chính bạn. Một số loại thức ăn được biết đến là các tác nhân kích hoạt phổ biến. Đó là:
Hãy nhớ rằng mỗi người mắc IBS là duy nhất. Có thể bạn sẽ ăn được hết những món ăn này và không có triệu chứng gì. Cố gắng ghi nhật ký thức ăn để theo dõi loại thực phẩm nào có tác dụng với bạn, loại nào thì không.
Thay vì tập trung vào những thứ mình không thể ăn, hãy tập trung vào những thứ mình có thể ăn! Một khi đã xác định thành công các tác nhân kích hoạt, bạn nên ổn định một chế độ ăn lành mạnh.
Bác sĩ có thể đề nghị chế độ ăn giới hạn FODMAP. FODMAP là một nhóm carbohydrate khó tiêu hóa. Những loại thức ăn không được tiêu hóa này được cho là gây ra các triệu chứng của IBS ở ruột già. Vì vậy, việc ăn theo một chế độ giới hạn FODMAP có thể làm giảm việc sinh ra khí, đầy hơi và đau đớn.
Một số chế độ ăn nhất định có thể giúp cải thiện các triệu chứng của IBS. Một chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan hỗ trợ nhu động ruột của những người gặp phải tình trạng táo bón.
Với những người thường xuyên bị đầy hơi và tiêu chảy, thay vào đó hãy lựa chọn một chế độ ăn ít chất xơ. Tuy nhiên, trước khi hoàn toàn loại bỏ chất xơ ra khỏi chế độ ăn, hãy thử sử dụng một lượng nhỏ chất xơ hòa tan.
Một chế độ ăn không có gluten cũng có thể giúp đỡ những người không dung nạp gluten. Protein này, được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm ngũ cốc, có thể gây tổn thương ruột ở những người không dung nạp gluten.
Cắt giảm các loại thực phẩm giàu chất béo có thể giúp cải thiện các triệu chứng của IBS. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo đặc biệt nguy hại với những người mắc IBS hỗn hợp (có cả táo bón và tiêu chảy).
Một chế độ ăn giới hạn FODMAP hữu ích trong việc giảm thiếu sự sinh ra khí, đầy hơi và tiêu chảy. Theo dõi những loại thực phẩm khiến các triệu chứng của bạn xuất hiện và loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn.
Rượu là một tác nhân kích hoạt IBS phổ biến và là một chất gây kích thích đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là một loại đồ uống phổ biến thường được phục vụ trong các dịp lễ hội và những dịp đặc biệt. Nếu dự định uống rượu, hãy giới hạn lượng cồn uống vào của bạn ở mức 1 hoặc 2 ly rượu vang hoặc bia.
Các lựa chọn giới hạn FODMAP như bia, rượu vang, gin, vodka hoặc whiskey nên được sử dụng một cách điều độ.
Lên tới 30% những người mắc IBS có biểu hiện trầm cảm hoặc lo âu. Điều trị các vấn đề này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của IBS. Kiểm soát căng thẳng có tầm quan trọng tương đương. Thiền, tập thể dục, tư vấn tâm lý, liệu pháp thư giãn và liệu pháp nhận thức - hành vi là một số phương pháp điều trị được áp dụng để kiểm soát căng thẳng.
Quản lý căng thẳng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của IBS.
Bạn muốn thử thiền? Hãy ngồi thoải mái trên một cái ghế, với bàn chân đặt trên sàn, đầu gối gập vuông 90 độ. Giữ lưng thẳng. Nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp độ và chiều sâu của hơi thở. Trải nghiệm lại một kỷ niệm thú vị hoặc cảm nhận những âm thanh xung quanh. Hãy thử cách này 10 phút mỗi ngày.
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng căng thẳng hoặc những cảm xúc của bạn đang làm trầm trọng hơn các triệu chứng của IBS.
Mắc phải IBS sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết của bạn. Trong khi bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để loại trừ ung thư, IBS tự nó không gây tổn hại đến đường ruột của bạn. Nguy cơ ung thư ruột kết của bạn cũng tương tự như ở một người khỏe mạnh không mắc phải IBS.
Bạn cần nắm rõ các triệu chứng của ung thư ruột kết để có thể phân biệt chúng với các triệu chứng của IBS. Đây là những dấu hiệu cảnh báo về khả năng ung thư:
Nguy cơ ung thư ruột kết tăng cao nếu bạn trên 50 tuổi hoặc nếu người thân trong gia đình mắc phải bệnh này. Đến gặp bác sĩ tiêu hóa nếu bạn lo lắng về ung thư ruột kết hoặc nếu các triệu chứng IBS của bạn thay đổi đột ngột.
Việc điều trị IBS có thể khó khăn bởi các tác nhân kích hoạt thường khác nhau tùy theo từng người, và phản ứng của mỗi người với các loại thuốc cũng khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là IBS như một bản án chung thân. Với chẩn đoán đúng đắn và một kế hoạch điều trị được cá nhân hóa, các triệu chứng của IBS có thể được kiểm soát thành công.
Một bác sĩ tiêu hóa có thể tìm ra một giải pháp hiệu quả cho các vấn đề của bạn, và bạn hoàn toàn có thể sống một cuộc sống bình thường, không có các triệu chứng IBS.