Dr Tan Yar Li
Bác sĩ nhãn khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhãn khoa
Kính áp tròng đem lại nhiều sự tiện lợi hơn so với việc đeo kính trong khi đi du lịch, nhưng chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Hướng dẫn của chúng tôi về cách sử dụng kính áp tròng hợp vệ sinh sẽ giúp bạn lập kế hoạch chuyến đi với thị lực tuyệt hảo.
Tiếp xúc với kính áp tròng
Đa số chúng ta đã từng lười biếng tái sử dụng dung dịch ngâm kính vào những đêm mình mệt mỏi, hoặc tháo kính áp tròng bằng những ngón tay đã bẩn.
Hãy tránh bỏ những thói quen này trong tương lai, vì không làm sạch kính một cách đúng đắn hoặc tiếp xúc với kính áp tròng bằng tay bẩn có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, từ đó dẫn đến nhiễm trùng.
Thời gian sử dụng được khuyến nghị
Những người sử dụng kính áp tròng trong nhiều giờ liên tục, hoặc sử dụng chúng quá hạn dùng cần cảnh giác với những khả năng nhiễm trùng mắt. Luôn thay kính áp tròng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Khuyến cáo chung nên sử dụng kính áp tròng sử dụng được trong ngày (daily disposable contact lenses) không quá 12 tiếng, và tuyệt đối không đeo qua đêm.
Rửa sạch kính áp tròng
Rửa kính áp tròng của bạn bằng dung dịch vô trùng thích hợp một lần mỗi ngày. Nhẹ nhàng ma sát tròng kính để làm sạch tốt hơn trong khi rửa.
Đừng tiếc dung dịch; mỗi lần đều sử dụng dung dịch mới trong hộp đựng kính. Không châm thêm dung dịch mới vào dung dịch còn lại để tránh tích tụ vi khuẩn.
Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hãy rửa sạch hộp đựng kính và tráng lại bằng dung dịch mới. Vứt bỏ và thay hộp đựng mới mỗi 3 tháng một lần.
Tránh sử dụng nước như một chất tẩy rửa thay thế
Trong trường hợp này, nước hoàn toàn không phải là một giải pháp, và có thể chứa vi khuẩn và vi rút có khả năng gây nhiễm trùng mắt. Luôn ưu tiên sử dụng dung dịch vô trùng thích hợp.
Cân nhắc kính áp tròng sử dụng được trong ngày
Đối với những bạn muốn tiện lợi tối đa, hãy lựa chọn kính áp tròng sử dụng được trong ngày (daily disposable contact lenses). Loại kính này giúp bạn bỏ qua bước làm sạch và cất giữ kính.
Khám mắt định kỳ mỗi năm
Khám mắt định kỳ rất hữu ích, đặc biệt là với những bạn sử dụng kính áp tròng, để có thể phát hiện tình trạng hao mòn và rách giác mạc.
Người sử dụng kính áp tròng thường có rủi ro bị tổn thương hoặc suy yếu giác mạc do đeo trong thời gian kéo dài. Nếu không tự tin về tình trạng mắt, hãy tham khảo ý kiến từ một bác sĩ nhãn khoa.
Chuẩn bị lên đường đi du lịch? Hãy ghi nhớ những lời khuyên cần thiết này để đảm bảo vệ sinh và chăm sóc kính áp tròng nhé.
Luôn mang theo khăn ướt
Mang theo khăn ướt sát khuẩn, dung dịch sát khuẩn tay, hoặc đến bồn rửa để bạn có thể đeo và tháo kính áp tròng theo cách hợp vệ sinh nhất dù đang ở đâu trong suốt chuyến đi.
Cân nhắc quốc gia và khí hậu
Thay kính áp tròng thường xuyên nếu bạn đang ở tại các thành phố hoặc những khu vực khác có nhiều bụi bặm, đất cát, và khói. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng kính áp tròng sử dụng được trong ngày (daily disposable contact lenses) để tiện lợi và giảm rủi ro nhiễm trùng, vì sẽ không có những mối bận tâm liên quan đến việc làm sạch và cất giữ kính. Nếu đang ở trong môi trường khí hậu khô, hãy đóng gói theo các loại thuốc nhỏ mắt bôi trơn để làm ẩm mắt vì mắt có thể trở nên rất khô trong điều kiện như vậy.
Đóng gói cả toa thuốc
Nếu đang trong một chuyến đi đến một địa điểm xa xôi, hãy đem theo cả toa thuốc phòng trường hợp có rào cản về ngôn ngữ. Bạn vẫn có thể tiếp cận một bệnh viện mắt nếu cần một cặp kính áp tròng khẩn cấp. Nhưng tốt nhất vẫn là hãy mang theo dư một vài cặp kính áp tròng.
Đeo kính gọng
Thậm chí nếu bạn không thể mơ ước rằng mình sẽ phá hỏng những tấm ảnh tự sướng với kính gọng, hãy đóng gói chúng cho những tình huống bất ngờ và để sử dụng thay thế.
Mắt cần nghỉ ngơi sau khi đã đeo kính một ngày dài, hoặc nếu bạn đang muốn ngủ một giấc trên chuyến tàu dài.
Tránh đeo kính áp tròng cho các hoạt động dưới nước
Giơ tay lên nào nếu bạn đã từng bơi lội với kính áp tròng dù đang ở độ sâu của đại dương hay hồ bơi của khách sạn. Mặc dù tiện lợi là một điều hấp dẫn, bạn lại có rủi ro bị nhiễm nấm và vi khuẩn ở mắt. Nếu thật sự cần phải đeo kính áp tròng cho các hoạt động dưới nước, lựa chọn sẽ là sử dụng một cặp kính áp tròng dùng được trong ngày (daily disposable contact lenses) và vứt chúng sau khi xong. Bạn cũng có thể đeo kính áp tròng thường xuyên (nếu là loại dùng hàng tuần hoặc hàng tháng), và thay một cặp mới sau khi chơi.
Mang theo dư một ít
Nếu làm rơi kính xuống một con hẻm hoặc vỉa hè, đừng cố gắng tái sử dụng—vi khuẩn vẫn có thể còn ở cả hai mặt kính. Thay vào đó, hãy mang cặp dự phòng, hoặc hai cặp, trong lúc đi du lịch.
Cho dù đã cố gắng hết sức để giữ tay được sạch sẽ và giữ mắt an toàn. Dưới đây là một vài bệnh lý về mắt phổ biến có thể xuất hiện.
Viêm kết mạc và các bệnh nhiễm trùng mắt khác
Ở mức độ cơ bản nhất, kính áp tròng dơ bẩn có thể gây kích ứng mắt và sự khó chịu, nhưng những vấn đề này có thể nhanh chóng phát triển thành những bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp như viêm kết mạc (còn được biết đến với cái tên ‘viêm mắt đỏ’).
Khi các tác nhân gây kích ứng như khói, bụi bẩn, và thậm chí là mỹ phẩm tích tụ trên kính, mắt bạn có thể bị đỏ, ngứa, hoặc trải nghiệm cảm giác đau rát. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thuốc nhỏ mắt kháng sinh được kê toa bởi bác sĩ có thể là cần thiết.
Khô mắt
Trong điều kiện khí hậu khô, mắt bạn có thể trải nghiệm cảm giác đỏ và kích ứng nhiều hơn bình thường nếu đang đeo kính áp tròng.
Lẹo mắt
Một bệnh nhiễm trùng phổ biến khác là lẹo mắt—một bệnh nhiễm trùng vùng địa phương trong hoặc trên mí mắt trông giống một nhọt hoặc mụn. Bạn có thể cảm thấy cả đau đớn và gia tăng độ nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bị lẹo mắt, hãy ngừng đeo kính áp tròng ngay lập tức.
Loét giác mạc
Đeo kính áp tròng bẩn trong khoảng thời gian kéo dài có thể gây loét và trầy xước giác mạc, khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Nếu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy tham khảo ý kiến nhân viên y tế ngay lập tức:
Nếu có thắc mắc liên quan đến sức khỏe của đôi mắt của mình, hoặc nếu đang gặp phải sự khó chịu kéo dài, hãy liên lạc với bác sĩ nhãn khoa để đăng ký một đợt kiểm tra mắt.