Dr Wong Siew Wei
Bác sĩ nội ung bướu
Bác sĩ nội ung bướu
Thuyên giảm ung thư là một thuật ngữ dùng để mô tả thời điểm ung thư được kiểm soát hoàn toàn hoặc một phần. Có 2 trường hợp ung thư tái phát sau khi thuyên giảm.
Đầu tiên là khi ung thư quay trở lại dù đã phẫu thuật, xạ trị hoặc điều trị y tế bổ sung với mục đích chữa khỏi bệnh.
Trường hợp thứ hai xảy ra khi một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn 4, sau khi trải qua quá trình điều trị, khối u giảm kích thước hoặc biến mất khi chụp, chỉ xuất hiện trở lại trong lần chụp tiếp theo.
Sự thuyên giảm ung thư có thể có 2 loại chính, tùy thuộc vào tiên lượng ban đầu của bệnh nhân.
Những bệnh nhân được điều trị với mục đích chữa bệnh như điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, có cơ hội khỏi bệnh cao hơn đáng kể, một số ước tính cho thấy khả năng này lên tới 90%. Trong trường hợp này, nếu sự thuyên giảm hoàn toàn được duy trì trong 3 – 5 năm thì khả năng thuyên giảm bệnh kéo dài suốt đời tương ứng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, tái phát muộn có thể xảy ra đối với một số loại bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tinh hoàn và thận.
Đối với một bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn 4, bệnh được coi là đã thuyên giảm khi tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư đã biến mất, việc khám và xét nghiệm không phát hiện dấu vết của bệnh ung thư – hay còn gọi là không có bằng chứng về bệnh (No evidence of disease - NED). Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ hy vọng rằng bệnh ung thư đã được chữa khỏi nhưng không thể chắc chắn cho đến khi được theo dõi trong nhiều năm tiếp theo.
Định nghĩa này khác nhau tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Đối với bệnh ung thư giai đoạn 4, sự thuyên giảm không đồng nghĩa với việc không bị ung thư. Các chuyên gia y tế chỉ có thể kết luận rằng bệnh ung thư giai đoạn 4 của bệnh nhân đang được kiểm soát và chưa “chữa khỏi”.
Ví dụ, ở bệnh ung thư thận giai đoạn 4, một tỷ lệ bệnh nhân có thể có phản ứng rất tốt với phương pháp điều trị dựa trên liệu pháp miễn dịch, có tới 10% - 15% bệnh nhân có phản ứng hoàn toàn khi chụp quét, nghĩa là các bác sĩ không thấy bất kỳ một chỉ dấu ung thư nào. Những người này có thể vẫn khỏe mạnh ngay cả sau khi ngừng điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể khẳng định rằng họ đã khỏi bệnh vì bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối.
Trong tình huống khác, khi bệnh ung thư được điều trị với mục đích chữa bệnh thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn rất nhiều và thậm chí có thể lên tới 90%. Trong bối cảnh này, các bác sĩ có thể nói rằng bệnh nhân không bị ung thư sau khi không tái phát trong 3 - 5 năm.
Ung thư tái phát là sự xuất hiện trở lại của bệnh ung thư ở những bệnh nhân đã thuyên giảm và nguyên nhân là do sự loại bỏ không hoàn toàn các tế bào ung thư trong quá trình điều trị ban đầu. Một số tế bào ung thư có thể tồn tại sau khi điều trị và không bị phát hiện thông qua các xét nghiệm. Theo thời gian, những tế bào ung thư này có thể tiếp tục phát triển và trở nên đủ lớn để có thể phát hiện được. Nhìn chung, ung thư tái phát có tính chất ác tính cao hơn và thường đòi hỏi một phác đồ điều trị khác.
Có 3 loại tái phát ung thư dựa trên vị trí và mức độ lây lan:
Đôi khi, một dạng bệnh ung thư mới có thể phát triển ở những người có tiền sử ung thư trước đó. Đây được gọi là ung thư nguyên phát thứ hai.
Ung thư nguyên phát thứ hai là một loại ung thư phát triển riêng biệt ở một người trước đây đã từng được chẩn đoán và điều trị một bệnh ung thư khác và nó có thể xảy ra ở cùng một bộ phận hoặc một bộ phận khác của cơ thể. Nguy cơ mắc ung thư nguyên phát thứ hai tăng lên có liên quan đến tiền sử ung thư, đột biến gen, việc tiếp xúc với các yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt.
Khi ung thư tái phát sau khi đã thuyên giảm có thể khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, hụt hẫng và đau khổ. Dưới đây là một số bước để giúp đối phó với tình huống này:
Điều quan trọng là phải thành thật với bản thân và những người thân yêu về cảm giác và cảm xúc của mình. Bạn hãy nói chuyện với họ về cảm giác của bạn và những gì bạn đang trải qua. Bạn cũng có thể cân nhắc việc tham gia các nhóm hỗ trợ dành cho những người bị ung thư tái phát.
Điều quan trọng là phải theo sát đội ngũ y tế của bạn và tham dự tất cả những lần khám đã lên lịch. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị và những việc làm chăm sóc cần thiết. Họ cũng có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải trong quá trình điều trị.
Có nhiều lựa chọn phương điều trị khác nhau cho bệnh tái phát ung thư, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và liệu pháp miễn dịch. Các bác sĩ có thể thảo luận về các lựa chọn với bạn và giúp xác định phương pháp điều trị tốt nhất. Điều quan trọng là bạn phải được thông báo và được đặt câu hỏi về các phương pháp điều trị có sẵn cho bạn.
Đối mặt với sự tái phát của ung thư có thể gây căng thẳng về mặt cảm xúc và tinh thần. Điều cần thiết là phải chăm sóc sức khỏe tinh thần và tình cảm của bạn trong thời gian này. Hãy cân nhắc gặp một nhà trị liệu hoặc cố vấn để giúp bạn quản lý cảm xúc và sức khỏe tinh thần của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ, Trung tâm Ung thư Parkway tại Singapore cung cấp một dịch vụ tư vấn và hỗ trợ ung thư phi lợi nhuận có tên là CanHOPE.
Chăm sóc sức khỏe thể chất của bạn cũng quan trọng không kém trong quá trình tái phát ung thư. Đảm bảo duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ. Những hoạt động này có thể giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn trong quá trình điều trị.
Đối phó với tình trạng ung thư tái phát không hề dễ dàng nhưng có thể kiểm soát được bằng hệ thống hỗ trợ và thực hành phù hợp. Đừng ngần ngại nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa ung thư để nhận được sự giúp đỡ và điều trị mà bạn cần.