-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Hầu hết mọi người đều có khả năng bị một vết thương hở nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các tai nạn trong gia đình có khả năng xảy ra ở mức độ nhỏ và dễ dàng điều trị tại nhà, thì vẫn có những trường hợp vết thương hở cần được chăm sóc khẩn cấp hơn. Những trường hợp này bao gồm các vết thương nghiêm trọng mất nhiều máu hoặc gãy xương.
Vết thương hở là tổn thương mô, thường với các đặc điểm là da bị rách và các mô bên trong bị lộ ra ngoài. Những vết thương có thể từ trầy xước hoặc đầu gối bị sướt da, đến các vết cắt bởi các vật sắc nhọn như dao hoặc các dụng cụ có lưỡi cắt.
Trái ngược lại, là một vết thương kín, mô tổn thương và máu chảy nhưng xảy ra bên dưới bề mặt lớp da không bị rách. Những vết bầm tím là các ví dụ về vết thương kín.
Hầu hết thời gian, các vết thương hở chỉ ở mức độ nhỏ và lành mà không cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, có những trường hợp vết thương nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải khâu và được chăm sóc y tế để có thể lành lặn.
Trong các trường hợp như thế này, bạn cần phải xác định xem có cần được điều trị y tế ngay lập tức không, khi mà nguy cơ nhiễm trùng tăng theo thời gian vết thương bị bỏ hở.
Vết thương hở có thể được phân loại thành 5 loại khác nhau.
Trầy xước xảy ra khi da của bạn cọ xát hoặc bị ma sát vào một bề mặt rắn và/hoặc sần sùi, chẳng hạn như khi té ngã trên đường. Loại vết thương hở này, da bị rách và thường chảy ít máu. Các vết trầy xước cần được làm sạch các cặn bẩn kĩ lưỡng, như cát hoặc các vật thể khác, và áp dụng các bước điều trị để chống nhiễm trùng.
Vết đâm thường là một lỗ nhỏ xuyên trên mô. Những vết thương này có thể đượctạo ra bởi bất cứ vật gì, từ những thứ nhỏ như kim hoặc đinh, cho đến những thứ lớn hơn như dụng cụ đục đá hoặc dao. Tương tự, vết đâm có thể nông hoặc sâu, với những vết đâm sâu thường có nguy cơ chảy máu nhiều hơn hoặc gây tổn thương các mô và cơ quan.
Rách da xảy ra khi một lượng da và mô bên dưới bị xé rách một phần hoặc hoàn toàn. Đây thường là kết quả của những tai nạn nặng như bị thú tấn công hoặc tai nạn giao thông.
Các vết cắt và rách da miêu tả những vết rách hoặc hở trên da, thường do những vật có viền sắc gây nên như dao bếp, dao cạo và kéo. Các vết thương như thế này có thể gây chảy máu nhiều.
Mức độ khẩn cấp của một chấn thương phần lớn phụ thuộc vào độ dài, độ sâu và vị trí của vết thương, cũng như mức độ nặng của tình trạng mất máu. Tìm sự giúp đỡ y tế ngay tại Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) của bệnh viện nếu vết thương của bạn rộng, rách nham nhở, sâu và mất máu liên tục.
Các biểu hiện dưới đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài các biểu hiện này, nguyên nhân gây ra vết thương cũng rất quan trọng. Nếu đây là kết quả của một vết cắn từ thú hoặc vật thể bẩn/gỉ sét, bạn có thể cần một mũi tiêm phòng uốn ván hoặc dại ngoài việc dùng thuốc kháng sinh dạng uống.
Đối với trẻ em đã được tiêm chủng, các vết thương này vẫn cần được khám và đánh giá bởi chuyên gia y tế.
Nếu có nghi vấn, luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá để biết vết thương có cần phải khâu không.
Biết được cách áp dụng sơ cứu đúng cách có thể làm giảm mất máu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưới đây là các bước hướng dẫn chăm sóc cơ bản bạn có thể thực hiện trong khi di chuyển đến UCC
Khâu là một trong những phương pháp phổ biến nhất để khép một vết thương. Các mũi khâu giúp cầm máu, bảo vệ các mô bên dưới, giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm sẹo. Các phương pháp khác bao gồm kẹp phẫu thuật và chất kết dính đóng da.
Để điều trị các vết thương nhỏ tại nhà, đầu tiên rửa tay, sau đó vệ sinh vết thương kỹ lưỡng với nước sạch hoặc nước muối để loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn. Bạn có thể cần sử dụng nhíp để loại bỏ các hạt vật chất nếu chúng không thể dễ dàng được rửa sạch.
Tiếp theo, thấm khô vết thương nhẹ nhàng và khử trùng vết thương bằng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Hoàn tất việc chăm sóc bằng một miếng băng cá nhân vô trùng hoặc một miếng gạc y tế được cố định bằng băng dính phẫu thuật. Giữ khu vực này khô và vệ sinh cùng thay băng hàng ngày trong vài ngày cho đến khi lành hẳn.
Nêu vết thương không ngừng chảy máu, không có dấu hiệu lành hoặc có chiều hướng xấu đi, đến ngay bệnh viện để được tư vấn hoặc điều trị y tế kịp thời.
Các vết thương nghiêm trọng hơn cần sự chăm sóc của chuyên gia y tế để vệ sinh và điều trị đúng cách. Việc này có thể bao gồm làm sạch vết thương, một phương pháp làm sạch tỉ mỉ bằng các cách khác nhau, sau đó là đóng vết thương bằng keo dán da, chỉ tự tiêu hoặc chỉ phẫu thuật thông thường.
Tùy vào tính chất của vết thương và nguy cơ nhiễm trùng, nó có thể được để hở, băng bó và che lại, hoặc được nhồi gạc.
Bạn cũng có thể được chỉ định thuốc giảm đau để kiểm soát đau nhức và thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Có hai loại chỉ khâu chính – chỉ tự tiêu và chỉ không tự tiêu.
Chỉ tự tiêu không cần phải được lấy ra vì chúng nhanh chóng bị phân hủy và mất đi khả năng bám giữ trong khoảng 5-60 ngày. Các loại chỉ này được sử dụng thông dụng hơn cho những vết thương bên trong cơ thể.
Chỉ không tự tiêu có thể bền từ 6 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào loại và kích cỡ của vết thương. Chúng sẽ cần được loại bỏ bởi chuyên gia y tế một khi vết thương đã lành. Các loại chỉ này được sử dụng thông dụng hơn cho các vết thương bên ngoài, và rất có thể đây là loại bạn sẽ phải sử dụng.
Đừng lo lắng - thuốc gây tê sẽ được thoa lên vết thương để bạn không phải trải qua cảm giác đau đớn. Khu vực chỉ khâu sau đó sẽ được phủ bởi gạc y tế và băng.
Các mũi khâu sẽ được loại bỏ sau một khoảng thời gian từ 4-14 ngày. Chỉ khâu vùng mặt thường được lấy ra sau không quá 7 ngày do vùng này có tốc độ chữa lành nhanh hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Chỉ khâu trên các chi thường có thời gian phục hồi lâu nhất và có thể kéo dài quá 14 ngày.
Bác sĩ sẽ tư vấn chính xác khi nào chỉ khâu sẽ được tháo ra. Trong một số trương hợp, việc tháo chỉ sẽ được chia ra nhiều lần. Nghĩa là không phải tất cả các mũi khâu trên một vết thương sẽ được lấy ra cùng lúc.
Bạn có thể dự đoán việc lấy chỉ khâu được thực hiện như sau:
Gặp bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau:
Sau khi vết thương được khâu lại, chăm sóc đúng cách là điều bắt buộc để vết cắt lành lặn và không bị nhiễm trùng.
Dưới đây là một số lời khuyên tổng quát cho bạn:
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn lo lắng về vết sẹo, hãy tìm hiểu ý kiến của bác sĩ về các loại kem hoặc thuốc bôi được khuyến khích. Bảo vệ vết sẹo khỏi ảnh nắng mặt trời bằng kem chống nắng và che chắn bằng quần áo dài.
Tuy nhiên, nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về mức độ nghiêm trọng của vết thương, hãy đến UCC để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Hãy ưu tiên phòng ngừa!
Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra thương tích và vết thương hở, luôn luôn có các biện pháp phòng ngừa trong tất cả mọi việc bạn làm. Điều này bao gồm có những bước cẩn trọng để bảo vệ trẻ em khỏi các góc bàn, lưu trữ các vật dụng sắc nhọn một cách an toàn, sử dụng các vật phẩm chống kẹp cửa, sử dụng vật liệu chống trơn trượt dưới thảm sàn, và giữ sạch các lối đi để hạn chế nguy cơ vấp ngã. Hãy ngăn chặn các sự cố không may xảy ra!
Trong các trường hợp khẩn cấp y tế tại Singapore, bạn cũng có thể gọi +65 6473 2222 để gọi xe cứu thương và được chuyển đến bệnh viện gần nhất hoặc bệnh viện do bạn lựa chọn. Tìm hiểu thêm về dịch vụ cấp cứu tại Parkway.