Dr Lim Jit Fong
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nếu bạn có tình trạng đi cầu không thường xuyên, hoặc cảm thấy khó khăn trong việc tống phân ra ngoài, đây có thể là dấu hiệu của chứng đi cầu khó đầu (dys-synergic defaecation). Tình trạng này là gì, và làm thế nào để phân biệt nó với bệnh táo bón do chuyển vận chậm?
DD là một tình trạng trong đó một người rặn quá mức để bắt đầu việc đi cầu và cực kỳ khó khăn để hoàn thành. Nhiều người bị DD không nhận ra rằng họ gặp phải vấn đề này cho đến khi họ xuất hiện các biến chứng từ nhiều năm rặn quá mức. Những người này rặn quá mức vì họ không thể phối hợp các cơ hỗ trợ việc đại tiện. Sự co và giãn cơ này dẫn đến việc không thể tống phân bình thường ra ngoài qua hậu môn. Cơ sàn chậu và các cơ hậu môn về mặt cấu trúc là bình thường ở những người mắc chứng DD.
DD cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác: anismus (tư thế ngồi xổm đi cầu), đại tiện tắc nghẽn, chứng rối loạn chức năng cơ sàn chậu (pelvic floor dyssynergia) và hội chứng mâu thuẫn cơ thắt trực tràng (puborectalis paradoxus syndrome). Hầu hết các thuật ngữ này có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Một vài biểu hiện phổ biến hơn ở những người mắc bệnh DD không được điều trị là các vết nứt hậu môn, sa trực tràng, và thoát vị trực tràng.
Nếu như bạn nghi ngờ rằng mình có thể mắc phải DD, hãy tham vấn một bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán.
Bệnh nhân mắc chứng STC thường có xu hướng đi đại tiện ít hơn 1 lần mỗi 3 ngày, trong khi bệnh nhân DD thường có chuyển động ruột thường xuyên nhưng gặp khó khăn trong việc hoàn thành việc đi cầu. Thông thường, các bệnh nhân STC và DD có các triệu chứng tương tự, như đau quặn bụng và đầy hơi, tuy nhiên phương pháp điều trị có thể hoàn toàn khác biệt cho hai tình trạng này.
Các nguyên nhân vẫn chưa được biết đến, nhưng được cho là do yếu tố ngẫu nhiên của việc học cách đi cầu. Mỗi trẻ sơ sinh học được cách thức đi cầu của mình khi được yêu cầu ngồi lên 'bô'. Cách thức này sẽ lưu lại suốt đời trừ khi họ có thể học lại một cách thức tốt hơn.
Đối với một người bình thường, việc bắt đầu đi cầu là một cảm giác trướng ở trực tràng. Theo sau đó là sự thư giãn tạm thời của cơ thắt hậu môn để cho phép các dây thần kinh chuyên hoá trong hậu môn xác định bản chất của nội dung - cho dù dạng rắn, dạng lỏng, hoặc dạng khí. Thông điệp sẽ được gửi đến não và người đó sẽ quyết định xem đây có phải thời điểm hợp lý để đi cầu và tìm kiếm một nhà vệ sinh.
Trong nhà vệ sinh, người đó sẽ chọn dáng thế yêu thích (ngồi xổm hoặc ngồi bệt) và một sự phối hợp phức tạp giữa việc co các cơ bụng và cơ vùng chậu (để đẩy nội dung ra khỏi trực tràng) cùng với việc thả lỏng cơ thắt hậu môn (để mở hậu môn và cho phép nội dung tống ra ngoài) cho phép thực hiện hành động đi cầu. Chuỗi hành động này sau đó được lặp lại vài lần cho đến khi quá trình đi cầu kết thúc.
Ở bệnh nhân DD, có thể có bất thường ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đi cầu, từ việc cảm nhận sự trướng ở trực tràng đến việc mở khẩu hậu môn. Khi có khó khăn trong việc tống phân ra khỏi trực tràng, bệnh nhân sẽ tăng rặn bụng quá mức để ép phân ra ngoài. Tình trạng này thỉnh thoảng xảy ra thứ phát sau các tình trạng sức khỏe về cơ thể hoặc thần kinh, như các bệnh nhân mắc chứng viêm khớp xương ở hông và đầu gối, hoặc các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.
Có các đề xuất cho rằng khoảng 20% số người không có vấn đề về ruột cũng mắc phải tình trạng DD ở một mức độ nhất định. Không phải tất cả sẽ phát triển các vấn đề, tuy nhiên DD thường được nhận thấy ở các bệnh nhân mắc chứng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, và thoát vị trực tràng. Những người cần rặn rất mạnh để đi cầu có thể đang mắc phải tình trạng DD.
Nhiều bệnh nhân có các triệu chứng đau quặn bụng và đầy hơi được giải tỏa bằng việc đi cầu. Tuy nhiên, bệnh nhân điển hình sẽ phải ngồi ngồi hoặc xổm trong nhà vệ sinh trong một khoảng thời gian rất dài (lên đến 30 phút trong một số trường hợp) và cần rặn rất mạnh trước khi phân có thể tống ra ngoài. Một số người nói rằng họ rặn đến mức mồ hôi vã ra. Một khi phân bắt đầu đi qua hậu môn, thường việc hoàn thành đi cầu sẽ gặp ít khó khăn hơn.
Do rặn nhiều lần, nhiều người phàn nàn cảm giác nặng hoặc đau ở xung quanh hậu môn sau khi đi cầu. Một số người cảm thấy cảm giác tống không hết phân trực tràng, cho dù đã rặn trong vòng nửa tiếng. Một số người khác cảm thấy đau quặn sâu bên trong vùng chậu, nhiều khả năng từ chứng co thắt thành trực tràng, do rặn bụng nhiều lần liên tiếp.
Do DD và STC không loại trừ lẫn nhau, một số bệnh nhân DD cũng có chuyển động ruột không thường xuyên và các triệu chứng táo bón khác.
Trụ cột trong điều trị DD là các bài tập hồi phục sinh lý (biofeedback) vùng hậu môn và trực tràng (vật lý trị liệu phục hồi chức năng vùng chậu cùng với các biến đổi về chế độ ăn và lối sống) có hoặc không sử dụng thuốc. Các bài tập hồi phục sinh lý vùng hậu môn và trực tràng nhắm đến việc điều chỉnh các vấn đề về phối hợp cơ của các cơ vùng chậu, cũng như tạo nên các cơ chế giải quyết đối với các bệnh nhân mắc DD. Phẫu thuật được dành riêng cho các bệnh nhân đã phát triển các bất thường cấu trúc như một biến chứng của DD kéo dài, như các bệnh sa trực tràng và thoát vị trực tràng.
Các bài tập hồi phục sinh lý vùng hậu môn và trực tràng đã được chứng minh giúp cải thiện các khía cạnh khác nhau về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, với sự cải thiện bền vững ở 71% bệnh nhân sau một năm điều trị. Phương pháp này xâm lấn tối thiểu, không có biến chứng và có thể được lặp lại.
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu như bạn đang tìm kiếm các phương thức điều trị chứng đi cầu khó đầu hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.