Chứng Eczema Và Cách Để Quản Lý Hiệu Quả Hơn

Nguồn: Shutterstock

Chứng Eczema Và Cách Để Quản Lý Hiệu Quả Hơn

Cập nhật lần cuối: 23 Tháng Tám 2018 | 4 phút - Thời gian đọc

Bạn có biết rằng Singapore có một trong những tỉ lệ mắc bệnh eczema cao nhất trên toàn châu Á?

Hãy hỏi thử mọi người ngồi cùng bàn trong lần tới bạn đi cà phê với bạn bè, rất có khả năng ít nhất một trong số họ sẽ biết ai đó đang mắc, hoặc bản thân họ đang phải chịu đựng chứng eczema (chàm). Đó là minh chứng cho mức độ phổ biến của eczema ở Singapore. Thực tế cho thấy Singapore có một trong những tỉ lệ mắc bệnh eczema cao nhất trên toàn châu Á.

Chứng Eczema/Viêm Da Cơ Địa Là Gì?

Eczema - Viêm da cơ địa là gì?

Eczema là một bệnh lý viêm nhiễm có biểu hiện là làn da khô và ngứa ngáy, thường kèm theo đỏ và bong tróc. Vùng bị ảnh hưởng thường là mặt, các nếp gấp của cánh tay và chân, cũng như vùng cổ và ranh giới chân tóc. Đôi khi, tình trạng này khiến bạn khó chịu, khổ sở, và gây căng thẳng trong xã hội.

Bệnh lý thường khởi phát từ thời thơ ấu và tình trạng có thể cải thiện khi bạn trưởng thành hơn, tuy nhiên bạn có thể gặp phải các đợt bệnh bùng phát xen kẽ xuyên suốt giai đoạn trưởng thành.

Nếu không được điều trị, tồn tại rủi ro nhiễm trùng da xuất hiện và hiện tượng dày các vùng da bị ảnh hưởng, một tình trạng được gọi là địa y hoá (lichenification), có thể gây ra sự dày và sẫm màu không mong muốn của làn da.

Nguyên Nhân Gây Ra Chứng Eczema Là Gì?

Nhiều nhân tố được cho là gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng eczema. Niềm tin hiện tại là bệnh lý này được gây ra bởi sự tổng hợp của các nhân tố, chẳng hạn như di truyền, các yếu tố kích hoạt từ môi trường, căng thẳng, và chức năng bất thường của hệ thống miễn dịch. Hãy cùng xem xét kỹ hơn những nhân tố này.

Di Truyền

Không may, có một ảnh hưởng di truyền mạnh mẽ đối với eczema. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ hoặc bất kỳ họ hàng nào của bạn mắc bệnh eczema, hoặc bất kì dạng bệnh nhạy cảm (dị ứng) nào như bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng, khả năng cao là bạn cũng có thể phát triển một trong những bệnh trạng này. Chưa có lý giải cho sự liên quan này, nhưng những đứa trẻ có mẹ nhiều tuổi hơn khi sinh được cho là có xu hướng mắc bệnh eczema.

Các Dị Nguyên

Các dị nguyên như con mạt bụi nhà, lông thú cưng, phấn hoa, và nấm mốc là những yếu tố kích hoạt nổi tiếng có thể làm tình trạng eczema nặng thêm.

Cực Đoan Về Nhiệt Độ Và Độ Ẩm

Sự dao động cực đoan về nhiệt độ và độ ẩm có thể làm tình trạng eczema của bạn trở nên tồi tệ hơn, vậy nên hãy mang theo các loại kem dưỡng ẩm khi đi đến các vùng khí hậu khác nhau.

Các Chất Gây Kích Ứng

Xà phòng, dầu gội, nước hoa, đồ trang điểm, và cả chlorine trong nước bể bơi đều có thể làm bệnh eczema nặng thêm.

Thực Phẩm

Các sản phẩm từ sữa, hạt dinh dưỡng, lúa mì và các sản phẩm từ đậu nành là những thực phẩm thường được cho là tác nhân gây ra những đợt eczema bùng phát.

Căng Thẳng

Rất phổ biến khi các bệnh nhân mắc eczema cho biết tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn trong những giai đoạn căng thẳng cao độ tại nơi làm việc hoặc trường học. Họ thường nhận thấy bệnh eczema của mình cải thiện vào cuối của một học kỳ thi hoặc ngày dự án phải nộp bài.

Nội Tiết Tố

Các bệnh nhân nữ đôi khi có thể nhận thấy chứng eczema của họ trở nên tồi hơn trong những giai đoạn thay đổi nội tiết tố, như khi mang thai hoặc ở những thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt.

Liệu Chứng Eczema Của Tôi Có Thể Chữa Dứt Điểm Được Không?

Eczema - Liệu nó có thể chữa dứt điểm được không?

Mặc dù ai cũng mong muốn, chúng ta vẫn chưa tìm ra phương thức chữa trị dứt điểm eczema. Tuy nhiên, với cách điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt chứng eczema của mình.

Làm Thế Nào Để Tôi Có Thể Kiểm Soát Tốt Chứng Eczema Của Mình?

Giữ Ẩm Cho Da Của Bạn

Chìa khóa để quản lý tốt eczema là dưỡng ẩm, dưỡng ẩm, và dưỡng ẩm không ngừng. Khi da được giữ ẩm tốt, hàng rào phòng thủ của da được duy trì tốt và khả năng da bị kích ứng sẽ được giảm xuống đáng kể. Sử dụng loại kem dưỡng ẩm không hương liệu và ít gây dị ứng, và nhớ thoa một lượng vừa đủ sau khi tắm và trước khi đi ngủ, để bù đắp lại lượng ẩm đã mất xuyên suốt ngày, đồng thời da có cơ hội sửa chữa lại chính nó tốt hơn.

Thực Hành Những Thói Quen Tắm Rửa Thân Thiện Với Eczema

Các thói quen tắm rửa thân thiện với Eczema

Có nhiều điều bạn cần chú ý khi tắm rửa để tránh khiến eczema bùng phát.

  • Mặc dù tắm trong nước nóng tạm thời có thể xoa dịu cơn ngứa, điều này thực chất lại khiến da khô hơn, dẫn đến cơn ngứa quay trở lại và tình trạng eczema trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là tắm bằng nước hơi ấm.
  • Sử dụng sữa tắm và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Các loại xà phòng mang tính chất quá mạnh sẽ lấy đi các lớp dầu và ẩm tự nhiên của da, khiến cho tình trạng da của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy sử dụng các sản phẩm không chứa xà phòng, hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ dành riêng cho da nhạy cảm.
  • Tránh chà xát da mạnh bằng khăn vì làm như vậy sẽ gây tổn thương da và làm nó bị kích ứng hơn. Thay vào đó, hãy thấm khô da mình một cách nhẹ nhàng.
  • Dưỡng ẩm cho da của bạn ngay khi da đã khô.

Tránh Xa Các Yếu Tố Kích Hoạt Bệnh

Mặc dù bạn nên cố gắng sống một cuộc đời bình thường nhất có thể, điều quan trọng là tránh xa các yếu tố kích hoạt và tác nhân gây bệnh đã được xác định.

Thực Phẩm - Học cách tránh các món ăn, mà thông qua trải nghiệm cá nhân, đã biết là tác nhân khiến eczema của bạn trở nặng.

Cháy Nắng - Cố gắng tránh bị cháy nắng. Sự tổn hại do ánh nắng gây ra cho da có thể khiến tình trạng eczema tồi tệ hơn.

Các Dị Nguyên - Tránh tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách đảm bảo môi trường sống của bạn luôn sạch sẽ và càng ít bụi càng tốt.

Bác Sĩ Của Tôi Sẽ Điều Trị Bệnh Eczema Bằng Cách Nào?

Eczema - Phương pháp điều trị

Nếu nghi ngờ mắc bệnh eczema, hãy gặp bác sĩ để có một chẩn đoán xác nhận và từ đó nhận được phương thức chữa trị phù hợp.

Bất kỳ khi nào bạn gặp phải một đợt bùng phát cấp tính, bác sĩ có thể kê toa dung dịch bôi ngoài da chứa steroid. Giải pháp này thường được sử dụng chung với các loại kem dưỡng ẩm và một vài thuốc chống dị ứng.

Bác sĩ cũng có thể kê toa kháng sinh hoặc phương thức điều trị kháng nấm nếu một đợt nhiễm trùng da tiềm ẩn được chẩn đoán.

Nếu bệnh eczema của bạn đặc biệt khó trị hoặc tái phát thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ về các xét nghiệm dị ứng để xác định các yếu tố kích ứng khả dĩ gây lên những đợt bùng phát bệnh.

Nhớ rằng, đừng bỏ cuộc nếu bạn mắc bệnh eczema. Mặc dù gây khó chịu và bực bội, nó có thể được kiểm soát rất tốt bằng phương pháp điều trị và cách chăm sóc phù hợp. Đừng chịu đựng trong im lặng hay để bệnh đeo bám. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ sớm và bắt đầu thực hiện những bước đầu trên con đường hồi phục cho bản thân.

Bài viết liên quan
Xem tất cả