Dr Tan Yar Li
Bác sĩ nhãn khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhãn khoa
Glaucoma, hay cườm nước là căn bệnh thường do áp lực nội nhãn cao, gây tổn thương dây thần kinh thị giác theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực và, tiềm tàng nguy cơ, gây mù lòa vĩnh viễn.
Được phân loại rộng rãi thành 3 nhóm, glaucoma là nguyên nhân gây ra mù lòa cao thứ hai trên thế giới.
Glaucoma Góc Mở Nguyên Phát
Đây là loại cườm nước phổ biến nhất. Trong dạng glaucoma này, thường không có triệu chứng gì khác ngoài mất dần tầm nhìn ngoại biên. Quá trình diễn ra một cách từ từ, đến mức khi nhận ra thị lực đã sụt giảm, bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chính vì vậy, bệnh glaucoma còn được gọi là "kẻ trộm thị lực thầm lặng"
Glaucoma Góc Đóng Nguyên Phát
Dạng glaucoma này bao gồm loại cấp tính hoặc mãn tính. Loại cấp tính, được gọi là bệnh glaucoma góc đóng nguyên phát cấp tính (APAC) xảy ra do sự tích tụ nhanh của dịch lỏng trong mắt, do tắc nghẽn các góc mắt.
Nó biểu hiện thông qua cơn đau mắt đột ngột, mờ mắt, kèm với đau đầu, buồn nôn, nôn ói. Tình trạng này đòi hỏi cấp cứu y tế khẩn cấp bởi vì nó có thể dẫn đến mất thị lực cực nhanh nếu không được điều trị kịp thời.
Dạng mãn tính thường không có triệu chứng, cũng giống như glaucoma góc mở nguyên phát.
Glaucoma Thứ Phát
Có những nguyên nhân đáng chú ý, như là hậu quả của chấn thương mắt xảy ra trước đó trong tai nạn, phẫu thuật, đục thủy tinh thể chín quá, khối u ở mắt, hoặc sử dụng thuốc corticosteroid. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát hoặc cao huyết áp cũng có thể gây ra các dạng glaucom thứ phát.
Những điều sau đây là các yếu tố rủi ro được biết đến đối với bệnh glaucoma, tuy nhiên không có trong các nhóm rủi ro này không có nghĩa bạn không có nguy cơ mắc bệnh glaucoma:
Tuổi Tác
Rủi ro mắc bệnh glaucoma tăng lên khi bạn nhiều tuổi hơn. Tại Singapore, 3% người trên 50 tuổi và tới tận 10-12% người trên 70 tuổi có bệnh glaucoma.
Chủng Tộc
POAG phổ biến hơn ở những người gốc Phi-Caribe so với người da trắng, trong khi PACG lại phổ biến hơn ở người châu Á so với người da trắng.
Tiền Sử Gia Đình
Những người có họ hàng bậc một mắc bệnh glaucoma có khả năng mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với bình thường.
Tình Trạng Bệnh Lý Đã Có Từ Trước
Bệnh tim, cao huyết áp, và bệnh tiểu đường đều là những yếu tố rủi ro đối với bệnh glaucoma.
Sử Dụng Một Vài Loại Thuốc Kéo Dài
Các loại thuốc men, ví dụ như việc sử dụng kéo dài thuốc corticosteroid dưới mọi hình thức, có thể làm tăng áp lực nội nhãn và gây ra glaucoma.
Những Tình Trạng Dẫn Đến Tăng Áp Lực Trong Mắt
Chấn thương mắt xảy ra trước đó, hoặc viêm nhiễm mắt mãn tính cũng có thể dẫn đến tăng áp lực nội nhãn và bệnh glaucoma.
Bạn nên hỏi ý kiến của một bác sĩ, tốt nhất là bác sĩ nhãn khoa, nếu bất kỳ thay đổi hay điều khác thường nào xảy đến với mắt.
Tuy nhiên, do glaucoma thường không có triệu chứng, bạn nên đi tầm soát mắt một khi đã đến độ tuổi 50. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố rủi ro mắc bệnh glaucoma nào giống như đã đề cập ở trên, việc tầm soát nên bắt đầu từ khi 40 tuổi. Sau đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ hướng dẫn bạn về tần suất tái khám, có thể từ 1-2 năm, hoặc sớm hơn nếu có bất kỳ dấu hiệu đáng lo nào.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức nếu gặp phải những triệu chứng sau đây, bởi vì bạn có thể đang trải qua một đợt tấn công glaucoma góc đóng cấp tính:
*Đau mắt dữ dội kèm đỏ mắt xảy ra đột ngột *Tầm nhìn bỗng thay đổi hoặc mờ đi *Nhìn thấy quầng hoặc vòng sáng màu sắc xung quanh đèn hay bóng đèn *Đau đầu, buồn nôn hoặc nôn ói đi cùng đau nhãn cầu
Bệnh glaucoma không thể chữa khỏi, tuy nhiên ta có thể kiểm soát tình trạng bệnh, làm chậm hoặc thậm chí ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực xảy ra nếu áp lực nội nhãn được khống chế tốt. Nhưng một khi thị lực đã mất đi, nó sẽ không thể phục hồi, và việc điều trị và tái khám suốt đời sẽ là cần thiết để đảm bảo tình hình bệnh tật được kiểm soát.
Ngay khi được chuẩn đoán, bác sĩ nhãn khoa sẽ giúp bạn giảm áp lực nội nhãn để dừng lại việc thị lực bị tổn thương hoặc suy giảm thêm. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc men khác. Một vài bệnh nhân có thể cần điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật nếu áp lực nội nhãn không thể kiểm soát tốt bằng thuốc men.
Trong trường hợp một cơn tấn công glaucoma góc đóng cấp tính, đây là một trường hợp cấp cứu nghiêm trọng, áp lực nội nhãn cao cần phải được hạ xuống ngay lập tức bằng các loại thuốc. Bác sĩ nhãn khoa sau đó sẽ tiến hành thủ thuật cắt mống mắt ngoại biên bằng laser. Trong thủ thuật này, tia laser sẽ được dùng để tạo ra một lỗ nhỏ trong mô mống mắt để tạo điều kiện cho dòng dịch chuyển từ phía sau mống mắt ra phòng dịch trước. Con mắt còn lại, cũng có thể đang gặp rủi ro, rất có thể cũng sẽ cần một ca cắt mống mắt ngoại biên bằng laser để phòng chống bệnh có khả năng tấn công trong tương lai.
Cách tốt nhất để giảm thiểu mất thị lực là phát hiện bệnh glaucoma càng sớm càng tốt thông qua các cuộc kiểm tra mắt thường niên, bởi vì glaucoma ở giai đoạn đầu thường không hề có triệu chứng nào. Hỏi ý kiến của bác sĩ nhãn khoa để hẹn một cuộc kiểm tra mắt thường niên.
Nếu nhận thấy những thay đổi đáng lo đổi với mắt hoặc thị lực, đừng trì hoãn việc gặp bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp.