Dr Lim Keng Hua
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Khói mù có khả năng gây hại vì nó chứa các hạt chất li ti, lưu huỳnh đioxit (SO2), ozone (O3), nitơ đioxit (NO2) và cacbon monoxit (CO). Tiếp xúc liên tục với những chất ô nhiễm không khí này ở mức độ không tốt cho sức khỏe trong một vài ngày đủ để gây ra các triệu chứng hô hấp, và khiến cho các bệnh tim, bệnh phổi hiện có trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn khỏe mạnh, việc tiếp xúc ngắn hạn trong khoảng 3 ngày với nồng độ hạt khói mù cao có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng. Các triệu chứng kích ứng này thường tự khỏi.
Trong số những người mắc các bệnh tim hay bệnh phổi, việc tiếp xúc với các hạt khói mù đôi khi có thể phát sinh các triệu chứng như hen suyễn, bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính (COPD), hoặc suy tim.
Các tác dụng phụ ngắn hạn khác của khói mù bao gồm:
Hiện không có dữ liệu địa phương nào đáng kể về các tác động lâu dài của khói mù vì Singapore không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này suốt cả năm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy ở những người sống ở nước ngoài phải tiếp xúc kéo dài với khói mù, có thể có nguy cơ cao hơn mắc phải tác động tim mạch, chứng phát triển phổi bị hạn chế, và mắc các bệnh hô hấp mãn tính như hen suyễn ở trẻ em.
Các nghiên cứu đã cho thấy phải mất khoảng 1 - 3 ngày sau khi tiếp xúc với khói mù để phát triển những triệu chứng về hô hấp. Ở những người khỏe mạnh, việc tiếp xúc với hạt chất và lưu huỳnh điôxit cũng có thể gây kích ứng cho mắt, mũi và họng.
Hạt chất li ti (PM) là một thuật ngữ chỉ hỗn hợp của các hạt rắn và giọt chất lỏng có trong không khí. Chúng bao gồm PM10, là các hạt có thể hít được, có đường kính thông thường nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet (µm), và PM2.5, là các hạt li ti có thể hít được có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet (µm).
Chỉ số Chất Ô Nhiễm (Pollutant Standards Index - PSI) là một giá trị đưa ra chỉ dẫn về chất lượng không khí. Giá trị này dựa trên kết quả đo lường của sáu thông số ô nhiễm, đó là nồng độ của các hạt PM10, PM2.5, lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), ozone (O3), và cacbon monoxit (CO). Giá trị PSI ở mức độ 50 và thấp hơn chỉ thị chất lượng không khí tốt.
Các hạt cực kỳ li ti (<2.5 micromet) có khả năng lách qua mũi để đi đến phổi và tim mạch. Khi mức độ PM2.5 lên đến mức độ không tốt cho sức khỏe, những hạt này trong khói mù có thể đi tới phổi và gây ra triệu chứng, đặc biệt ở những người mắc các bệnh phổi và tim mãn tính như hen suyễn, bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính, hoặc suy tim.
Mũi là cánh cổng trọng yếu giữa không khí và đường dẫn khí trong cơ thể. Nó có chức năng làm ấm và làm ẩm không khí mà chúng ta hít thở, và để lọc và giữ lại các tác nhân gây kích ứng môi trường, hạt chất, và mầm bệnh, trước khi không khí được hít vào đi đến phổi.
Những người hít thở bằng miệng - thường xảy ra do tình trạng nghẹt mũi mãn tính - lách qua được các cơ chế bảo vệ này và họ có xu hướng gặp phải nguy cơ cao hơn bị khô miệng, kích ứng họng và đau họng. Họ sẽ trải nghiệm nhiều triệu chứng về hô hấp hơn trong điều kiện khói mù.
Vấn đề xoang phổ biến nhất tại Singapore là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm nhiễm của mũi do phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể đối với một chất dị ứng.
Việc kiểm soát triệu chứng này bao gồm tránh chất dị ứng, tuân thủ thuốc như bình xịt mũi steroid và thuốc kháng histamine, và đôi khi cần phẫu thuật. (Chất dị ứng phổ biến nhất tại Singapore là mạt bụi nhà. Các chất dị ứng khác bao gồm lông thú cưng, mốc và cỏ.)
Viêm mũi dị ứng có thể theo mùa hoặc quanh năm. Do khí hậu nhiệt đới nên viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng phổ biến nhất tại Singapore.
Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm:
Một bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đã có màng lót trong mũi cực kỳ nhạy cảm hơn bình thường.
Các tác nhân gây kích ứng trong môi trường như hạt chất trong khói mù sẽ kích thích màng lót trong mũi. Do đó, các bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sẽ bị nhiều triệu chứng hơn so với những người khỏe mạnh.
Ở những bệnh nhân này, cơn bệnh này cũng có thể bùng phát thường xuyên hơn hoặc cần thời gian dài hơn để hồi phục.
Tình trạng viêm mũi không được kiểm soát cũng có thể gây tắc xoang, dẫn đến nghẹt xoang, đau xoang, và viêm xoang.
Theo một nghiên cứu, các cậu bé mắc phải viêm mũi dị ứng, nhạy cảm với một loài mạt bụi phổ biến tại Singpore là Blomia tropicalis, dễ bị tác động bởi các chất ô nhiễm không khí nhất.
Theo dõi sát Chỉ Số Chất Ô Nhiễm (Pollutants Severity Index - PSI) và Hạt Chất Li Ti 2.5 (PM2.5) do Cơ Quan Môi Trường Quốc Gia Singapore công bố.
Khi chỉ số PSI ở mức cao (khi chất lượng không khí vượt qua mức không tốt cho sức khỏe),
Khẩu trang N95 có khả năng lọc những hạt chất li ti. Cần phải đeo khẩu trang này thật khít để phát huy hiệu quả tối đa của nó. Tuy nhiên, khẩu trang làm tăng sức hô hấp và do đó một số người đeo loại khẩu trang này có thể trải nghiệm khó thở nhẹ.
Khẩu trang phẫu thuật không lọc được các hạt chất cực kỳ li ti. Tuy nhiên, loại khẩu trang này thoải mái hơn, và có khả năng lọc các hạt chất và tác nhân gây kích ứng lớn hơn, giúp ngăn ngừa đau họng và kích ứng họng.
Việc tiếp xúc ngắn với không khí ngoài trời, như khi chuyển di giữa các tòa nhà, là an toàn.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng viêm mũi dị ứng không thể kiểm soát và bạn vẫn thấy các triệu chứng. Viêm mũi dị ứng được xem là nặng nếu nó ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ, sự tập trung, và việc học tập của bạn.
Viêm mũi dị ứng được xem là xảy ra thường xuyên nếu nó xuất hiện hơn 4 giờ mỗi ngày, hoặc nhiều hơn 4 ngày mỗi tuần. Hãy đến gặp một bác sỹ phẫu thuật Tai Mũi Họng được huấn luyện về y học mũi nếu bạn bị viêm mũi dị ứng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng.