Dr Wu Yik-Tian Akira
Bác sĩ nội thận
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội thận
Hiểu biết về các nguyên nhân gây suy thận là bước đầu tiên trong hành trình phòng ngừa.
Bác sĩ Akira Wu, bác sĩ chuyên khoa thận tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích về bệnh suy thận, nguyên nhân gây ra bệnh, và các triệu chứng cần chú ý.
Suy thận là tình trạng thận mất khả năng lọc các chất thải ra khỏi máu. Theo thời gian, các chất thải ở mức nguy hiểm có thể tích tụ trong cơ thể, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
Tổn thương đáng kể ở các nephron (đơn vị cấu trúc cơ bản của thận) có thể làm suy giảm chức năng thận. Bác sĩ chẩn đoán suy thận mãn tính nếu tình trạng thiếu hụt chức năng này kéo dài hơn 3 tháng.
Có 5 giai đoạn của bệnh thận dựa trên mức độ các cơ quan này lọc các chất thải ra khỏi máu. Điều này được đo bằng tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR). Các giai đoạn của bệnh thận dựa trên chỉ số eGFR:
Bệnh thận giai đoạn 1 xảy ra khi thận bị tổn thương nhẹ và chỉ số eGFR là 90 trở lên. Điều này cho thấy thận của bạn khỏe mạnh và hoạt động tốt nhưng tồn tại các dấu hiệu tổn thương thận khác, chẳng hạn như protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể ở thận.
Bệnh thận giai đoạn 2 biểu hiện tổn thương thận nhẹ và chỉ số eGFR từ 60 đến 89. Tương tự như giai đoạn 1, thận của bạn nhìn chung khỏe mạnh và hoạt động tốt, nhưng có các dấu hiệu khác cho thấy tổn thương thận như protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể ở thận.
Bệnh thận giai đoạn 3 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ. Giai đoạn 3a có chỉ số eGFR từ 45 đến 59, trong khi giai đoạn 3b cho thấy chỉ số eGFR từ 30 đến 44. Người bệnh thận giai đoạn 3 thường không có triệu chứng. Ngoài ra, các biến chứng sức khỏe khác cũng xuất hiện do chất thải tích tụ trong cơ thể: huyết áp cao, thiếu máu và bệnh xương.
Bệnh thận giai đoạn 4 có chỉ số eGFR từ 15 đến 29. Thận bị tổn thương ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Nhiều người ở giai đoạn 4 có các triệu chứng như sưng tay và chân, đau lưng, và đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Bệnh nhân ở giai đoạn 4 cần bắt đầu thảo luận về việc chuẩn bị cho giai đoạn suy thận với bác sĩ của mình.
Bệnh giai đoạn 5 cho biết chỉ số eGFR dưới 15, có nghĩa là thận đang rất gần ngưỡng suy thận hoặc đã suy thận hoàn toàn. Khi suy thận xảy ra, bệnh nhân cần tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Suy thận có thể do một số nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận mãn tính ở Singapore. Trên thực tế, vào năm 2013, hơn 60% bệnh nhân suy thận phải chạy thận lọc máu đều bị tiểu đường.
Khi lượng đường trong máu liên kết với protein, nó khiến protein trở nên “dính”. Và khi lượng đường trong máu cao, lượng protein dính cũng tăng cao hơn. Các protein này bám vào bộ lọc của thận, gây ra tổn thương dẫn đến chức năng lọc chất độc ra khỏi cơ thể bị suy giảm.
Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây suy thận mãn tính là tình trạng viêm các bộ lọc của thận, được gọi là viêm cầu thận. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, không thể phòng ngừa hoặc chữa khỏi. Tuy nhiên, nó có thể được kiểm soát bằng thuốc. Xét nghiệm nước tiểu để tìm máu và protein là cách tốt nhất để phát hiện bệnh.
Cuối cùng, bệnh thận đa nang (APKD) là một tình trạng di truyền, có thể dẫn đến suy thận mãn tính. Nếu cha mẹ bị ảnh hưởng bởi APKD, có 50% khả năng con của họ cũng sẽ mắc bệnh này. Các triệu chứng bao gồm huyết áp cao ở người trẻ tuổi, và thận to được phát hiện qua thăm khám dạ dày hoặc siêu âm định kỳ. Đầu mối quan trọng đáng tin cậy để chẩn đoán là tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Một số trường hợp khác cũng có thể dẫn đến suy thận mãn tính, chẳng hạn như:
Các triệu chứng của suy thận mãn tính bao gồm:
Các giai đoạn đầu của suy thận mãn tính có thể không có triệu chứng. Nhiều dấu hiệu ban đầu khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh khác. Dưới đây là một số triệu chứng ban đầu cần chú ý:
Bác sĩ chẩn đoán suy thận mãn tính như thế nào?
Đôi khi, bệnh thận mãn tính diễn tiến âm thầm. Có thể không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh ở giai đoạn khá nặng. Tuy nhiên, huyết áp cao đôi khi có thể là một chỉ số.
Bác sĩ có thể chẩn đoán suy thận mãn tính bằng cách:
Nếu bệnh thận được chẩn đoán sớm, việc điều trị có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Những người mắc bệnh tiểu đường có cả microalbumin trong nước tiểu và huyết áp cao sẽ được hưởng lợi từ việc giữ đường huyết, huyết áp, và cholesterol ở mức lành mạnh. Điều này có thể giúp họ giảm 60% nguy cơ mắc bệnh thận và 50% nguy cơ tử vong.
Khi suy thận mãn tính được xác nhận bằng xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chỉ định chế độ ăn ít protein. Điều này góp phần giảm khối lượng công việc của thận. Để bù đắp lượng protein thiếu hụt, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân dùng thuốc axit amin hoặc các chất bổ sung khác.
Thuốc huyết áp có thể giúp hạ huyết áp và bảo vệ thận tốt hơn. Uống bổ sung natri bicarbonate cũng hỗ trợ giảm tính axit trong máu, làm chậm quá trình suy thoái thận.
Tránh một số loại thuốc giảm đau gây độc cho thận là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương thêm cho thận.
Hạ cholesterol có thể giúp ngăn ngừa đau tim và đột quỵ ở những bệnh nhân suy thận mãn tính chưa phải chạy thận.
Khi suy thận mãn tính tiến đến giai đoạn cuối, chạy thận lọc máu có thể giúp loại bỏ các chất cặn bã tích tụ trong máu.
Có hai loại chạy thận lọc máu. Loại thứ nhất, thẩm phân máu, còn được gọi là "rửa máu". Máy lọc máu sẽ lọc máu của bệnh nhân và sau đó truyền huyết tương trở lại cơ thể. Thông thường, bệnh nhân cần trải qua các buổi chạy thận thẩm phân khoảng 4 tiếng, với tần suất ít nhất 3 lần một tuần tại trung tâm lọc máu, hoặc một số ít lựa chọn điều trị tại nhà. Để kết nối bệnh nhân với máy lọc máu, bác sĩ sẽ nối một tĩnh mạch với một động mạch trong cánh tay của bệnh nhân (thủ thuật được gọi là AV fistula - rò động tĩnh mạch), hoặc phẫu thuật đặt một ống thông vào ngực.
Lọc màng bụng là loại chạy thận thứ hai, đôi khi được gọi là “chạy thận bằng nước”. Bệnh nhân thường tự điều trị tại nhà mỗi ngày. Bác sĩ sẽ phẫu thuật đặt một ống vĩnh viễn vào dạ dày để bơm và sau đó tháo 2 lít dung dịch đặc biệt vào cơ thể, 4 lần một ngày. Một máy tự động cũng có thể hoàn thành trao đổi 10 lít chất lỏng liên tục trong 8 giờ vào ban đêm, đem đến cho bệnh nhân những ngày không chạy thận.
Bác sĩ cuối cùng có thể sử dụng biện pháp ghép thận để điều trị suy thận giai đoạn cuối. Phương pháp này thay thế thận yếu bằng một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng còn sống hoặc đã qua đời. Bệnh nhân chỉ cần một quả thận được hiến tặng để thay thế cho hai quả thận đã suy yếu. Một số xét nghiệm cần diễn ra để xác định liệu thận được hiến có phù hợp với bệnh nhân hay không. Nếu thành công, thận mới có thể bình thường hóa chức năng thận và đảo ngược tình trạng suy thận.
Bệnh thận có thể gây ra một số biến chứng cần được quản lý để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Một số biến chứng và cách quản lý bao gồm:
Một số biện pháp điều trị có thể được áp dụng cho chứng thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân, chẳng hạn như thuốc và chất bổ sung sắt hoặc truyền hồng cầu.
Có một số loại thuốc được dùng để quản lý mức phốt pho, chẳng hạn như chất kết dính phốt pho và chất bổ sung calcitriol. Bạn cũng nên hạn chế lượng phốt pho tiêu thụ hàng ngày. Tập thể dục và không hút thuốc cũng giúp kiểm soát phốt pho và ngăn ngừa bệnh xương khớp.
Thuốc kiểm soát bệnh tim hoặc huyết áp cao bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta và thuốc chẹn thụ thể aldosterone. Bác sĩ cũng có thể đề nghị chương trình tập thể dục và chế độ ăn uống để quản lý bệnh tim cho bạn.
Bệnh này có thể điều trị thông qua chế độ ăn uống và thuốc men. Thuốc điều trị kali cao được gọi là chất kết dính kali, giúp ngăn kali tích tụ trong máu.
Bệnh nhân có thể hạn chế lượng nước uống vào bằng cách tuân thủ chế độ ăn ít muối. Ngoài ra, nếu bạn khát nước, hãy thử ngậm một viên đá hoặc một viên kẹo cứng thay vì uống nước. Theo dõi lượng chất lỏng bạn tiêu thụ mỗi ngày nhằm kiểm soát lượng nước phù hợp giới hạn cho phép. Nhớ rằng một số thực phẩm như kem và súp cũng được tính là chất lỏng.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về suy thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.