Dr Ng Chee Kwan
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Bác sĩ Eugene Ong, bác sĩ X-quang tại Bệnh Viện Mount Elizabeth Novena, và Bác sĩ Ng Chee Kwan, bác sĩ tiết niệu tư vấn tại Bệnh Viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ về việc những tiến bộ trong công nghệ hình ảnh mang lại lợi ích như thế nào cho bệnh nhân có nguy cơ mắc phải ung thư tuyến tiền liệt.
Chụp cộng hưởng từ đa thông số (mpMRI) là một phương pháp chụp quét đặc biệt dành cho tuyến tiền liệt. Bệnh nhân có mức PSA tăng cao hoặc từng trải qua sinh thiết tuyến tiền liệt cho kết quả âm tính tại thời điểm nồng độ chỉ báo PSA tăng cao có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp chụp cộng hưởng từ đa thông số mpMRI. Chỉ báo PSA (Prostate-specific antigen) là một loại protein được sản sinh bởi tuyến tiền liệt.
Sử dụng kỹ thuật MRI, các bác sĩ X-quang có khả năng xác định các bệnh nhân có rủi ro cao về mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở dạng gây hấn.
Bác sĩ Eugene Ong, bác sĩ X-quang tại Bệnh Viện Mount Elizabeth Novena với mối quan tâm đặc biệt trong chụp ảnh tuyến tiền liệt cho hay, "Tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ và các tế bào ung thư thậm chí còn nhỏ hơn. Công nghệ hình ảnh ngày nay hỗ trợ các bác sĩ X-quang tạo ra những hình ảnh có độ phân giải cao. Chúng tôi có thể đo đạc đặc tính dòng chảy máu và độ ẩm trong tuyến tiền liệt. Cách tiếp cận về hình ảnh này hỗ trợ nhận diện những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở mức độ nghiêm trọng."
Bác sĩ Ng Chee Kwan, bác sĩ tiết niệu tại Bệnh Viện Mount Elizabeth Novena nói, "Chụp cộng hưởng từ MRI có thể được sử dụng để bổ sung xét nghiệm máu chỉ báo PSA cho các bệnh nhân được phát hiện có nồng độ chỉ báo PSA ở mức cao. Sử dụng phương pháp mpMRI, các bác sĩ giờ đây có khả năng biết được vùng nào trong tuyến tiền liệt có khả năng chứa tế bào ung thư cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vùng đáng nghi ngờ trên hình ảnh mpMRI có khả năng chứa các khối ung thư nghiêm trọng cao hơn."
Các tổ chức y tế như ParkwayHealth Radiology sử dụng mpMRI để xếp hạng khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt ở mức độ nguy hiểm cao trong tuyến tiền liệt, đưa ra cho bệnh nhân những thông tin chi tiết về nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của mình.
Nếu nồng độ chỉ số PSA của một bệnh nhân được phát hiện tăng cao một cách bất thường, bệnh nhân có thể được bác sĩ tiết niệu đề xuất tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt. Trong quá trình sinh thiết tuyến tiền liệt truyền thống, chỉ có sóng siêu âm được sử dụng để hướng dẫn cách lấy mẫu mô tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, sóng siêu âm thường không hiển thị vị trí khối u. Do đó, bác sĩ tiết niệu buộc phải tiến hành nhiều lần sinh thiết ngẫu nhiên trải rộng khắp tuyến tiền liệt để giảm thiểu khả năng bỏ sót khối u. Nếu vùng chứa tế bào ung thư bị bỏ sót trong lần sinh thiết đầu tiên, bệnh nhân có thể phải tiến hành một lượt sinh thiết khác nếu nồng độ chỉ số PSA tiếp tục tăng cao. Điều này làm gia tăng nguy cơ biến chứng từ các quy trình.
Phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt kết hợp những lợi ích của phương pháp mpMRI với sinh thiết tuyến tiền liệt truyền thống để cho phép các bác sĩ hướng dẫn, theo dõi, và ghi nhận quy trình sinh thiết trong không gian 3D. Công nghệ được xem như 'GPS' trong việc phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
Bác sĩ Eugene Ong chia sẻ, "Bác sĩ X-quang đầu tiên đánh giá các hình ảnh MRI và xác định liệu có các vùng trong tuyến tiền liệt đáng nghi ngờ chứa tế bào ung thư ở mức độ nguy hiểm cao hay không. Sau đó, bác sĩ X-quang tạo ra một mô hình 3D dựa trên ảnh MRI hiển thị vị trí chính xác của các vùng này. Trong lúc thực hiện sinh thiết hàn gắn, một mô hình 3D dựa trên siêu âm được tạo ra và kết hợp với mô hình 3D dựa trên MRI. Thông tin thu được sau đó được sử dụng như một 'bản đồ đường đi' để hướng dẫn bác sĩ tiết niệu đặt mẫu sinh thiết tại vị trí các vùng đáng ngờ."
Với kỹ thuật này, bác sĩ tiết niệu có thể nhắm thẳng vào các vùng đáng ngờ. Điều này có thể làm tăng khả năng phát hiện các khối u ở mức độ cao và giảm thiểu nhu cầu sinh thiết lặp lại. Phương pháp này có thể tạo điều kiện cho việc sinh thiết các khối u tại các vị trí khó tiếp cận bên trong tuyến tiền liệt, Bác sĩ Ng Chee Kwan trao đổi. Bệnh nhân hưởng lợi từ sinh thiết tuyến tiền liệt bằng phương pháp hàn gắn MRI-siêu âm bao gồm các bệnh nhân sinh thiết tuyến tiền liệt lần đầu, các bệnh nhân đã từng có kết quả sinh thiết trước đây là âm tính cùng với nồng độ chỉ số PSA đang tăng cao, và các bệnh nhân đang được tiến hành theo dõi thường xuyên về ung thư tuyến tiền liệt.
Q: Bệnh nhân có cần thực hiện bất kỳ bước chuẩn bị nào trước khi trải qua bất kỳ xét nghiệm nào hay không?
Bác sĩ Ong: Đối với xét nghiệm mpMRI, bệnh nhân sẽ phải được sàng lọc để phát hiện các chống chỉ định (các yếu tố khiến quy trình xét nghiệm không được khuyến nghị), ví dụ như trong trường hợp bệnh nhân có mang một số thiết bị y tế hoặc dị vật trong cơ thể.
Bác sĩ Ng: Đối với quy trình sinh thiết tuyến tiền liệt hàn gắn MRI-siêu âm, bệnh nhân có thể được khuyến nghị uống một liều kháng sinh 1 - 2 ngày trước khi sinh thiết, và dọn dẹp ruột trước khi sinh thiết. Nếu bệnh nhân chọn lựa biện pháp gây tê nhẹ, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn 4 - 6 tiếng đồng hồ trước khi thực hiện quy trình.
Q: Làm cách nào để chúng ta biết phương pháp sàng lọc nào sẽ thích hợp?
Bác sĩ Ng: Phương pháp sàng lọc chủ yếu là xét nghiệm chỉ số PSA trong máu. Phần còn lại của các phương pháp khác không được xem là xét nghiệm sàng lọc. Một bệnh nhân với nồng độ chỉ số PSA tăng cao nên được tiến hành đánh giá tiếp thông qua một cuộc hẹn với bác sĩ tiết niệu. Bác sĩ tiết niệu có thể lựa chọn tìm hiểu sâu hơn thông qua giới thiệu bệnh nhân đến một bác sĩ X-quang chuyên ngành hình ảnh tuyến tiền liệt nhằm tiến hành nghiên cứu sử dụng chụp cộng hưởng từ đa thông số mpMRI.
Nếu vùng đáng nghi ngờ trong tuyến tiền liệt được phát hiện trên ảnh chụp MRI, quy trình sinh thiết hàn gắn MRI-siêu âm tuyến tiền liệt có thể được xem xét để nhắm vào vùng đáng ngờ sử dụng hướng dẫn bằng hình ảnh. Việc này đảm bảo vùng tuyến tiền liệt chính xác sẽ được lấy mẫu. Mẫu mô sau đó sẽ được gửi đến phòng bệnh lý để đánh giá sự hiện diện của tế bào ung thư.
Q: Liệu có bất kỳ tác dụng phụ nào từ các xét nghiệm không?
Bác sĩ Ong: Có một nguy cơ cực kỳ nhỏ bị phản ứng thuốc tiêu cực sau khi sử dụng chất cản quang (contrast agent) MRI (dưới 0,3% với phần lớn trường hợp ở mức độ nhẹ).
Bác sĩ Ng: Các rủi ro từ sinh thiết hàn gắn MRI-siêu âm của tuyến tiền liệt tương đồng với những rủi ro có trong sinh thiết tuyến tiền liệt truyền thống. Các rủi ro này bao gồm chảy máu trực tràng sau khi sinh thiết và nhiễm trùng đường tiểu. Các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm gặp. Không hề có các tác dụng phụ lâu dài từ sinh thiết.