Dr Chan Kwok Wai Adrian
Bác sĩ hô hấp
Nguồn: Getty Images
Bác sĩ hô hấp
COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta trong hai năm qua. Rất may, tỷ lệ tiêm chủng cao tại Singapore đã giúp chúng ta được bảo vệ đáng kể khi đất nước bắt đầu mở cửa và coi COVID-19 là một bệnh đặc hữu.
Tính đến ngày 13/4/2022, dữ liệu từ [trang web của Bộ Y tế (MOH)](https://www.moh.gov.sg/ “Ministry of Health Singapore”) cho thấy khoảng 92% trong tổng số 5,45 triệu dân của Singapore đã hoàn thành toàn bộ phác đồ tiêm vắc xin COVID-19. Hơn 73% tổng dân số cũng đã được tiêm một liều nhắc lại. Cho đến nay, đã có khoảng 1,14 triệu ca mắc COVID-19 tại Singapore, với 99,7% trong số đó có các triệu chứng nhẹ.
Nhưng mặc dù việc nhiễm COVID-19 có thể trở nên bình thường và người đã tiêm vắc-xin được bảo vệ đáng kể khỏi tình trạng bệnh nặng và phải nhập viện, không nên xem nhẹ vi-rút này. Cũng không nên bỏ qua các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe lâu dài của người bệnh. Các biện pháp phòng ngừa an toàn như đeo khẩu trang và giữ cho tay sạch sẽ vẫn nên được thực hiện vì COVID-19 có thể ảnh hưởng đến mọi người theo các cách khác nhau.
Điển hình là trường hợp của hội chứng mang tên COVID kéo dài, theo đó một người tiếp tục gặp phải các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi và khó thở, rất lâu sau khi phục hồi từ lần nhiễm COVID-19 ban đầu.
[Bs. Adrian Chan](/vi/patient-services/specialists/profile/chan-kwok-wai-adrian “Dr Adrian Chan”), bác sĩ hô hấp và hồi sức tích cực tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ thêm về COVID kéo dài qua việc nêu bật một số triệu chứng chính, tác động có thể xảy ra đối với cơ thể, các yếu tố nguy cơ cần theo dõi và cách xử trí.
COVID kéo dài có thể biểu hiện theo nhiều cách. Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), các triệu chứng này có thể bao gồm:
Các triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng.
Cứ 10 người thì có khoảng 1 người báo cáo có một số triệu chứng trong tận 6 tháng sau khi phục hồi COVID-19.
Cách tốt nhất để phòng ngừa COVID kéo dài là tránh bị nhiễm bệnh ngay từ đầu bằng cách tiêm vắc-xin COVID. So với người chưa tiêm vắc-xin, nguy cơ bị COVID kéo dài ở người đã tiêm vắc-xin có thể giảm một nửa.
Hiện chưa có lập luận hoặc lý thuyết xác đáng nào để lý giải tại sao một số bệnh nhân dễ bị COVID kéo dài. Một số giả thuyết được đưa ra bao gồm các thay đổi bệnh học đặc hiệu của vi-rút hoặc phản ứng miễn dịch sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Vì COVID là căn bệnh tương đối mới, có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để nghiên cứu khía cạnh thể chất và tâm lý về lâu dài của COVID.
![Yếu tố nguy cơ gây COVID kéo dài](https://cdn-assets-eu.frontify.com/s3/frontify-enterprise-files-eu/eyJvYXV0aCI6eyJjbGllbnRfaWQiOiJmcm9udGlmeS1leHBsb3JlciJ9LCJwYXRoIjoiaWhoLWhlYWx0aGNhcmUtYmVyaGFkXC9hY2NvdW50c1wvYzNcLzQwMDA2MjRcL3Byb2plY3RzXC8yMDlcL2Fzc2V0c1wvYTRcLzM4NzYzXC84ZDNlM2RjMmM5MzU2MTkzYmMzMjMwZDdmMzJlNTkxNC0xNjU4MzAyNzA5LmpwZyJ9:ihh-healthcare-berhad:7gJOvsPoVgtbKQKcgAkLeU2naRKqFyd4k-iaZyBlUeY?format=webp “Long COVID risk factors”) Một số yếu tố nguy cơ đã được báo cáo bao gồm tuổi cao, giới tính nữ, bệnh lý nền mạn tính như [tăng huyết áp](/vi/conditions-diseases/hypertension/symptoms-causes “High blood pressure”) hoặc béo phì và nhiễm COVID-19 cấp tính nặng trong lần đầu.
Vi-rút COVID-19 có thể gây tổn thương phổi bằng cách gây viêm thêm trong đường thở và mô phổi.
Tình trạng này xảy ra đặc biệt ở bệnh nhân ban đầu bị viêm phế quản và/hoặc [viêm phổi](/vi/conditions-diseases/pneumonia/symptoms-causes “Pneumonia”) do COVID. Ngay cả sau khi bệnh nhân phục hồi, tình trạng viêm vẫn có thể tồn tại, dẫn đến các triệu chứng kéo dài như khó thở, ho và tạo đờm.
Bệnh nhân có triệu chứng kéo dài hoặc xuất hiện triệu chứng mới hoặc triệu chứng trầm trọng hơn sau khi phục hồi COVID-19 nên [đi khám bác sĩ chuyên khoa](/vi/make-manage-appointment/make-appointment “Make an appointment”) để được đánh giá y khoa, giúp đảm bảo quá trình phục hồi suôn sẻ, đặc biệt ở bệnh nhân có triệu chứng khó thở, ho, đau ngực và đánh trống ngực kéo dài hoặc đáng kể.
![Tư vấn với bác sĩ chuyên khoa về COVID kéo dài](https://cdn-assets-eu.frontify.com/s3/frontify-enterprise-files-eu/eyJvYXV0aCI6eyJjbGllbnRfaWQiOiJmcm9udGlmeS1leHBsb3JlciJ9LCJwYXRoIjoiaWhoLWhlYWx0aGNhcmUtYmVyaGFkXC9hY2NvdW50c1wvYzNcLzQwMDA2MjRcL3Byb2plY3RzXC8yMDlcL2Fzc2V0c1wvZWZcLzM4NzY0XC8xODA3ZTMwYjEwM2I3NjgxYmE1M2VhYWM4YjBhZTNjOS0xNjU4MzAyNzA5LmpwZyJ9:ihh-healthcare-berhad:KcjyV66MqREYIlkylqSozsrR9ozR4jI3PZ4wvFqAOBQ?format=webp “Long COVID specialist consultation”) Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét chi tiết tiền sử các triệu chứng COVID kéo dài và tiến hành khám lâm sàng toàn diện.
Tùy vào biểu hiện của triệu chứng, các kiểm tra sâu hơn như xét nghiệm máu, chụp ngực, kiểm tra chức năng phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim và kiểm tra gắng sức khi vận động có thể được tiến hành.
Mục tiêu kiểm soát y tế là tối ưu hóa chức năng và chất lượng cuộc sống trong giai đoạn xuất hiện triệu chứng khi bệnh nhân dần phục hồi.
Ví dụ: khó thở không có nghĩa là bệnh nhân chỉ nên áp dụng lối sống ít vận động. Thay vào đó, bệnh nhân cần được hướng dẫn cách để cải thiện hơi thở và điều chỉnh các bài tập khi quay trở lại tập thể dục.
Hầu hết bệnh nhân đến kiểm tra các triệu chứng về hô hấp sau khi phục hồi COVID-19 có thể phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu và kéo dài, nhưng nếu không có, họ có thể tiếp tục các hoạt động cơ bản thường ngày.
Theo quan sát cá nhân, một số bệnh nhân nhận thấy phải mất một thời gian họ mới phục hồi khả năng tập thể dục, ngay cả khi xét nghiệm chức năng phổi cơ bản và hình ảnh chẩn đoán chứng minh mọi thứ bình thường.
![Mẹo phục hồi COVID kéo dài](https://cdn-assets-eu.frontify.com/s3/frontify-enterprise-files-eu/eyJvYXV0aCI6eyJjbGllbnRfaWQiOiJmcm9udGlmeS1leHBsb3JlciJ9LCJwYXRoIjoiaWhoLWhlYWx0aGNhcmUtYmVyaGFkXC9hY2NvdW50c1wvYzNcLzQwMDA2MjRcL3Byb2plY3RzXC8yMDlcL2Fzc2V0c1wvODVcLzM4NzYyXC9kMTM4YzJlNWZkM2Y3YzNjNzNjMGRlOWVlOTVjNmViOC0xNjU4MzAyNzA5LmpwZyJ9:ihh-healthcare-berhad:WgabmI1omcZ9-vy2071QpiYL9rSO6N9z2njGxTPDMfo?format=webp “Long COVID recovery tips”) Việc gặp phải các triệu chứng hậu COVID có thể gây lo lắng và chán nản, đặc biệt nếu các triệu chứng kéo dài. Hãy trao đổi với những người thân yêu và [tìm đến cơ sở chăm sóc y tế](/vi/make-manage-appointment/make-appointment “Make an appointment”) để chia sẻ về các triệu chứng và xây dựng chiến lược đối phó. Nâng cao sức khỏe bằng cách áp dụng các thói quen sinh hoạt lành mạnh như dần dần tập thể dục trở lại, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ.
Người đã mắc COVID-19 ở mọi lứa tuổi đều có thể tiến triển bệnh trạng hậu COVID. Nghĩa là bao gồm cả người lớn và trẻ em. Rất may, dữ liệu hiện tại cho thấy tình trạng hậu COVID có vẻ ít xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn so với người trưởng thành.
Triệu chứng hậu COVID ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng tương tự như ở người trưởng thành. Tuy nhiên, vì trẻ nhỏ hơn có thể gặp khó khăn trong việc mô tả các triệu chứng gặp phải, các bậc phụ huynh vẫn cần quan sát và nhận biết các dấu hiệu của COVID kéo dài khi tương tác với trẻ.