Rối loạn cương dương có thể là một chủ đề khó nói dành cho nam giới, nhưng điều này không nên là điều cấm kỵ. Dưới đây là những điều bạn cần biết.
Chứng rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương (ED) cũng được gọi là bất lực. Nói một cách đơn giản, đây là tình trạng không có khả năng có được, hoặc duy trì sự cương cứng. Đây là điều hết sức bình thường đối với những người nam giới khỏe mạnh nếu thi thoảng gặp phải ED, nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ. Năm 1995, các nhà khoa học tin rằng có khoảng 152 triệu đàn ông trên thế giới đã trải qua ED. Đến năm 2025, con số này được dự kiến sẽ đạt mức 320 triệu. Tỷ lệ mắc chứng rối loạn cương dương đang tăng lên, nên điều quan trọng là bạn cần biết những điều gì cần được để ý đến.
Các triệu chứng của ED:
Gặp khó khăn trong việc cương cứng
Gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng trong khi hoạt động tình dục
Ham muốn tình dục thấp
Bạn cũng có thể trải qua:
Đau khi cương cứng
Xuất tinh sớm hay muộn
Nguyên nhân gây ra ED?
ED có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Nó có thể là kết quả của yếu tố tâm lý đến các bệnh lý có liên quan. Đó là lý do vì sao việc đi khám bác sĩ là quan trọng đến vậy, trong trường hợp tình trạng ED của bạn là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Những căn bệnh có thể gây ra ED bao gồm:
Vấn đề với hệ thống mạch máu: Động mạch bị tắc nghẽn hoặc hẹp, cholesterol cao và huyết áp cao có thể làm chậm dòng máu và khiến cho việc duy trì sự cương cứng trở nên khó khăn.
Sự mất cân bằng hormone: Hormone đóng một vai trò lớn trong ham muốn tình dục, vì vậy nếu mức hormone trong cơ thể bị mất cân bằng vì bất kỳ lý do gì, điều này có thể dẫn đến ED.
Bệnh tiểu đường: Tiểu đường có thể tăng gấp đôi rủi ro mắc ED, vì các dây thần kinh và mạch máu điều khiển cơ cương của bạn có thể bị tổn thương một cách dễ dàng.
Các bệnh về thần kinh:Parkinson, Alzheimer, và các rối loạn về não và thần kinh khác có thể ngăn cản bạn đạt được sự cương cứng.
Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Lành Tính (BPH): Có một mối liên hệ mạnh giữa những người bị BPH và ED, vì tuyến tiền liệt và các dây thần kinh cương cứng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả có thể điều trị an toàn và hiệu quả cho cả hai tình trạng bệnh.
Bạn cũng có thể trải nghiệm tình trạng ED do:
Chấn thương ở dương vật
Tác dụng phụ của cuộc phẫu thuật hoặc thuốc
Lạm dụng thuốc phiện và rượu
Hút thuốc lá
Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm
Béo phì
Trong một số trường hợp, ED có thể không có nguyên nhân rõ ràng.
Tuổi có đóng vai trò gì không?
Chắc chắn có vẻ như ED trở nên phổ biến hơn khi nam giới già đi. Việc đạt được sự cương cứng có thể mất nhiều thời gian hơn, và có thể sẽ khó để duy trì. Tuy nhiên, ED có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, và liên quan nhiều đến các yếu tố lối sống khác như uống rượu, hút thuốc, và sức khỏe tổng thể, hơn là chỉ đơn giản vấn đề tuổi tác. Nghiên cứu đã thật sự cho thấy một mối tương quan giữa nam giới dưới 40 tuổi và sự lựa chọn lối sống của họ như một yếu tố rủi ro của ED.
Điều trị chứng rối loạn cương dương
Bác sĩ của bạn sẽ quyết định một kế hoạch điều trị dựa trên lý do bạn gặp phải tình trạng ED. Một cuộc kiểm tra thể chất và một số xét nghiệm chẩn đoán sẽ hỗ trợ bác sĩ của bạn quyết định hướng điều trị tốt nhất. Nếu tình trạng ED của bạn liên quan đến một căn bệnh khác, như tiểu đường hoặc mất cân bằng hormone, cả hai căn bệnh có thể được điều trị đồng thời hoặc tuần tự theo từng giai đoạn.
Nếu ED của bạn do thuốc bạn đang dùng gây ra, việc thay đổi liều dùng hay thử một loại thuốc khác có thể sẽ giúp ích. Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng căng thẳng, lo lắng, hoặc sức khỏe tinh thần là gốc rễ gây ra vấn đề cho bạn, việc gặp một chuyên viên tư vấn, bác sĩ khoa tâm thần, hay chuyên viên tâm lý có thể là câu trả lời.
Để điều trị ED một cách trực tiếp, bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị:
Thuốc, như Viagra hoặc Cialis
Liệu pháp sóng xung kích cường độ thấp, không xâm lấn để khôi phục dòng chảy của máu.
Tiêm hoặc đạn nhét hậu môn vào dương vật
Một dụng cụ cương bằng hút chân không
Phẫu thuật để đặt bộ phận cương nhân tạo vào dương vật
Phẫu thuật để sửa chữa mạch máu
Phẫu thuật để phục hồi chấn thương ở dương vật hoặc để cắt bỏ mô sẹo.
Nhiều cách điều trị trong số này mang rủi ro và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bác sĩ của bạn sẽ có thể trao đổi về điều này với bạn trước khi quyết định kế hoạch điều trị phù hợp.
Các cách điều trị thay thế
Các cách điều trị thay thế có thể sẽ giúp ích trong việc điều trị ED, như:
Các bài tập sàn chậu, vốn bao gồm sự co thắt và thả lỏng nhiều lần những cơ bắp có chức năng điều khiển dòng chảy của nước tiểu
Châm cứu, vốn cũng có thể làm tăng lưu lượng máu
Thực phẩm bổ sung tự nhiên như nhân sâm và yohimbe.
Điều quan trọng là cần nhớ rằng có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh rằng những phương pháp này có tác dụng, và cách tốt nhất luôn luôn là hỏi bác sĩ của bạn trước khi thử các liệu pháp thay thế.
Các yếu tố về lối sống
Bạn có thể giảm thiểu rủi ro mắc phải ED bằng cách thực hiện một số thay đổi lối sống đơn giản.
Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân
Ăn một chế độ lành mạnh, cân bằng
Giữ huyết áp và cholesterol ở mức thấp
Tập thể dục thường xuyên
Giảm thiểu căng thẳng
Hạn chế rượu và thuốc lá
Thường xuyên rà soát việc sử dụng thuốc với bác sĩ của bạn
Nếu bạn gặp phải ED một hoặc hai lần, có thể nguyên nhân là do căng thẳng. Các vấn đề tạm thời thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn trải qua tình trạng bất lực kinh niên, điều hết sức quan trong là bạn phải tham vấn bác sĩ. ED thường có thể điều trị được, và nếu có một căn bệnh tiềm ẩn nào đó, nó cũng có thể được điều trị.
Biggers, A. (2017, May 17) Everything You Need To Know About Erectile Dysfunction (ED). Retrieved 25/7/19 from https://www.healthline.com/health/erectile-dysfunction
Blahd, W. (2017, Sep 8) Erectile Dysfunction Treatment. Retrieved 25/7/19 from https://www.webmd.com/erectile-dysfunction/guide/erectile-dysfunction-treatment#4
DerSarkissian, C. (2017, Oct 29) What Can Cause Erectile Dysfunction? Retrieved 25/7/19 from https://www.webmd.com/erectile-dysfunction/guide/understanding-ed-causes#2
DerSarkissian, C. (2019, Apr 25) Understanding Erectile Dysfunction: Symptoms. Retrieved 25/7/19 from https://www.webmd.com/erectile-dysfunction/guide/understanding-erectile-dysfunction-symptoms
Felson, S. (2018, Nov 5) 6 Things You Should Really Ask About ED. Retrieved 25/7/19 from https://www.webmd.com/erectile-dysfunction/guide/erectile-dysfunction-basics#2
Krane, R.J., Aytaç, I.A., McKinlay, J.B. (1999) The likely worldwide increase in erectile dysfunction between 1995 and 2025 and some possible policy consequences. Retrieved 25/7/19 from https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1046/j.1464-410x.1999.00142.x
Liệu bệnh đau tim có thể hiện "bình đẳng giới"? Câu trả lời ngắn gọn là không. Sau đây là những thông tin bạn cần nắm về sự khác biệt giới tính trong nguy cơ và triệu chứng đau tim.
Nếu bác sĩ của bạn đã khuyến nghị cắt bỏ tuyến tiền liệt bị ung thư của bạn, hãy giảm bớt những lo ngại của bạn về các biến chứng và chi phí điều trị với phương pháp điều trị bằng robot tiên tiến và bảo hiểm chi trả.