Dr Bang Shieh Ling (Shirley)
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Một bàng quang “quá nhạy cảm” có thể là phản ứng tạm thời khi uống nhiều chất lỏng hơn bình thường trong ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc nếu bạn phải chịu những đợt tiểu không tự chủ, điều khôn ngoan nhất là đi khám bác sĩ để nhận được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp. Có rất nhiều lầm tưởng về hoạt động bình thường của bàng quang, nhưng chúng ta đang tham khảo ý kiến từ một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để làm sáng tỏ những điều xảy ra khi bàng quang hoạt động quá mức.
Bạn có thể đã nhiều lần quyết định đi tiểu trước khi cảm thấy buồn đi vệ sinh, đặc biệt là khi có thể liên quan đến việc ở trong một tình huống khó tiếp cận nhà vệ sinh. Điều này có thể xảy ra trước một chuyến đi xe dài hoặc trước khi bộ phim bắt đầu trong rạp.
Điều đó không nghiêm trọng nếu nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Tuy nhiên, nếu cố ý đi tiểu thường xuyên, có thể bạn sẽ huấn luyện bàng quang chỉ có khả năng chứa lượng nước tiểu ít ỏi. Điều này cũng dẫn đến việc bạn không thể nhịn tiểu khi đã thực sự ‘buồn’ do bàng quang không còn khả năng chứa nhiều nước tiểu. Bàng quang của bạn tự nhiên hoạt động rất tốt, và bạn nên lắng nghe cơ thể mình khi bạn cần vào nhà vệ sinh. Chỉ đáp lại tiếng gọi này khi nó xuất hiện một cách tự nhiên.
Nếu bạn đi vệ sinh quá thường xuyên, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ hướng dẫn bạn cách huấn luyện lại bàng quang để nó chấp nhận lượng chất lỏng nhiều hơn thông qua việc lên lịch đi nhà vệ sinh trong khoảng thời gian dài hơn trong một giai đoạn. Huấn luyện bàng quang bao gồm sử dụng các phương pháp làm bản thân xao nhãng, bài tập thở, hoặc huấn luyện cơ sàn chậu để làm giảm cảm giác muốn đi vệ sinh cấp bách, để bàng quang có thể chứa lượng chất lỏng nhiều hơn. Khoảng cách này có thể được tăng dần trong một khoảng thời gian. Bàng quang sau đó sẽ tự học cách chỉ gửi tín hiệu khi nó đạt đến thể tích thích hợp hơn cho sức khỏe.
Đây có thể không phải vấn đề với nam giới, nhưng với phụ nữ, ngồi trên bồn cầu để đi tiểu là cách tự nhiên hơn để làm trống bàng quang vì vị trí đó cho phép cơ sàn chậu được thả lỏng. Trong các nhà vệ sinh công cộng, một số bạn nữ có nỗi sợ nhiễm trùng từ bồn cầu.
Sự thật là bạn không thể nhiễm bệnh theo cách này. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cần thiết, hãy phủ giấy toilet lên bồn cầu trước khi sử dụng. Bàng quang tiểu tiện hết dễ dàng hơn nhiều khi bạn ngồi và thả lỏng so với khi bạn đứng và ngồi lơ lửng.
Lượng chất lỏng cần uống mỗi ngày khác nhau tùy theo từng cá nhân, tùy thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động của họ. Cách đo lường tốt nhất là uống khi nào bạn thấy khát và giữ cho cơ thể đủ nước. Việc này ngăn nước tiểu trở nên quá đậm đặc, đồng thời hạ thấp rủi ro mắc bệnh sỏi thận.
Nhìn chung, đặt mục tiêu uống 2 lít chất lỏng mỗi ngày là một thước đo phù hợp cho hầu hết mọi người. Để bù nước tối ưu, nước là lựa chọn tốt nhất, nhưng nước ép trái cây, súp, hoặc sinh tố cũng được tính
Không, điều này không ổn, và cũng không bình thường.
Đừng chấp nhận những tai nạn nhỏ này là một phần của cuộc sống, hay nghi thức trưởng thành khi người ta lớn tuổi hơn. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng có tên gọi là chứng tiểu không tự chủ do gắng sức, tình trạng này có thể được điều trị. Hãy đi khám bác sĩ để tìm giải pháp, vì tình trạng rò rỉ bàng quang có thể xấu đi theo năm tháng. Yêu cầu giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để học một số bài tập có thể làm khỏe cơ sàn chậu. Bạn luôn có thể quay lại với chế độ tập luyện bình thường sau khi có khả năng nhịn tiểu trở lại.
Điều này không đúng. Triệu chứng của chứng bàng quang hoạt động quá mức là tiểu không tự chủ, và nam giới cũng phải trải qua tình trạng này nhiều như nữ giới. Tình trạng tiểu không tự chủ liên quan đến bàng quang hoạt động quá mức thường là giai đoạn nghiêm trọng hơn của hội chứng bàng quang hoạt động quá mức.
Nam giới cũng có thể có triệu chứng này, và đa số nguyên nhân là do tuyến tiền liệt phì đại. Theo thời gian, một nửa số nam giới sẽ có tuyến tiền liệt phì đại khi bước sang tuổi 60, và tỷ lệ này có thể lên đến 90% khi đến tuổi 85.
Nguyên nhân khác của bàng quang hoạt động quá mức bao gồm nhiễm trùng bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư, và các bệnh lý liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson.
Nếu nhu cầu đi tiểu của bạn đang xảy ra thường xuyên hơn so với bình thường, hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu người sẽ có khả năng cung cấp cho bạn chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.