Dr Tan Ban Wei Ronny
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Bệnh Peyronie (PD), hay còn được gọi là chứng xơ cứng dương vật, là một dị dạng dương vật khiến dương vật cong lên trong lúc cương cứng và có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục do tình trạng này gây ra.
PD là một tình trạng sức khỏe đã được biết đến từ năm 1743, khi nó được đặt theo tên của bác sĩ phẫu thuật Francios Gigot de La Peyronie. Vào thời đó, nó được xem là một tình trạng bệnh liên quan đến hoa liễu, hay còn được gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày nay. Tất nhiên, ngày nay chúng ta biết rằng bệnh này hoàn toàn không truyền nhiễm và thực chất là một rối loạn về chữa lành vết thương.
Khoảng 3 – 9% nam giới trưởng thành được cho là chịu ảnh hưởng của bệnh này, với số lượng người mắc bệnh lớn nhất là độ tuổi 50. Độ phổ biến của căn bệnh này có thể cao hơn một chút vì các quý ông có thể ngần ngại không muốn tìm lời tư vấn y tế từ bác sĩ của họ, cho nên tình trạng bệnh rất có thể không được thống kê đầy đủ.
Nếu dương vật của bạn cong lên khi cương cứng, bạn có thể đã mắc PD. Độ cong có khuynh hướng làm dương vật trông ngắn hơn và có thể cản trở hoạt động tình dục, cả hai đều là những vấn đề gây lúng túng và xấu hổ cho người mắc bệnh. Bạn cũng có thể cảm nhận được một cục uọc dọc dương vật kèm theo độ cong. Trong giai đoạn đầu của PD, còn được gọi là giai đoạn cấp tính, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các quý ông, đều trải qua các cơn cương cứng gây đau đớn. Giai đoạn này thường kéo dài đến 6 tháng và độ cong có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc trở nên ổn định.
PD là một rối loạn về chữa lành vết thương, nghĩa là dương vật có thể đã chịu đựng một chấn thương nào đó vào một thời điểm nào đó trước khi các triệu chứng xảy ra. Một số quý ông hồi tưởng lại một dạng chấn thương nào đó ở dương vật trong lúc hoạt động tình dục trước khi các triệu chứng khởi phát. Đây là một rối loạn tiến triển, nghĩa là tình trạng bệnh có thể xấu đi theo thời gian.
Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn mắc PD, tình trạng bệnh khó có thể tự điều chỉnh. Chưa tới 15% quý ông mắc PD báo cáo tình trạng hồi phục mà không có sự can thiệp y tế. Theo nguyên tắc chung, 40% quý ông báo cáo các độ cong vẫn không thay đổi và xấp xỉ 45% người mắc PD báo cáo rằng các độ cong tiếp tục xấu đi.
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một bác sĩ tiết niệu nếu bạn mắc PD. Hãy đem theo vài tấm hình chụp dương vật đang cương cứng của bạn để bác sĩ có thể nhìn thấy loại và giai đoạn của dị dạng dương vật. Bác sĩ tiết niệu thường sẽ yêu cầu tiến hành siêu âm Doppler dương vật. Trước khi siêu âm, bạn sẽ được tiêm thuốc để gây cương cứng nhân tạo. Sau đó bác sĩ sẽ đo độ cong dương vật và ghi chép điều này như một mức căn bản trước khi khuyến nghị bất kỳ một hình thức điều trị nào. Chức năng cương cứng của bạn sau đó sẽ được đánh giá thông qua siêu âm.
Các liệu pháp không phẫu thuật – Có một số liệu pháp y khoa xâm lấn tối thiểu dành cho PD, bao gồm điều trị bằng tế bào gốc, mặc dù các tài liệu hiện tại chỉ thể hiện các bằng chứng tốt về sử dụng thuốc uống hoặc liệu pháp tiêm vào trong tổn thương (điều trị bằng cách tiêm trực tiếp vào vết thương).
Phẫu thuật – Nếu liệu pháp y khoa không thành công, hoặc nếu bạn muốn có kết quả nhanh và dài hạn, bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn nên đi phẫu thuật. Nếu bạn không gặp vấn đề nào trong việc đạt được hoặc duy trì tình trạng cương cứng và độ cong của dương vật không quá mức, bạn có thể sẽ trải qua một quy trình tiểu phẫu đơn giản được gọi là xếp dương vật để chỉnh lại góc độ cong. Có khả năng dương vật sẽ ngắn lại do quy trình. Nếu độ cong nghiêm trọng hơn, bác sĩ của bạn sẽ khuyến nghị rạch chỗ phồng lên và sử dụng một mảnh ghép. Đây là một quy trình phức tạp đem theo nguy cơ rối loạn chức năng cương dương. Nếu bạn đã mắc chứng rối loạn chức năng cương dương kèm theo PD, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ chọn tiến hành đặt dụng cụ giả dương vật bơm căng. Quy trình này sẽ giải quyết cả hai vấn đề rối loạn chức năng cương dương và dương vật ngắn lại.
Để khắc phục căn bệnh thầm kín này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn bạn có.