Dr Ruben Manohara
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Bạn đã từng tự hỏi tại sao khi mọi người phàn nàn về việc đau nhức, họ thường massage vai không? Đó là vì vai gánh nặng của việc nâng vật nặng, những ngày dài trước máy tính, hàng giờ đồng hồ nấu ăn và làm việc nhà, hoặc tập luyện các môn thể thao như CrossFit, tennis, và bơi lội.
Nếu bạn đã từng có cảm giác đau khi cố gắng cử động cánh tay hoặc không thể nhấc được những thứ nặng bình thường, bạn sẽ hiểu được việc đau nhức hay bị chấn thương ở vai gây khó chịu như thế nào.
Tùy thuộc vào mức độ của cơn đau, một vài người trong số chúng ta đã cố gắng lờ cơn đau và tiếp tục chịu đựng, đắp miếng dán thuốc, hoặc dùng liều thuốc giảm đau để làm dịu những cơn đau nhức cơ bắp đó. Vấn đề là, những giải pháp này không hiệu quả cho trường hợp đau nghiêm trọng, và có thể làm cho vết thương trở nên nặng hơn.
Vì chấn thương vai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau - và đôi khi do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân - sau đây là một cái nhìn về một vài nguyên nhân phổ biến và điều bạn có thể thực hiện:
Đôi khi, thực hiện cùng một hành động lặp đi lặp lại có thể dẫn đến chấn thương. Những chuyển động liên tục, lặp lại có thể làm tổn thương sụn (lớp cao su nhẵn bọc lấy bề mặt các khớp vai) hoặc làm rách vòng xoay (nhóm các cơ bắp và gân giữ các xương vai liên kết với nhau). Cả hai chấn thương này sẽ gây khó khăn khi giơ cao cánh tay lên trên đầu, hoặc gây đau khi cố nâng vật nặng.
Đôi khi, lạm dụng vai cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch, khi các túi nhỏ giữa các xương và mô mềm được gọi là bao hoạt dịch bị viêm hoặc sưng lên. Điều này dẫn đến đau nhức ở vai kể cả khi thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như mặc quần áo.
Một cú ngã hoặc tác động trực tiếp mạnh lên vai có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng như trật khớp, tức là cánh tay của bạn bị tuột khỏi hốc khớp, hoặc gãy xương, có nghĩa là xương cổ (xương đòn), cánh tay trên (xương cánh tay) hoặc xương bả vai (xương bả vai) bị gãy.
Có 2 dạng viêm khớp có thể dẫn đến cứng khớp và đau vai. Trong viêm xương khớp, phần sụn nằm giữa các xương bị phá vỡ, trong khi với viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng bảo vệ các khớp.
Tình trạng cứng khớp và đau cũng có thể xảy ra do vấn đề được gọi là viêm bao khớp đông lạnh, khởi phát một cách từ từ, rồi trở nên tồi tệ hơn và sau đó hồi phục trong vòng 1 - 3 năm. Bạn có thể có nhiều khả năng cao hơn gặp phải vấn đề này nếu có một vài tình trạng bệnh lý liên quan, hoặc một chấn thương hoặc một cuộc tiểu phẫu gần đây khiến bạn không thể nâng cánh tay lên.
Một nguyên nhân phổ biến khác được gọi là kẹt khớp (impingement), nơi một phần xương bả vai đè ép lên các mô mềm mỗi khi cánh tay của bạn được nhấc khỏi cơ thể, với cơn đau kéo theo giới hạn sự vận động các cánh tay.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân hoặc dạng chấn thương.
Trong nhiều trường hợp, nghỉ ngơi và áp dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh có thể hỗ trợ giảm đau. Thuốc giảm đau và/hoặc kháng viêm cũng có thể giúp đỡ, nhưng không nên dùng cho hơn vài ngày trừ khi được khuyên bởi bác sĩ.
Nếu không có dấu hiệu cải thiện nào sau vài ngày tự chăm sóc, có thể đã đến lúc tìm kiếm tư vấn y khoa sâu hơn từ một bác sĩ chuyên về các chấn thương xương và khớp, được gọi là một chuyên gia về chỉnh hình.
Một vài xét nghiệm có thể được yêu cầu như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), cùng nhiều xét nghiệm khác. Những xét nghiệm sẽ hỗ trợ chuyên gia xác định liệu cơn đau có phải dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý hoặc một vết thương cần được điều trị sâu hơn hay không.
Lựa chọn điều trị có thể trải rộng từ tiêm corticosteroid vào khớp để giảm sưng và đau, hoặc nội soi khớp, một thủ thuật có khả năng chuẩn đoán cũng như điều trị các vấn đề về khớp, mà không cần đến phẫu thuật mở. Vì nội soi khớp mang tính xâm lấn tối thiểu, bệnh nhân thậm chí có thể trải qua thủ thuật này với vai trò là một bệnh nhân ngoại trú và phục hồi tại nhà.
Vai Trò Của Nội Soi Khớp
Sau đây là cách nội soi khớp hoạt động: một đường rạch nhỏ được tạo ra để cho phép đưa camera quang học vào, và hình ảnh được truyền đến một màn hình video độ nét cao. Điều này cho phép các chuyên gia nhìn rõ vào bên trong khớp. Với sự hỗ trợ của các đường rạch nhỏ khác, nội soi khớp thậm chí còn cho phép một số loại phẫu thuật được tiến hành để điều trị các loại chấn thương vai bao gồm tổn thương sụn, gân cơ, và các dây chằng bị rách. Tuy nhiên, nếu các chấn thương này ở mức độ nghiêm trọng hoặc trải rộng, các phương pháp phẫu thuật khác có thể sẽ cần thiết.
Đối với các chấn thương liên quan đến chấn động mạnh như trật khớp hoặc gãy xương, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức tại Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất để đặt các khúc xương trở lại đúng vị trí. Bạn có thể cần đeo một cái đai treo tay để giữ mọi thứ ở đúng vị trí trong khi hồi phục, theo sau đó là các bài tập để tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp và cải thiện tầm vận động.
Nhìn chung, bất cứ dạng đau nhức vai nào cũng không nên bị xem thường - một vết thương không được chữa trị có thể trở nên khó chữa trị hơn, trong khi một tình trạng mãn tính hoặc thoái hóa có thể trầm trọng hơn. Vì cơn đau có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một người, từ việc ngăn cản giấc ngủ cho đến tác động đến công việc và các hoạt động xã hội, việc điều trị không nên bị trì hoãn.
Để có thêm thông tin về đau nhức vai và các lựa chọn điều trị, hãy trò chuyện với một chuyên gia chỉnh hình. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải cơn đau đột ngột và nghiêm trọng, đi cùng các triệu chứng như tê bì, yếu sức, hoặc sưng, bạn nên tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức tại Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất.