Dr Lee Hung Ming
Bác sĩ nhãn khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhãn khoa
Đã bao giờ bạn dừng lại và nghĩ về tần suất chúng ta chớp mắt? Trung bình chúng ta chớp mắt tầm 15 lần mỗi phút. Đây là cách tự nhiên của cơ thể để giữ ẩm cho mắt, ngăn mắt khỏi bị khô, và đảm bảo mắt khỏi các chất kích thích.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chúng ta chớp mắt ít hơn nhiều so với thông thường khi nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính. Kết quả là, mắt trở nên khô nhanh hơn, có khả năng dẫn đến việc ngứa, kích ứng, và không thoải mái.
Hơn nữa, ánh sáng mạnh từ màn hình máy tính tạo thêm áp lực, khiến mắt khó tập trung hơn. Điều này thỉnh thoảng gây ra đau mắt, đau đầu, và thậm chí đau cổ. Các tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn với các nguyên nhân tưởng như vô hại, chẳng hạn như ánh sáng phản chiếu từ tường và cửa sổ trong văn phòng.
Các tình trạng như này đều có tên gọi trong y học, và chúng được gọi là Hội Chứng Thị Giác Do Vi Tính.
Theo Hội Nhãn Khoa Hoa Kỳ, "Hội Chứng Thị Giác Do Vi Tính, hay còn được nhắc đến với cái tên Căng Mỏi Mắt Kỹ Thuật Số, mô tả một nhóm các vấn đề liên quan đến mắt và thị lực xuất phát từ việc dùng máy tính, máy tính bảng, máy đọc sách điện tử, và điện thoại di động kéo dài. Nhiều người bị khó chịu ở mắt và vấn đề với thị lực khi nhìn vào màn hình kỹ thuật số trong thời gian dài. Mức độ khó chịu dường như gia tăng tỷ lệ thuận với lượng thời gian sử dụng màn hình kỹ thuật số."
Hội chứng thị giác do vi tính thể hiện qua hàng loạt các triệu chứng, và nếu bạn nhận thấy bản thân đang dành phần lớn thời gian nhìn vào màn hình, bạn có thể đã trải qua một vài các triệu chứng sau:
Tin tốt là hội chứng thị giác do vi tính có thể được giảm nhẹ với một vài điều chỉnh đơn giản về môi trường xung quanh hoặc thói quen hằng ngày.
Thật tuyệt khi có một văn phòng với tầm nhìn ra không gian, nhưng ánh sáng chói từ bên ngoài có thể khiến mắt bạn mệt hơn nữa. Thử di chuyển màn hình ra khỏi hướng chiếu nắng từ cửa sổ, hoặc nếu không thể, hãy đặt thêm mành hoặc rèm cửa để che bớt ánh nắng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tốt nhất là đặt màn hình máy tính cách xa tầm 50 – 71 centimet tính từ khuôn mặt bạn, vậy nên hãy sắp xếp bàn làm việc cho phù hợp. Đảm bảo rằng màn hình ở đúng độ cao để bạn không cần phải gồng cổ hay gò lưng vào tư thế khó chịu để nhìn màn hình.
Nhận thấy khó đọc hơn với khoảng cách xa màn hình? Thử tăng kích thước chữ thay vì di chuyển màn hình đến gần hơn.
Nghiên cứu gợi ý rằng bạn có thể giảm mức độ căng thẳng lên mắt bằng cách nghỉ giải lao ít nhất bốn lần, mỗi lần năm phút, ngoài giờ ăn trưa 30 phút.
Nếu không thể rời khỏi bàn làm việc thường xuyên đến vậy, hãy thử tập thể dục cho mắt thay thế. Áp dụng nguyên tắc 20-20-20: Cứ mỗi 20 phút, hãy nhìn vào một vật thể cách mình ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây. Điều này giúp thư giãn cơ mắt bạn đang sử dụng để tập trung, và giữ cho mắt tỉnh táo được lâu hơn.
Đảm bảo rằng đơn thuốc kính của bạn được cập nhật đúng thời hạn. Sử dụng một cặp kính cũ có độ không còn chính xác có thể dẫn đến khó khăn khi đọc, và từ đó gây ra mệt mắt. Một cặp kính có độ chỉnh quá cao cũng có thể gây ra mệt mắt.
Người trên 40 tuổi thường phát triển chứng viễn thị (còn được gọi là lão hoa). Trong trường hợp này, đeo kính với độ thấp (khoảng +1.00) có thể giúp giảm nhẹ mệt mắt.
Dù chưa có bằng chứng thuyết phục nào, một vài nghiên cứu cũng gợi ý rằng nên chọn kính có lớp phản xạ ánh sáng xanh, hay chống chói.
Điều hòa trong văn phòng có thể khiến tình trạng mắt khô, nhức, hay ngứa trở nên tệ hơn. Nếu bạn đang nỗ lực giữ tập trung, hãy thử hỏi bác sĩ về nước mắt nhân tạo, chúng có thể giúp đôi mắt bạn được tươi mới suốt ngày dài. Nước mắt nhân tạo không chỉ giúp làm dịu triệu chứng, mà còn có thể giảm cơ hội bị kích ứng hoặc nhiễm trùng.
Thỉnh thoảng, căng mắt hoặc mờ mắt có thể do các vấn đề tiềm ẩn trong mắt như khô mắt, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, hay thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nếu bạn thấy Hội chứng Thị giác Vi tính kéo dài và nặng nề, tốt nhất hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa mắt. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp phòng chống các bệnh về mắt nghiêm trọng.