Những Quan Niệm Sai Lầm Về Y Học Cổ Truyền Trung Hoa

Nguồn: Shutterstock

Những Quan Niệm Sai Lầm Về Y Học Cổ Truyền Trung Hoa

Cập nhật lần cuối: 20 Tháng Mười Hai 2022 | 2 phút - Thời gian đọc

Mặc dù có thể ngày càng trở nên phổ biến, Y Học Cổ Truyền Trung Hoa vẫn vấp phải một vài quan niệm sai lầm cho dù đã sở hữu một lịch sử trải dài tới hơn 3,000 năm. Bác sĩ Y Học Cổ Truyền Trung Hoa - Tiến sĩ Lim Tze Chao - sẽ giúp làm rõ vấn đề này.

Với một lịch sử dày dặn kéo dài hơn 3,000 năm, lợi ích và hiệu quả của Y Học Cổ Truyền Trung Hoa (TCM) đã được minh chứng rõ ràng trong ngành y tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài quan điểm sai lệch phổ biến. Ở đây, chúng tôi sẽ xóa bỏ 5 trong số các "huyền thoại" bao quanh TCM tại Singapore.

Quan Niệm Sai Lầm Số 1: Y Học Cổ Truyền Trung Hoa Không Được Kiểm Soát

Có thể bạn không biết, nhưng TCM thực sự được quản lý bởi Hội Đồng Hành Nghề Y Học Cổ Truyền Trung Hoa tại Singapore. Và tất cả các loại độc dược Trung Hoa, như thuốc viên, thuốc nang con nhộng, và thuốc nước, cũng như các nhà nhập khẩu, bán sỉ, và nhà sản xuất các loại thuốc trên, đều chịu sự quản lý của Cơ Quan Khoa Học Y Tế Singapore.

Các thầy thuốc Đông y được yêu cầu phải hoàn thành các điều kiện cần thiết về trình độ học vấn, phải hoàn tất quá trình đào tạo thường kỳ, và phải vượt qua các kỳ kiểm tra chứng chỉ trước khi được cho phép hành nghề tại Singapore. Hơn thế nữa, các thầy thuốc Đông Y phải tiếp tục nâng cao trình độ học vấn để gia tăng kiến thức và kỹ năng, và tăng cường hiệu suất nghề nghiệp.

Quan Niệm Sai Lầm Số 2: Y Học Cổ Truyền Trung Hoa = Châm Cứu

Y Học Cổ Truyền Trung Hoa tập trung vào một phương thức tiếp cận tổng quát để điều trị cho bệnh nhân. Trái với niềm tin phổ biến, châm cứu chỉ là một thành phần đơn lẻ trong Y Học Cổ Truyền Trung Hoa. Các phương cách điều trị khác trong Y Học Cổ Truyền Trung Hoa bao gồm các loại dược thảo, xoa bóp tuina, giác hơi, thay đổi lối sống, tập thể dục, và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Một sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị trên có thể được kê đơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng cá nhân.

Quan Niệm Sai Lầm Số 3: Hiệu Quả Của Y Học Cổ Truyền Trung Hoa Nằm Ở Tư Tưởng Bệnh Nhân

Các lợi ích của Y Học Cổ Truyền Trung

Hoa không có bản chất tâm lý cũng không phải là hiệu ứng giả dược (placebo). Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả tích cực của môn y học này trong việc vận hành quá trình giải phóng endorphin, đóng vai trò như những thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Hơn nữa, châm cứu đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) công nhận là một hình thức điều trị hiệu quả cho 28 loại bệnh tật, triệu chứng hoặc tình trạng sức khỏe, bao gồm các hiệu ứng buồn nôn và nôn mửa gây ra bởi hóa trị liệu cũng như đau do ung thư.

Quan Niệm Sai Lầm Số 4: Y Học Cổ Truyền Trung Hoa Chỉ Điều Trị Hiệu Quả Chứng Đau

Hiệu quả điều trị cơn đau của Y Học Cổ Truyền Trung Hoa đã tạo ra ấn tượng rằng sự hiệu nghiệm của bộ môn y học này chỉ bị giới hạn trong việc điều trị chấn thương do tai nạn và tổn thương về thể chất. Tuy nhiên, Y Học Cổ Truyền Trung Hoa cũng có thể được sử dụng cho các chứng bệnh của thời đại như rối loạn tiêu hóa, đau nửa đầu, dị ứng, sức khỏe tinh thần, và thậm chí giảm cân.

Quan Niệm Sai Lầm Số 5: Y Học Cổ Truyền Trung Hoa Không Được Hỗ Trợ Bởi Nghiên Cứu Khoa Học

Y Học Cổ Truyền Trung Hoa đã phát triển và sàng lọc kiến thức của mình trong quá trình hành nghề kéo dài đến hàng ngàn năm và vẫn phổ biến cho đến ngày nay. Vào năm 2015, Giải Nobel Y Học đã được trao cho một nhà nghiên cứu y học cổ truyền Trung Hoa vì tìm ra phương pháp điều trị bệnh sốt rét bằng cách sử dụng các cây thảo dược truyền thống. Hơn thế nữa, Trung Tâm Quốc Gia Bổ Sung Và Hội Nhập Y Tế đã lưu ý rằng châm cứu mang lại lợi ích trong việc giảm bớt cơn đau sau phẫu thuật trong số đối tượng người trưởng thành, giảm thiểu các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa do hóa trị liệu, cũng như xoa dịu các chứng đau nửa đầu và nhiều tình trạng sức khỏe khác như chứng đau khuỷu tay vận động viên tennis, đau cơ xơ hóa, và chứng nghiện ngập.

Y Học Cổ Truyền Trung Hoa đã được khoa học chứng minh là một hình thức điều trị an toàn và hiệu quả. Môn y học này cũng đã được chứng minh có tính chất bổ sung hoàn hảo cho Tây Y trong việc điều trị một phạm vi rộng các tình trạng thể chất, trong khi cùng lúc mang đến phương pháp chăm sóc toàn diện cho mỗi cá nhân.

Đọc thêm về các phương pháp điều trị Y Học Cổ Truyền Trung Hoa sẵn có tại Parkway Shenton, hoặc trao đổi với các bác sĩ tại một phòng khám Y Học Cổ Truyền Trung Hoa Parkway Shenton gần bạn nhất.

Vickers, A. J., Vertosick, E. A., Lewith, G., MacPherson, H., Foster, N. E., Sherman, K. J., Irnich, D., Witt, C. M., Linde, K., & Acupuncture Trialists' Collaboration (2018). Acupuncture for Chronic Pain: Update of an Individual Patient Data Meta-Analysis. The journal of pain, 19(5), 455–474. https://doi.org/10.1016/j.jpain.2017.11.005

Kwokming James Cheng (2014). Neurobiological Mechanisms of Acupuncture for Some Common Illnesses: A Clinician's Perspective. Journal of Acupuncture and Meridian Studies, 7(5), 105-114. https://doi.org/10.1016/j.jams.2013.07.008.
Bài viết liên quan
Xem tất cả