Dr Tan Yu-Meng
Bác sĩ Ngoại Tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ Ngoại Tổng quát
Bác sĩ Tan Yu-Meng, bác sĩ phẫu thuật tổng quát tại Bệnh viện Mount Elizabeth, cung cấp cho chúng ta thông tin thực tế về ung thư tuyến tụy và các lựa chọn điều trị hiện có cho bệnh nhân.
Những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy phải đối mặt với một thực tế là chỉ có khoảng 5% tỷ lệ sống sau 5 năm hoặc lâu hơn, chỉ 1% tỷ lệ sống sau 10 năm trở lên sau khi được chẩn đoán.
Phần lớn bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy đã di căn tại chỗ hoặc sẽ di căn tới các cơ quan, bộ phận khác ngay cả khi trong giai đoạn chưa có triệu chứng.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm duy nhất với tỷ lệ sống sau 5 năm (sau khi cắt bỏ thành công toàn bộ khối u) là 20 - 25%. Tuy nhiên điều này cũng thường chỉ xảy ra trên 20% đến 25% tổng số bệnh nhân vào thời điểm được chẩn đoán xác định.
Ung thư tuyến tụy xảy ra trong các mô thuộc tuyến tụy. Tuyến tụy là một cơ quan trong bụng, nằm phía sau phần dưới của dạ dày. Nó có chức năng giải phóng các enzym giúp tiêu hóa thức ăn và sản xuất các hormone để kiểm soát lượng đường trong máu.
Sự tăng trưởng của các tế bào bất thường xảy ra ở tuyến tụy lâu ngày sẽ hình thành khối u lành tính hoặc ung thư. Loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến ống tụy. Nó bắt đầu trong các tế bào niêm mạc ống dẫn các enzyme tiêu hóa ra khỏi tuyến tụy.
Việc phát hiện ung thư tuyến tụy thường muộn vì không có triệu chứng nào cho đến giai đoạn muộn của bệnh khi ung thư đã di căn sang các cơ quan, bộ phận khác.
Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy thường xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn. Dưới đây là một vài biểu hiện của ung thư tuyến tụy bạn nên biết:
Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ung thư tuyến tụy. Ung thư hình thành khi các tế bào trong tuyến tụy đột biến, bất thường trong DNA của chúng. Những đột biến này khiến các tế bào không thể kiểm soát, và tiếp tục tăng sinh sau khi tế bào bình thường bị tiêu diệt.
Các tế bào tiếp tục nhân lên không kiểm soát, chúng tích tụ dần và hình thành khối u. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào ung thư này có thể di căn sang các cơ quan, bộ phận khác nhau trên cơ thể người bệnh.
Việc chẩn đoán và điều trị thành công phụ thuộc vào khả năng chẩn đoán xác định và sàng lọc các nhóm có nguy cơ cao trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy. Ung thư tuyến tụy xảy ra do đột biến lẻ tẻ ít hơn 10% so với do đột biến gen di truyền. Những nhóm có nguy cơ cao này nên được sàng lọc ung thư tuyến tụy.
Trong khoảng 90% số bệnh nhân ung thư tuyến tụy, theo một nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây, dựa trên 117 nghiên cứu xác định một số yếu tố nguy cơ như:
Đây là cơ hội duy nhất để truyền thông, giáo dục cho cộng đồng về các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được liên quan đến lối sống, nhằm giảm hoặc ngăn ngừa một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tụy có liên quan đến hiệu ứng khối, chèn ép của khối u.
Hai phần ba số ca ung thư tuyến tụy phát sinh ở phần đầu tụy và một phần ba còn lại ở thân và đuôi tụy.
Các khối u ở thân và đuôi thường chỉ biểu hiện các triệu chứng ở giai đoạn nặng hơn so với các khối u ở đầu tụy, có thể đã gây tắc nghẽn ống mật hoặc ống tụy trước đó.
Như vậy, vàng da tắc mật, sụt cân, chướng bụng, đau bụng, phân có lẫn mỡ hay tiêu chảy là những triệu chứng khởi phát sớm phổ biến nhất.
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là cách tốt nhất để phát hiện ung thư tuyến tụy. Hình ảnh thu nhận được cho phép bác sĩ phẫu thuật đánh giá liệu khối u có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật hay không vì tĩnh mạch cửa và động mạch mạc treo có thể được nhìn thấy rõ, đồng thời cũng có thể đánh giá được các hạch bạch huyết và mức độ di căn đến phúc mạc.
Chụp cộng hưởng từ MRI không có giá trị lợi ích đáng kể nào ngoại trừ ở những bệnh nhân có u nang tuyến tụy.
Sinh thiết được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được hoặc nó có thực sự cần thiết không. Tuy nhiên, trên những trường hợp nghi ngờ cần phải thực hiện sinh thiết trước khi phẫu thuật hoặc điều trị.
Siêu âm nội soi (EUS) ngày càng trở nên phổ biến như một thăm dò hình ảnh, lấy bệnh phẩm sinh thiết làm giải phẫu bệnh cũng như có thể cắt bỏ qua nội soi (phẫu thuật cắt bỏ).
Có một số lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến sự di căn của các tế bào khối u, nhưng các nghiên cứu gần đây lại cho rằng điều này có thể được thực hiện nhưng không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Sinh thiết qua da không được khuyến cáo trong thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Việc điều trị ung thư tuyến tụy thường đòi hỏi ý kiến hội chẩn của nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau như: Ngoại khoa, chuyên khoa Ung bướu và chuyên khoa Nội tiêu hóa.
Mục tiêu chính của việc điều trị ung thư tuyến tụy là cắt bỏ toàn bộ khối u cũng như các tế bào ung thư. Nếu trong trường hợp không thể điều trị triệt căn được thì việc ngăn chặn sự phát triển của khối u là mục tiêu trọng tâm. Ở các trường hợp giai đoạn muộn, mà việc điều trị khó mang lại kết quả tốt thì mục tiêu chính là chăm sóc giảm nhẹ, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho bệnh nhân.
Chỉ 25% các khối u tuyến tụy được coi là có thể cắt bỏ (có thể phẫu thuật cắt bỏ) tại thời điểm chẩn đoán. Mục tiêu chính của phẫu thuật là cắt bỏ toàn bộ khối u cũng như một phần mô xung quanh nó. Nếu bác sĩ phẫu thuật cho rằng điều này là khả thi, phẫu thuật ngay lập tức vẫn là tiêu chuẩn chăm sóc.
Đối với các khối u ở đầu tụy thì thủ thuật Whipple (phẫu thuật cắt bỏ tá tràng) sẽ được ưu tiên chỉ định. Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ đầu tụy, một phần tá tràng, túi mật và một đoạn ống mật chủ.
Đối với các khối u ở thân và đuôi tụy, cần phải cắt bỏ phía xa của tụy hoặc phẫu thuật bán phần tụy. Cả hai ca phẫu thuật này nên được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư tuyến tụy. Điều này đồng nghĩa dẫn đến nguy cơ biến chứng cũng như tử vong do phẫu thuật cao hơn.
Cả hai loại phẫu thuật này hiện có thể được thực hiện bằng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, có thể mang lại nguy cơ thấp hơn mà không có tác động tiêu cực đến kết quả điều trị ung thư. Tùy chọn này hiện nay không được chỉ định rộng rãi, nhưng có thể sẽ trở thành phương pháp điều trị chuẩn trong tương lai gần.
Hóa trị và xạ trị đóng vai trò quan trọng trong 3 nguyên tắc chính điều trị ung thư tuyến tụy.
Đầu tiên, phương pháp này có thể được sử dụng ở những bệnh nhân có khối u ở có thể cắt bỏ được nhằm thu nhỏ khối u và có thể đáp ứng tốt với phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp giữa phẫu thuật viên và chuyên khoa Ung bướu để đồng trị liệu trên nhóm bệnh nhân này.
Thứ hai, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bổ trợ (hỗ trợ sau điều trị ban đầu) sau khi phẫu thuật thành công.
Phần lớn bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường có các bệnh lý cục bộ kèm theo mà không thể thực hiện được phẫu thuật.
Ở đây, hóa trị cũng có vai trò kéo dài thời gian sống bằng cách kiểm soát sự di căn và phát triển của khối u nguyên phát. Có nhiều phác đồ hóa trị đã được đề xuất cũng như các thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa ung bướu về phác đồ điều trị phù hợp nhất với họ.
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy đã di căn được chẩn đoán xác định chiếm tỷ lệ từ 30 - 40%.
Phẫu thuật và đặt stent qua nội soi đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tắc nghẽn đường mật và tá tràng. Những phương pháp này thường được chỉ định thực hiện trước khi bắt đầu hóa trị.
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường bị suy kiệt, chính vì vậy việc nỗ lực giải quyết các khía cạnh liên quan đến dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.
Kiểm soát cơn đau là một khía cạnh quan trọng trong việc điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn muộn.
Tham vấn với chuyên gia về chăm sóc giảm nhẹ thường rất hữu ích. Đã có một nỗ lực đáng kể trong việc tìm ra sự phối hợp tốt nhất giữa hóa trị liệu và điều trị đích cho nhóm bệnh nhân này.
Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư khó điều trị nhất. Trong vài năm qua, đã có nhiều nỗ lực nhằm xác định những gen bất thường trong di truyền. Đây có thể được xem là mục tiêu điều trị ung thư tuyến tụy.
Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy đã được chứng minh là một căn bệnh cực kỳ phức tạp đặt ra những thách thức lớn trong việc xác định các mục tiêu điều trị phù hợp.
Một thực tế đó là việc điều trị ung thư tuyến tụy vẫn khó có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống là có thể đạt được ở phần lớn bệnh nhân.