Dr Goh Hood Keng Christopher
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nhân tuyến giáp là khối tăng sinh phát triển bên trong tuyến giáp, một tuyến nằm ở phía trước cổ. Hầu hết các nhân tuyến giáp đều lành tính và không gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ngay cả khi khối tăng sinh không phải là ung thư, khối này vẫn có thể phát triển đến kích thước đủ lớn và làm ảnh hưởng đến khả năng thở hoặc nuốt.
Nhân tuyến giáp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng chúng có thể phát triển đến mức:
Nhân tuyến giáp khi lớn dần lên có thể làm thay đổi mức độ sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, dẫn đến các tình trạng mất cân bằng hoóc-môn như cường giáp hoặc suy giáp.
Nếu các nhân phát triển đến mức làm tắc nghẽn đường thở, bệnh nhân có thể có tiếng thở ồn ào.
Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh tuyến giáp là tăng cân không rõ nguyên nhân, có thể là chỉ báo của tình trạng sản sinh hoóc-môn tuyến giáp ở mức thấp, bệnh lý này được gọi là suy giáp. Mặt khác, cường giáp, một bệnh lý làm tăng mức độ sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, có thể khiến bệnh nhân bị sụt cân rất đột ngột nếu tuyến giáp tiết ra nhiều hoóc-môn hơn mức cần thiết.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm phát triển nhân tuyến giáp:
Nhân tuyến giáp có thể tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, khả năng này là rất nhỏ. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư nội tiết có thể bị tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp. Phơi nhiễm với phóng xạ, đặc biệt là ở vùng đầu và cổ, cũng có thể khiến quí vị dễ phát triển ung thư tuyến giáp hơn.
Có, nhân tuyến giáp có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng trường hợp này không thường xảy ra. Nếu nhận thấy có khối u ở cổ, quí vị nên hỏi ý kiến bác sĩ vì bác sĩ có thể theo dõi kích thước nhân.
Nhân tuyến giáp có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ quí vị bị nhân tuyến giáp, quí vị sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn.
Nếu tình trạng có mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị quí vị thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, nghĩa là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Mức độ cắt bỏ sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng mà quí vị mắc phải. Những thủ thuật sau đây thường được thực hiện để điều trị ung thư tuyến giáp hoặc để loại bỏ các yếu tố làm tắc nghẽn đường thở.
1. Phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp
Thủ thuật này tiến hành cắt bỏ một nửa tuyến giáp (một thùy). Thủ thuật thường được thực hiện khi nhân hoặc u giới hạn ở một thùy tuyến giáp. Thùy còn lại vẫn nằm trong cổ và sau đó sẽ đảm nhận chức năng của toàn bộ tuyến giáp. Điều này giúp bệnh nhân giảm khả năng cần sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn tuyến giáp.
2. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp
Tình trạng của quí vị có thể tiến triển đến mức phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, cơ thể quí vị sẽ không thể sản sinh hoóc-môn tuyến giáp và quí vị sẽ bị suy giáp. Quí vị sẽ phải sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn, cụ thể là sẽ dùng liều hoóc-môn tuyến giáp tổng hợp hàng ngày.
3. Phẫu thuật cắt bỏ eo tuyến giáp
Thủ thuật phẫu thuật này tiến hành cắt bỏ phần eo nối liền 2 thùy tuyến giáp. Thủ thuật này chỉ được thực hiện khi có các u nhỏ xuất hiện trên phần eo. Trong số 3 phương pháp phẫu thuật, đây là phương pháp mà bệnh nhân dễ hồi phục nhất vì không cần sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn.
Mặc dù ít có khả năng các nhân là ung thư, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, ngay cả khi quí vị không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Phát hiện ung thư sớm có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong quá trình hồi phục. Quí vị cũng nên đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải vấn đề về nuốt hoặc thở.
Chất lượng cuộc sống của quí vị có thể được cải thiện đáng kể, vì vậy, hãy ưu tiên điều trị nếu cần thiết.