Phẫu thuật cắt bỏ vú là thủ thuật phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú chủ yếu để điều trị ung thư vú hoặc để giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Các loại phẫu thuật cắt bỏ vú
Có một số loại phẫu thuật cắt bỏ vú khác nhau và mỗi loại được thực hiện dựa trên lượng mô vú cần phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt bỏ vú tiêu chuẩn hay phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú
Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ mô vú bao gồm núm vú, quầng vú và hầu hết phần da bên trên.
Phẫu thuật cắt bỏ vú tiết kiệm da
Cắt bỏ toàn bộ vú, bao gồm cả núm vú, nhưng bảo tồn hầu hết phần da trên vú. Phẫu thuật này thường được thực hiện cùng với thủ thuật tái tạo vú ngay lập tức.
Phẫu thuật cắt bỏ vú bảo tồn núm vú
Phẫu thuật cắt bỏ vú tiết kiệm da nhưng chỉ cắt bỏ mô vú và giữ nguyên phần da, núm vú và quầng vú.
Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn
Đây là thủ thuật mở rộng, trong đó cắt bỏ toàn bộ vú, bao gồm cả phần da bao phủ, hai cơ dưới vú và các hạch bạch huyết ở nách. Phẫu thuật này được thực hiện nếu ung thư đã lan rộng.
Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn cải biên
Thủ thuật này cắt bỏ toàn bộ vú. Phạm vi cắt bỏ bao gồm núm vú, quầng vú và phần da bên trên trừ các cơ dưới vú.
Tại sao cần phẫu thuật cắt bỏ vú?
Phẫu thuật cắt bỏ vú được thực hiện để giảm nguy cơ mắc ung thư vú (phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng) và để điều trị một số loại ung thư vú như:
Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS). Đây là loại ung thư vú không xâm lấn phát triển trong ống dẫn sữa và chưa lan đến mô vú.
Ung thư vú giai đoạn 1, 2 (giai đoạn đầu) và giai đoạn 3 (tiến triển tại chỗ). Phẫu thuật cắt bỏ vú được dùng để điều trị ung thư vú chưa lây lan sang các hệ cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, xương, não (di căn).
Ung thư vú dạng viêm. Phẫu thuật cắt bỏ vú được khuyến cáo sau khi thực hiện hóa trị vì đây là dạng ung thư vú diễn tiến nhanh.
Bệnh Paget vú. Một loại ung thư hiếm gặp gây ảnh hưởng đến vùng da núm vú và quầng vú.
Ung thư vú tái phát tại chỗ. Đây là loại ung thư tái phát tại chính vú ung thư trước đó mặc dù đã phẫu thuật bảo tồn vú và điều trị xạ trị.
Thủ thuật cũng có thể được thực hiện nếu:
Ung thư đã lan rộng ở vú và không thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ u vú (phẫu thuật bảo tồn vú)
Cá nhân (ví dụ như người mang đột biến gen) có nguy cơ cao mắc ung thư vú trong đời. Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ vú đôi (cắt bỏ cả hai vú) sẽ được khuyến cáo
Ai không nên phẫu thuật cắt bỏ vú?
Nhìn chung, phẫu thuật cắt bỏ vú không được khuyến cáo cho phụ nữ:
Mắc bệnh đã phát hiện di căn (ung thư lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác)
Mắc bệnh tiến triển cần điều trị tân bổ trợ (mọi phương pháp điều trị ung thư được thực hiện trước phương pháp điều trị chính) để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật cắt bỏ
Các nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ vú là gì?
Mặc dù được xem là thủ thuật tương đối an toàn, phẫu thuật cắt bỏ vú vẫn có một số tác dụng phụ hậu phẫu, phần lớn mang tính chất tạm thời và sẽ biến mất theo thời gian:
Tích tụ dịch bên dưới vết mổ (tụ dịch). Tình trạng này xảy ra tại các bề mặt phẫu thuật bị rướm máu nhưng số lượng sẽ giảm theo thời gian. Thông thường sẽ cần đặt ống dẫn lưu trong 7 – 14 ngày để hỗ trợ hút dịch, tránh tình trạng tích tụ gây khó chịu.
Chảy máu
Nhiễm trùng vết thương
Đau vai và cứng khớp
Xơ cứng do mô sẹo tại vị trí phẫu thuật
Chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ vú như thế nào?
Trước phẫu thuật, bạn nên thông báo cho bác sĩ về mọi loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Ngoài ra, bạn có thể nên:
Ngừng dùng thuốc làm loãng máu
Nhịn ăn (không ăn trong 6 giờ và không uống trong 2 giờ) trước phẫu thuật
Điều gì sẽ xảy ra trong phẫu thuật cắt bỏ vú?
Thời gian ước tính
Phẫu thuật cắt bỏ vú thường kéo dài khoảng 2 – 4 tiếng. Phẫu thuật cắt bỏ vú tiết kiệm da và bảo tồn núm vú cần nhiều thời gian hơn vì phức tạp hơn.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Phẫu thuật cắt bỏ vú được thực hiện trong trạng thái gây mê toàn thân nên bạn sẽ mất ý thức trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường để tiếp cận và cắt bỏ toàn bộ vú. Loại đường rạch sẽ thay đổi tùy vào loại phẫu thuật cắt bỏ vú được thực hiện.
Sau đó, mô đã cắt bỏ sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.
(Các) ống dẫn lưu sẽ được đặt tại vị trí phẫu thuật để hỗ trợ xử lý tình trạng tụ dịch.
Sau thủ thuật
Sau phẫu thuật, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức trong khu phẫu thuật, tại đó, bạn sẽ được theo dõi để đảm bảo các thông số (nhịp tim, huyết áp và nhịp thở) ổn định. Bạn cũng sẽ được kiểm tra tình trạng đau sau phẫu thuật.
Bạn sẽ được đưa về phòng bệnh trong bệnh viện khi đã an toàn.
Chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ vú
Tùy vào phẫu thuật đã thực hiện, bạn có thể dự kiến:
Trở về nhà sau 1 – 2 ngày phẫu thuật
Trở lại với các hoạt động thường ngày sau 1 – 2 tuần
Tập các bài tập mức độ nhẹ nhàng đến vừa phải sau 1 tháng
Câu hỏi thường gặp
Đ: Phẫu thuật vú hay phẫu thuật cắt bỏ vú có thể được khuyến cáo để điều trị ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) hoặc ung thư vú không xâm lấn nếu:
Tế bào ung thư đã lan rộng ở vú
Không thể xác định rõ vùng mô bình thường quanh tế bào ung thư bằng một đường rạch lớn
Tồn tại trên một vùng DCIS
Đ: Tình trạng tụ dịch thường tự thuyên giảm sau khoảng một tháng, nhưng có thể lâu hơn và trong một số trường hợp có thể phải mất 1 – 2 năm. Ở một số người, tình trạng tụ dịch “mạn tính” với số lượng từ ít đến vừa phải tại khoang phẫu thuật trong thời gian dài có thể là bình thường. Nếu không gây khó chịu, tình trạng tụ dịch mạn tính có thể không cần điều trị.
Nếu tình trạng tụ dịch gây đau hoặc khó chịu, hạn chế phạm vi cử động của cánh tay, bác sĩ có thể dùng kim nhỏ chọc hút dịch ra ngoài. Thủ thuật này thường không gây đau và an toàn. Có thể phải dẫn lưu nhiều lần trong một vài trường hợp.
Các phương pháp điều trị tụ dịch khác bao gồm:
Chích xơ tĩnh mạch
Cố định tạm thời
Quần áo bó cơ
Steroid
Đ: Nhược điểm chính của phẫu thuật cắt bỏ vú chính là tính chất triệt căn hơn của thủ thuật so với phẫu thuật cắt bỏ u vú và thời gian phục hồi lâu hơn. Tuy nhiên, khả năng tái phát ở vú thấp hơn so với phẫu thuật cắt bỏ u vú.
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết được với bệnh trạng hiện tại, bạn có thể lựa chọn giữa phẫu thuật cắt bỏ vú và phẫu thuật cắt bỏ u vú hay không. Cân nhắc rủi ro và lợi ích của từng thủ thuật để xác định phương án điều trị tốt nhất dành cho bạn.
Đ: Đôi khi, các hạch bạch huyết lân cận ở nách cũng được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú. Việc này nhằm mục đích kiểm tra tình trạng lây lan của tế bào ung thư vú đến các hạch bạch huyết.
Việc cắt bỏ một số lượng lớn hạch bạch huyết có thể làm gián đoạn dòng bạch huyết và khả năng dẫn lưu chất lỏng tại khu vực này. Sẹo xuất hiện sau phẫu thuật cũng như xạ trị hậu phẫu tại khu vực này có thể gây tắc nghẽn thêm. Do đó, dịch bạch huyết có thể tích tụ trong các mô xung quanh, dẫn đến phù bạch huyết (sưng) ở cánh tay.
Rất may, tỷ lệ bị phù bạch huyết đã giảm trong những năm qua nhờ:
Kỹ thuật phẫu thuật cải tiến. Trong hầu hết trường hợp, sinh thiết hạch gác ít mở rộng hơn (1 – 3 hạch bạch huyết) được thực hiện thay cho vét hạch nách (nhiều hạch bạch huyết bị loại bỏ hơn)
Vận động sớm bằng các bài tập cánh tay
Quá trình chăm sóc cánh tay và nâng cao nhận thức để tránh tình trạng nhiễm trùng cánh tay hướng lên không được điều trị
Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe và tránh tăng cân
Đ: Trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú, bác sĩ phẫu thuật sẽ nhắm đến cắt bỏ toàn bộ vú cùng các vùng ung thư có trong đó. Mặc dù vậy, một phần nhỏ mô vú vẫn có thể còn sót lại trên da. Do đó, có thể có khả năng tái phát tại chỗ (tại cùng một vú hoặc thành ngực) sau phẫu thuật cắt bỏ vú, mặc dù tỷ lệ này thường thấp.
Tình trạng tái phát đoạn xa tại các bộ phận khác trong cơ thể (như phổi, gan, xương và não) cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ vú. Tế bào ung thư xâm lấn có thể lan rộng ra ngoài phạm vi vùng vú theo dòng máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Nguy cơ này giảm xuống khi dùng các loại thuốc như hóa trị, điều trị nhắm trúng đích hoặc thuốc kháng nội tiết tố.
Đ: Đau và khó chịu ở mức độ nhẹ đến trung bình sau phẫu thuật cắt bỏ vú là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, bệnh nhân có cảm giác tê và căng tại vị trí phẫu thuật.
Một số bệnh nhân có thể bị đau mạn tính hoặc trong thời gian dài do các rối loạn thần kinh kéo dài trên 6 tháng. Đây là tình trạng không phổ biến và có thể xảy ra ở thành ngực, nách hoặc cánh tay. Nếu bạn bị đau kéo dài sau phẫu thuật cắt bỏ vú, tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án đối phó với các triệu chứng.
Đ: Một số bệnh nhân chọn thực hiện phẫu thuật tái tạo vú sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú vì các lý do như:
Lấy lại cơ quan “đã mất” và khôi phục ngoại hình, nhờ đó có thể giúp nâng cao sự tự tin
Không cần đeo ngực giả (một dạng ngực nhân tạo)
Quá trình tái tạo vú có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ vú (tái tạo ngay) hoặc sau một khoảng thời gian (tái tạo trì hoãn). Việc tái tạo vú ngay có các lợi ích như:
Cần ít phẫu thuật hơn
Có kết quả tốt hơn vì dễ dàng bảo tồn nhiều vùng da vú tự nhiên hơn
Không phải đeo ngực giả
Ít để lại sẹo hơn
Đ: Cần phẫu thuật cắt bỏ vú nếu có:
Hai khối u trở lên tại các phần khác nhau của vú
Mảng lắng đọng canxi có vẻ lan rộng hoặc ác tính ở vú đã được chẩn đoán là ung thư trong quá trình sinh thiết vú
Nguy cơ tái phát ung thư vú gia tăng
Đ: Bạn có thể cảm thấy đau và khó chịu (ví dụ như bị giật và căng quanh vùng vú trong 2 – 3 tuần) sau phẫu thuật cắt bỏ vú.
Đ: Thời điểm bắt đầu đeo ngực giả phù hợp nhất phụ thuộc vào bệnh lý y khoa bạn mắc phải, quá trình lành vết thương sau phẫu thuật và loại phẫu thuật cắt bỏ vú được thực hiện.
Thông thường, sẽ cần khoảng 6 tuần mới có thể đeo ngực giả vĩnh viễn sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú.
Đ: Bạn có thể ăn theo chế độ ăn uống thông thường ngay khi bạn có thể nuốt được chất lỏng. Đảm bảo chế độ ăn uống bao gồm:
Thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt gia cầm và sữa ít béo. Protein trong thịt nạc có thể hỗ trợ khắc phục và chữa lành tế bào.
Trái cây và rau củ giàu dưỡng chất thực vật vì có chứa carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi trong quá trình phục hồi.
Chất béo có lợi cho sức khỏe như omega-3 vì giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giảm viêm trong cơ thể và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đ: Bác sĩ có thể khuyến cáo dùng hóa trị làm liệu pháp bổ trợ cùng với phẫu thuật cắt bỏ vú. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể, độ tuổi và bệnh sử cũng như loại, giai đoạn và tính chất của tình trạng ung thư vú mà bạn mắc phải.
Nếu là loại tại chỗ, ung thư sẽ không có khả năng lây lan sang các khu vực khác. Hóa trị có thể sẽ không được khuyến cáo.
Nếu đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, bạn có thể phải hóa trị vì nguy cơ mắc các loại ung thư vú diễn tiến nhanh dễ lây lan ở độ tuổi này tăng lên.
Nếu phát hiện ung thư tại các hạch bạch huyết hoặc ung thư đã lan đến các vị trí khác bên ngoài mô vú, hóa trị thường bắt buộc phải thực hiện để tiêu diệt số lượng đáng kể tế bào ung thư trong tuần hoàn hệ thống dù đã phẫu thuật.
Bác sĩ thường khuyến cáo hóa trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày phẫu thuật. Điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ ung thư lây lan và nâng cao khả năng sống sót.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Gleneagles?
Tại Bệnh viện Gleneagles ở Singapore, chúng tôi cung cấp cho bệnh nhân dịch vụ chăm sóc và điều trị ung thư toàn diện đối với nhiều loại ung thư khác nhau. Chúng tôi được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, từ khám tầm soát và chẩn đoán đến phẫu thuật, phục hồi chức năng và hơn thế nữa. Hãy để các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm của chúng tôi mang đến dịch vụ chăm sóc bạn cần trong suốt hành trình điều trị ung thư.
Tìm bác sĩ từ các bệnh viện liên kết của chúng tôi
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo IHH Healthcare Singapore. Kiểm tra xem bệnh viện yêu thích của bạn có cung cấp điều trị này không: