Chấn thương bàn tay - Chẩn đoán và Điều trị

Chấn thương bàn tay được chẩn đoán thế nào?

Cách chẩn đoán chấn thương và tổn thương bàn tay có thể khác nhau, và thường bao gồm:

  • Khám lâm sàng. Khi khám lâm sàng cho bàn tay, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương hoặc chấn thương của bạn, đồng thời kiểm tra chức năng thần kinh và cơ.
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Để kiểm tra các chấn thương không nhìn thấy bằng mắt thường, X-quang, chụp CT, chụp MRI và chẩn đoán điện có thể giúp xác định gãy xương, trật khớp hoặc sự có mặt của các dị vật.

Chấn thương bàn tay được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại chấn thươngmức độ nặng. Chấn thương hoặc tổn thương nặng hoặc phức tạp đôi khi có thể cần can thiệp phẫu thuật, nhưng có thể thực hiện chăm sóc chung cho những chấn thương này:

  • Vết rách hoặc vết cắt cần được làm sạch và ép lại để ngăn chảy máu. Nếu vật gây ra vết cắt vẫn còn nằm trong vết thương, không được lấy vật đó ra mà phải tìm trợ giúp y tế. Vết cắt sau đó sẽ cần phải được băng lại để tránh bị nhiễm bẩn.
  • Gãy xương và trật khớp phải được cố định hoặc bó nẹp nếu có thể. Nếu gãy xương dẫn đến xương hở, hãy che lại bằng vải sạch để ngăn bụi xâm nhập vào vết thương và tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Chấn thương mô mềm có thể chườm đá để giảm đau và sưng.
  • Cắt cụt chi cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Che vết thương bằng vải sạch, ẩm và nâng bàn tay cao trên tim để giảm chảy máu. Nếu có thể lấy lại phần bị cắt cụt, phải giữ bộ phận đó ẩm và mát nhưng không tiếp xúc trực tiếp với đá.
  • Nhiễm trùng nên được giữ sạch và khô, thường cần dùng kháng sinh. Nhiễm trùng nặng có thể cần dẫn lưu mủ và loại bỏ mô chết.
  • Vết bỏng do nhiệt có thể làm mát bằng nước, trong khi vết bỏng hóa chất nên được rửa sạch với thật nhiều nước. Vết bỏng sau đó cần được băng lại cho đến khi bạn gặp được bác sĩ.

Chấn thương dù có vẻ nhẹ nhưng có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ, vì vậy nên khám bác sĩ với mọi chấn thương hoặc tổn thương bàn tay để loại trừ mọi tổn thương vĩnh viễn và bạn có thể cần được chăm sóc và dùng thuốc.

Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị chấn thương hoặc đau đớn không thuyên giảm với các biện pháp điều trị tại nhà như chườm đá và nghỉ ngơi, hoặc nếu đau, sưng hoặc chảy máu nặng hơn.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777