Đau cổ - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Tùy vào nguyên nhân gây đau cổ, bạn có thể thử các cách sau:

  • Điều trị bằng chườm nóng và chườm lạnh bằng cách dùng túi chườm
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen
  • Thực hiện một số động tác giãn cơ chậm và nhẹ nhàng
  • Mát-xa
  • Thử châm cứu
  • Cân nhắc phương pháp nắn xương khớp
  • Hạn chế nâng vật nặng và hoạt động thể chất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau cổ, đặc biệt là dùng điện thoại di động và máy tính xách tay
  • Giảm áp lực, để giảm căng cơ
  • Điều chỉnh chỗ ngủ hoặc tư thế ngủ

Đ: Tùy vào nguyên nhân, phương pháp điều trị đau cổ và đau vai sẽ khác nhau. Các phương pháp thông thường để điều trị đau cổ và đau lưng trên bao gồm:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm nóng hoặc lạnh
  • Thuốc giảm đau không theo toa (OTC) như ibuprofen, paracetamol và acetaminophen
  • Thuốc giãn cơ theo toa, nếu thuốc không theo toa không hiệu quả
  • Vật lý trị liệu
  • Tiêm cortisone vào vai
  • Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS)
  • Phẫu thuật, trong trường hợp đặc biệt

Đ: Nếu bạn đang có ý định tự điều trị bằng phương pháp ngoài y khoa để giảm đau cổ, hãy cân nhắc các phương pháp sau:

Bơi lội

Bơi lội có thể tăng cường sức mạnh cho các cơ nâng đỡ cổ và nhờ đó có thể giúp giảm đau, cứng cổ. Nhưng nếu vẫn còn đau sau khi bơi, bạn cần tìm hiểu rõ kỹ thuật bơi và căn chỉnh sao cho đầu nằm ở đúng vị trí so với cơ thể trong lúc bơi.

Mát-xa

Nghiên cứu cho thấy mát-xa có thể làm giảm đau cổ nếu được thực hiện thường xuyên bởi chuyên gia trị liệu chuyên nghiệp và trong khoảng thời gian phù hợp (tốt nhất là 60 phút mỗi lần, 2 – 3 lần một tuần)

Châm cứu

Tài liệu y khoa về hiệu quả của châm cứu vẫn chưa có kết luận nhất quán. Một số nghiên cứu cho rằng châm cứu có thể giúp giảm đau tạm thời chứng cứng cổ mạn tính, nhưng lĩnh vực này cần được nghiên cứu thêm.

Phương pháp nắn xương khớp

Phương pháp nắn xương khớp là phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể giúp giảm đau cổ và triệu chứng liên quan bằng kỹ thuật nắn chỉnh cụ thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh.

Đ: Khi ngủ, hãy dùng thiết bị hỗ trợ giấc ngủ như gối đầu để giữ cho cột sống cổ thẳng hàng, sao cho đường cong tự nhiên của cổ được nâng đỡ và duy trì. Ngoài ra, bạn có thể thử nằm ngửa khi ngủ.

Khi học tập hoặc làm việc tại bàn, thử thiết kế lại không gian làm việc để tạo điều kiện cho tư thế thẳng người. Bạn có thể cải thiện công thái học của không gian làm việc bằng cách:

  • Đặt màn hình tại vị trí sao cho cạnh trên của màn hình ngang với tầm mắt và bạn có thể nhìn mà không phải căng cơ
  • Đặt chuột và bàn phím tại vị trí sao cho cẳng tay song song với sàn nhà
  • Để các dụng cụ thường dùng trong tầm với
  • Điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho bạn có thể ngồi ở tư thế hơi ngả theo đường cong tự nhiên của cột sống
  • Để hai bàn chân chạm sàn trong khi ngồi

Đ: Ban đầu, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp về tình trạng đau đầu và cổ. Tuy nhiên, tùy vào đánh giá của bác sĩ về nguyên nhân gây đau đầu và cổ, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa khác như bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Đ: Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây đau cổ là do các vấn đề về dây thần kinh, bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ là chuyên gia y tế hàng đầu để xác định có đúng cơn đau là do tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh gây ra hay không.

Bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể dùng một số xét nghiệm chẩn đoán để xác định vị trí cụ thể của dây thần kinh bị ảnh hưởng và sẽ cân nhắc nhiều phương án điều trị không phẫu thuật khác nhau trước khi đề xuất phương án cuối cùng là phẫu thuật.

Đ: Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau cổ:

  • Nghiêm trọng
  • Đi kèm với tình trạng chi trên suy yếu, có cảm giác tê hoặc ngứa ran
  • Kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng
  • Hạn chế đáng kể khả năng cử động đầu
  • Lan xuống vai
  • Cảm thấy đau hơn vào buổi sáng

Bác sĩ chính là người có thể tư vấn cho bạn cách điều trị đau cổ hiệu quả nhất.

Đ: Các cách để giảm đau hoặc cứng cổ khi ngủ bao gồm:

  • Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ trong tư thế giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, với sự trợ giúp từ các thiết bị hỗ trợ giấc ngủ như gối đầu
  • Tránh nằm sấp khi ngủ để đầu không bị dồn sang một bên trong nhiều giờ liên tục
  • Đảm bảo có một giấc ngủ ngon
  • Giãn nhẹ cơ cổ trước khi đi ngủ và khi mới thức dậy

Đ: Nằm nghiêng khi ngủ là một trong những cách tốt nhất để giữ đầu thẳng, với cằm thẳng về phía trước. Gối định hình có thể giúp bạn duy trì tư thế trung tính trong khi nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Đừng kê đầu cao đến mức phần tai trên bị ép về phía vai.

Đ: Dù rất hiếm nhưng đau cổ có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế nếu:

  • Đau cổ đi kèm với tê hoặc mất lực ở cánh tay hoặc bàn tay
  • Bạn bị đau buốt ở vai hoặc kéo xuống cánh tay

Đ: Mặc dù đau cổ phần lớn không phải là dấu hiệu của một vấn đề y khoa nghiêm trọng, vẫn có trường hợp đau cổ là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn như:

Đau tim - Đau cổ có thể là dấu hiệu của đau tim nếu:

  • Bạn là nữ giới
  • Đau cổ đi kèm với các dấu hiệu khác như vô cùng mệt mỏi, khó thở, đổ mồ hôi đột ngột hoặc quá nhiều, đau hoặc tức ngực

Ung thư - Đau cổ có thể là dấu hiệu của ung thư nếu:

  • Bạn có khối u, bị sưng hoặc đau nhức không thuyên giảm
  • Đau cổ đi kèm với các dấu hiệu khác như các vấn đề về miệng (mảng trắng hoặc đỏ, đau hoặc chảy máu, hơi thở có mùi), đau họng hoặc đau mặt kéo dài, đau đầu thường xuyên, tê ở vùng đầu và cổ, đau tai hoặc ù tai, giọng nói thay đổi hoặc khàn tiếng, hoặc các vấn đề về mũi (chảy máu cam, nghẹt mũi, tiết dịch bất thường)

Đột quỵ - Đau cổ có thể là dấu hiệu của đột quỵ nếu:

  • Cơn đau diễn ra bất thường, dai dẳng và thường kèm theo đau đầu dữ dội. Đây có thể là hệ quả của tình trạng bóc tách động mạch đốt sống cổ (một trong các động mạch ở cổ bị rách).
  • Bạn cũng gặp phải các triệu chứng của đột quỵ như chóng mặt, nhìn đôi, giật mắt, đi không vững hoặc nói lắp.

Đ: Bạn có thể thử 4 động tác giãn cơ dễ dàng sau để cải thiện tính linh hoạt và chức năng của cổ:

  • Kéo giãn cổ (Uốn cong về phía sau) - Nhìn lên trên và đưa đầu ra sau đồng thời giữ vai và lưng cố định. Giữ im vị trí này trong 5 giây trước khi đưa đầu trở về vị trí trung tính (ban đầu).
  • Gập cổ (Gập về phía trước) - Hạ cằm về phía ngực và nhìn xuống trong khi chỉ di chuyển đầu. Giữ im vị trí này trong 5 giây trước khi trở về vị trí trung tính.
  • Gập cổ sang một bên (Gập từ bên này sang bên kia) - Từ từ ngả đầu sang một bên, đưa tai trái về phía vai trái. Giữ yên vai và lưng trong lúc gập cổ sang một bên. Giữ im vị trí này trong 5 giây trước khi đưa đầu trở về vị trí trung tính. Lặp lại theo hướng ngược lại.
  • Xoay cổ (Quay từ bên này sang bên kia) - Giữ thẳng lưng và giữ yên vai, dần dần quay đầu sang trái hết mức có thể một cách tự nhiên. Giữ im vị trí này trong 5 giây trước khi đưa đầu trở về vị trí trung tính. Lặp lại động tác theo hướng bên phải.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777