Tăng áp phổi là một loại huyết áp cao trong các mạch máu đi từ tim đến phổi.
Tăng áp động mạch phổi là một dạng cụ thể của tăng áp phổi khi các động mạch nhỏ trong phổi bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Bệnh trạng này làm cho máu khó chảy qua mạch máu hơn, làm tăng huyết áp trong phổi. Tim cũng cần phải làm việc chăm chỉ hơn để bơm máu qua phổi, có thể làm suy yếu cơ tim và gây suy tim. Đây là một bệnh trạng hiếm gặp và dần trở nên nặng hơn và có thể đe dọa tính mạng.
Các giai đoạn tăng áp phổi
Các bác sĩ phân loại tăng áp phổi thành 4 giai đoạn, với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng:
Giai đoạn 1 — Bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào, ngay cả khi hoạt động thể chất.
Giai đoạn 2 — Bạn không gặp triệu chứng khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn có thể bị mệt mỏi, khó thở hoặc đau ngực trong khi hoạt động.
Giai đoạn 3 — Bạn có thể cảm thấy một số triệu chứng khi nghỉ ngơi, nhưng chúng không đủ nặng để khiến bạn cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng rõ ràng hơn khi bạn tham gia vào hoạt động thể chất.
Giai đoạn 4 — Ở giai đoạn này, bạn bị tăng áp phổi nặng làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của bạn. Các triệu chứng của bạn xảy ra cả khi nghỉ ngơi và trong hoạt động thể chất. Bạn cũng dễ bị kiệt sức.
Triệu chứng của tăng áp động mạch phổi là gì?
Trong các giai đoạn đầu, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ bắt đầu gặp các triệu chứng như:
Mệt mỏi
Đau ngực
Chóng mặt hay ngất xỉu
Khó thở tăng lên, ban đầu khi bạn tập thể dục và cuối cùng là ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi
Phù, hoặc sưng mắt cá chân, chân và cuối cùng là bụng và cổ
Nhịp đập gấp gáp hay đánh trống ngực
Môi và da chuyển sang màu tím tái
Nguyên nhân gây tăng áp động mạch phổi?
Nguyên nhân của tăng áp động mạch phổi phụ thuộc vào loại tăng áp phổi liên quan:
Tăng áp phổi tự phát hoặc nguyên phát
Nguyên nhân của tăng áp phổi tự phát hoặc nguyên phát vẫn chưa được biết rõ.
Tăng áp phổi thứ phát
Tăng áp phổi thứ phát có liên quan đến các yếu tố nguy cơ đã biết và các bệnh nền như:
Rung tâm nhĩ (AF hoặc AFib), là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất được chẩn đoán trong lâm sàng. Bác sĩ tim mạch Pipin Kojodjojo giải thích tại sao bạn không nên bỏ qua nó.
Bạn nên bắt đầu kiểm tra bệnh tim vào lúc nào, và bác sĩ tiến hành sàng lọc cũng như chẩn đoán bệnh tim bằng cách nào? Bác sĩ tim mạch Paul Ong giải thích chi tiết.
Những cá nhân vận động ở mức độ cao và có thể trạng tốt (fit) cũng không hoàn toàn tránh khỏi các tình trạng tim. Dưới đây là lý do vì sao các vấn đề tim mạch dường như lại phổ biến ở những người có thể trạng tốt, và điều bạn có thể thực hiện để giảm rủi ro mắc bệnh.