Ung thư dạ dày - Triệu chứng & Nguyên nhân

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày (stomach cancer hay gastric cancer) là sự phát triển bất thường của các mô trong dạ dày. Ung thư dạ dày thường bắt đầu từ các tế bào nằm trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Các tế bào ung thư có thể tạo thành một u hoặc loét (đau) trong dạ dày hoặc lan qua thành dạ dày. Theo nghiên cứu báo cáo năm 2018 của Tổ Chức Ung Thư Quốc Tế (Globocan) tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới 11.161 ca mắc mới (12,3%) và đứng đứng 4 trên nữ giới 6.366 ca mắc mới (8,6%).

Ung thư dạ dày gồm những giai đoạn nào?

Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn chính gồm:

  • Giai đoạn 0: Giai đoạn sớm (giai đoạn đầu) – xuất hiện các tế bào không khỏe mạnh trên niêm mạc dạ dày và có thể biến chuyển thành các tế bào ung thư.
  • Giai đoạn I: Có thể xuất hiện khối u trong niêm mạc dạ dày, có thể di căn sang cách hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã lan sâu hơn vào lớp của dạ dày, có thể vào các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư có thể đã xuất hiện ở tất cả các lớp của dạ dày cũng như các cơ quan lân cận như lá lách, ruột kết. Nghiêm trọng hơn là có thể đã đi sâu vào cách hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối – Các tế bào ung thư đã di căn xa và rộng đến các cơ quan như não, phổi, v.v, cơ hội chữa trị là rất thấp.

Triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Khi ung thư phát triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau bụng kinh niên
  • Chán ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đau dạ dày (khó tiêu), bao gồm trào ngược axít hoặc viêm dạ dày. Các triệu chứng ít gặp hơn của ung thư dạ dày bao gồm:
    1. Thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin trong máu)
    2. Đi ngoài phân đen, là dấu hiệu của xuất huyết
    3. Nôn

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?

Những người bị ung thư dạ dày thường bị nhiễm H. Pylori (một loại vi khuẩn), nhưng không phải ai bị nhiễm vi khuẩn này cũng sẽ bị ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày phổ biến ở Đông Á hơn các nước phương Tây.

Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Trên 50 tuổi
  • Ăn nhiều thực phẩm hun khói, cá thịt muối và thực phẩm muối chua – ăn trái cây và rau quả giàu vitamin A và C làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày
  • Có thành viên gia đình mắc ung thư dạ dày
  • Bị thiếu máu ác tính, làm cản trở việc hấp thụ đủ vitamin B12
  • Bị viêm dạ dày mạn, viêm (sưng) dạ dày trong thời gian dài
  • Hút thuốc lá
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777