Bác sĩ Lim Choon Pin
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Hàng năm, hơn 17.5 triệu người trên thế giới qua đời vì bệnh tim mạch, bao gồm các vấn đề về tim phổ biến như bệnh động mạch vành tim, đột quỵ, và bệnh tim do cao huyết áp. Tại Singapore, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh ung thư, chiếm 1 trong 3 ca tử vong trong năm 2017. Vì sự phổ biến của bệnh tim mạch, điều quan trọng là chúng ta phải chăm sóc tốt cho trái tim của mình.
Nhịp tim gia tăng lên khoảng 90 - 100 nhịp mỗi phút cùng với sự tăng lên của căng thẳng hoặc khi bạn di chuyển quanh quẩn trong ngày là điều bình thường. Nhịp tim của bạn thậm chí có thể cao hơn khi hoạt động gắng sức hơn. Nếu bạn không cảm thấy hụt hơi, có thể không có gì để lo lắng.
Bên cạnh một chế độ ăn tốt cho tim và kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong máu, một chế độ tập thể dục đều đặn có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Tập luyện ít nhất 30 phút một ngày trong 5 ngày một tuần ở cường độ vừa phải là mức thường được khuyến nghị. Nếu bạn là người mới bắt đầu áp dụng chế độ tập luyện, điều quan trọng là phải tăng cường độ tập và tần suất tập dần dần. Việc này là để ngăn ngừa những chấn thương không cần thiết cho khớp. Nó cũng giúp tim bạn dần dần điều chỉnh với nhu cầu ngày càng lớn từ các hoạt động thể chất. Những người khác nhau sẽ có thể đẩy cơ thể của mình đến những giới hạn khác nhau. Các tín hiệu rõ ràng yêu cầu dừng bất cứ hoạt động thể chất nào bạn đang tham gia bao gồm đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu, hoặc hụt hơi thái quá.
Thỉnh thoảng sau bữa ăn, một dạ dày no cứng có thể gây ra tình trạng xơ cứng cơ hoành, khiến cho việc hít thở sâu trở nên khó khăn. Điều này thường không liên quan đến tim. Đối với sự mệt mỏi, có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn như thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu), mất cân bằng nội tiết tố, hoặc các bệnh trạng về thận, tim, hoặc phổi. Tốt nhất là gặp bác sĩ gia đình để có được đánh giá về tình trạng này.
Đau tức ngực lan truyền sang cánh tay trái có thể là kết quả của một bệnh trạng được biết đến với cái tên cơn đau thắt ngực (đau tức ngực gây ra bởi tắc nghẽn động mạch tim). Điều này thường được kích hoạt bởi vận sức thể chất và xoa dịu khi nghỉ ngơi. Khi có thể có những nguyên nhân khác gay nên tình trạng này, như căng cơ, được khuyên là nên đến gặp bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia tim mạch để được đánh giá.
Một vài người có thể gặp phải tình trạng loạn nhịp tim không thường xuyên (nhịp ngoại tâm thu) được thiết bị đo huyết áp tự đông ghi nhận là nhịp tim bất thường. Các vấn đề khác về nhịp tim như rung tâm nhĩ hoặc cuồng tâm nhĩ cũng có thể dẫn đến việc thiết bị phát hiện nhịp tim bất thường. Điều này cũng có thể là một chỉ số sai lệch từ máy. Bạn nên đến gặp bác sĩ gia đình để thực hiện điện tim đồ (ECG) nhằm đánh giá tình trạng này. Trong một vài trường hợp, có thể cần một giai đoạn theo dõi lâu hơn để phát hiện nhịp tim bất thường - những trường hợp này sẽ cần được một bác sĩ tim mạch đánh giá.
Điện tim đồ là một phương pháp không xâm lấn nhằm kiểm tra hoạt động điện của tim. Đây là một bài kiểm tra rất đơn giản và không liên quan đến bức xạ hoặc thuốc men. Nó an toàn cho mọi người. Không có giới hạn độ tuổi trên hay dưới cho những đối tượng có thể thực hiện ECG.
Sa van hai lá được gây ra bởi việc đóng van không hoàn toàn và dẫn đến hậu quả máu rò rỉ ngược lại buồng tim trước đó (trong trường hợp này, tâm nhĩ trái). Tình trạng này được giám định tốt nhất bằng siêu âm tim (nghiên cứu tim bằng sóng siêu âm). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự rò rỉ được phát hiện, bạn có thể cần các lần quét theo dõi định kỳ. Các triệu chứng như khó thở hoặc sưng chân thường xuất hiện khi mức độ rò rỉ nghiêm trọng. Sa van hai lá thường không phải là tình trạng y tế khẩn cấp - bạn có thể lên lịch hẹn gặp bác sĩ tim mạch để đánh giá tình trạng sâu hơn.
Sa van hai lá không có khả năng dẫn đến các triệu chứng tê buốt chân tay của bạn. Tuy nhiên, tăng cân có thể gây nên tình trạng tê buốt này, đặc biệt ở tay - tình trạng này được biết đến với cái tên Hội chứng ống cổ tay. Hãy gặp bác sĩ gia đình để đánh giá điều này.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiếng tim thổi ở trẻ con. Một vài nguyên nhân bao gồm các dị tật tim bẩm sinh như lỗ thủng tim hoặc sự bất thường ở các van tim. Những tình trạng này có thể sẽ cần đến điều trị. Phổ biến hơn là các tiếng tim thổi do dòng máu, đây là kết quả của sự đổi góc mạch máu và không gây ra lo ngại về sức khỏe của trẻ. Tốt nhất là hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi để đánh giá tình trạng tiếng tim thổi.
Khi ai đó trải qua một cơn đau tim, điều quan trọng là phải gọi trợ giúp y tế và cấp cứu khẩn cấp ngay lập tức. Ngăn người đó làm bất cứ hoạt động thể chất nào đang diễn ra và bảo họ ngồi hoặc nằm xuống. Nếu người đó có tiền sử mắc các vấn đề về tim, họ có thể mang theo một chai thuốc gọi là "Glyceryl Trinitate" hoặc "GTN" dành cho những trường hợp khẩn cấp như thế này. Thuốc nên được dùng ngay lập tức dưới lưỡi.
Nếu người mất nhận thức, kiểm tra hoạt động hô hấp và mạch đập. Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức nếu những điều này không còn hiện hữu. Nhớ đưa bệnh nhân đến khoa cấp cứu càng sớm càng tốt để có thể thực hiện việc điều trị y tế cần thiết.
Bạn còn thêm những câu hỏi nóng bỏng nào về sức khỏe tim mạch? Hãy lắng nghe cuộc phỏng vấn của Bác sĩ Lim trên Kiss92 "Doctors in the House", nơi các chuyên gia y tế của chúng tôi đưa ra lời khuyên hàng tuần về các chủ đề đa dạng, từ những cơn đau nhức mỏi bạn không nên bỏ qua đến cách đối phó với những tình huống y tế khẩn cấp.