Làm thế nào để cho con bú thành công?

Nguồn: Shutterstock

Làm thế nào để cho con bú thành công?

Cập nhật lần cuối: 02 Tháng Bảy 2019 | 7 phút - Thời gian đọc

Tuần đầu tiên cùng với trẻ sơ sinh có thể sẽ thú vị nhưng cũng đáng sợ, đặc biệt là đối với những người mẹ mới sinh lần đầu. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp hành trình cho con bú của bạn dễ dàng hơn.

1. Sữa mẹ sẽ về khi nào?

Cơ thể của bạn sẽ bắt đầu tiết sữa trước khi em bé chào đời. Trong vòng một tiếng sau khi sinh, em bé sẽ có thể bú sữa lần đầu. Cơ thể bạn ban đầu tiết ra một chất đặc, màu vàng gọi là sữa non, đây là loại sữa chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng em bé và chuẩn bị hệ tiêu hóa của bé cho các cữ bú trong tương lai. Sau vài ngày, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tiết sữa mẹ để nuôi dưỡng em bé trong lúc lớn lên, loại sữa này sẽ lỏng hơn sữa non và có màu trắng nhạt hoặc trắng kem.

2. Tôi có thể cho con bú sau khi sinh mổ không?

How often?

Quan điểm cho rằng việc sinh mổ khiến bạn không thể cho con bú là sai sự thật. Tuy nhiên, bạn có thể phải áp dụng một số tư thế cụ thể để tránh đặt áp lực lên vết mổ. Y tá hoặc bác sĩ có thể chỉ dẫn bạn cách sử dụng gối hỗ trợ khi bế bé, đồng thời giúp bảo vệ các mũi chỉ khâu trong lúc đang lành lại.

Bạn có biết

Bệnh viện Mount Elizabeth Orchard và Bệnh viện Mount Elizabeth Novena là hai bệnh viện tư nhân đầu tiên được công nhận là thân thiện với trẻ nhỏ (baby-friendly) bởi Sáng kiến Y tế Thân thiện với Trẻ sơ sinh (BFHI) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các tiêu chí để đạt được chứng nhận này bao gồm cam kết với 10 bước khuyến khích cho con bú, chẳng hạn như tạo điều kiện cho việc da kề da giữa mẹ và bé trong vòng ít nhất 1 tiếng ngay sau khi sinh.

3. Tôi nên cho con bú thường xuyên như thế nào?

Em bé bú sữa mẹ thường sẽ bú từ 8-12 lần trong vòng 24 giờ. Điều này tương đương với một lần bú mỗi vài tiếng và ít nhất một lần bú đêm vì các bà mẹ tiết nhiều prolactin hơn (hormone kích thích sản sinh sữa mẹ) vào ban đêm. Khi bé lớn hơn, tần suất các cữ bú sẽ giảm và bé cũng sẽ bú hiệu quả hơn trong việc nhận được lượng sữa cần thiết. Bạn có thể tùy chỉnh lịch trình bú sữa theo tín hiệu của bé. Nếu bé đang dụi dụi đầu vào bạn, há miệng, phát ra âm thanh mút mát hoặc đơn giản là khóc, em bé chắc chắn đang cần được bú.

4. Một cữ bú sữa nên kéo dài trong bao lâu?

Thời lượng của một cữ bú sữa dao động từ 10 - 45 phút. Nếu em bé chỉ bú mút khoảng 10 phút mỗi lần, có thể bé không nhận đủ lượng sữa. Bạn có thể thử điều chỉnh tư thế hoặc vị trí ngậm vú để khuyến khích bé bú nhiều hơn. Nhiều sản phụ cho bú cả hai bên trong lúc cho con ăn, nhưng điều quan trọng là cần đảm bảo ngực đầu tiên được hút cạn sữa trước khi chuyển sang bên còn lại. Bằng cách này, em bé sẽ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối, hai loại sữa có những đặc tính khác nhau nhưng đều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh.

5. Làm thế nào để tôi biết con có ngậm ti đúng cách?

Khi ngậm vú đúng cách sẽ mang lại cảm giác thoải mái và không bao giờ gây đau đớn. Việc cho con bú sẽ diễn ra rất êm ái khi bé ngậm vú đúng cách. Bắt đầu đưa bé bú khi miệng của bé mở rộng và môi dưới hướng ra ngoài. Hãy đảm bảo cằm của bé chạm vào ngực của bạn (hoặc gần chạm), và vùng thâm quầng vú phía dưới hoàn toàn được bao phủ, chỉ chừa lại một phần nhỏ hơn ở phía trên miệng bé. Nếu bạn nghe thấy tiếng chóp chép hoặc tiếng mút rất to, có lẽ có quá nhiều không khí lọt vào. Môi của bé phải mọng, và nếu bạn cảm giác ngậm bú không đúng tư thế, hãy mở ti mẹ ra và thử lại.

6. Phản xạ xuống sữa là gì?

What is let-down?

Phản xạ xuống sữa là quá trình sữa non bắt đầu chảy ra từ các ống dẫn sữa của bạn. Trong vài ngày đầu tiên, khi bé tập ti mẹ, có thể sẽ mất một chút thời gian để phản xạ xuống sữa xảy ra. Khi bạn đã quen với việc cho con bú, điều này có thể xảy ra rất nhanh. Một số sản phụ cảm thấy ngứa ran khi xuống sữa. Nghe thấy tiếng khóc của trẻ, hoặc nghĩ về con cũng có thể kích hoạt phản ứng này, vì vậy bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng miếng thấm sữa trong việc ngăn các vết sữa chảy ra suốt ngày.

7. Nuôi con bằng sữa mẹ có gây đau đớn không?

Cho con bú không nên gây đau đớn, mặc dù nứt đầu ti là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra đôi chút khó chịu nhẹ. Bạn có thể sử dụng chính sữa mẹ của mình hoặc một loại kem dưỡng ẩm để hỗ trợ hồi phục. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau đớn dữ dội, sốt, vú đỏ và bóng, hoặc các triệu chứng giống cúm, hãy trao đổi với bác sĩ. Thủ phạm có khả năng gây nên tình trạng này là một bệnh nhiễm trùng mang tên viêm vú, và cần được điều trị sớm nhất có thể.

  1. Làm thế nào để biết con tôi có đang nhận được đủ sữa?

Nếu không sử dụng bình bú để đo lường, sẽ khó có thể biết chính xác được lượng sữa mẹ mà con bạn đang hấp thụ. Cách tốt nhất để theo dõi tình trạng là cân nặng của bé và số lượng tã ướt. Sau tuần đầu tiên, bé nên có từ 6 - 10 tã ướt nặng mỗi ngày. Bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi cân nặng của con bạn, và nếu bé tăng cân đều đặn mỗi tuần thì có thể giả định rằng lượng sữa bé nhận được là đủ.

  1. Làm thế nào để cải thiện nguồn sữa mẹ?

Improve milk supply

Cho con bú bất cứ khi nào bé muốn ăn. Sữa mẹ sinh ra theo nhu cầu, nên bé bú càng nhiều, bạn sẽ sản xuất được lượng sữa tương ứng. Cố gắng nghỉ ngơi nhiều, và thư giãn, vì căng thẳng có thể làm giảm nguồn sữa của bạn. Áp dụng chế độ ăn tươi mới và cân bằng, đồng thời giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Nếu đang dùng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ về tác động của thuốc đến quá trình sản xuất sữa mẹ.

  1. Tôi nên duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ trong bao lâu?

Thời gian bạn nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn mang tính cá nhân. Nuôi con bằng sữa mẹ trong vài tuần hoặc tháng đầu tiên là một cách tuyệt vời để giúp bé có được một khởi đầu khỏe mạnh và hệ miễn dịch vững chắc. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú đến khi con đã ở tuổi chập chững biết đi, và sữa mẹ của bạn sẽ tự thích nghi để thay đổi cho phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên duy trì việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên, và tiếp tục đến khi bé được 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa.

  1. Tôi có nên chuẩn bị thêm sữa công thức?

Một số bà mẹ cho con bú xen kẽ sữa mẹ và sữa công thức. Có nhiều lý do cho lựa chọn này, nhưng đó cũng là cách để bạn có nhiều sự linh hoạt hơn nếu cần trở lại làm việc hoặc nghỉ ngơi. Hút sữa cũng là một phương án, nhưng bất kể bạn quyết định loại hình kết hợp nào, đó cũng nên là lựa chọn của bản thân bạn. Duy trì thói quen bú sữa mẹ và sữa công thức một cách đều đặn sẽ giúp con bạn bớt bối rối khi chuyển đổi chế độ ti.

  1. Nếu dự định cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tôi có thể cho bé sử dụng thêm bình sữa hoặc núm vú giả nếu cần không?

Breastfeeding, bottles and pacifiers

Có nguy cơ gây ra tình trạng nhầm lẫn núm vú khi chuyển đổi luân phiên giữa bình sữa, núm vú giả và bú mẹ. Đây là trường hợp khi bé bắt đầu từ chối bú vì cảm giác và độ mềm cứng của núm vú thay đổi liên tục. Bạn nên cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 4 tuần đầu tiên nếu được, trước khi thử đưa thêm bất cứ vật gì khác vào. Việc ép bé sử dụng bình sữa hoặc núm vú giả quá sớm có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ bú mẹ giữa bạn và bé.

  1. Lợi ích của việc cho con bú bằng sữa mẹ là gì?

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích. Sữa mẹ là một thực thể sống và thích nghi theo nhu cầu của bé, vì vậy, nếu bé hoặc bạn bị bệnh, sữa mẹ có thể cung cấp kháng thể thiết yếu để chống lại bệnh. Sữa mẹ cũng tiến hóa và thay đổi để đáp ứng được từng giai đoạn phát triển, đồng thời cũng là phương án cho con bú hợp túi tiền nhất. Lợi ích của việc cho con bú đối với mẹ và bé bao gồm:

Mẹ

  • Đốt cháy thêm lượng calo thừa, hỗ trợ giảm cân
  • Hoạt động hút sữa sớm giúp tử cung co lại nhanh hơn và hạn chế mất máu sau sinh
  • Phương pháp cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên có hiệu quả ngừa thai 98-99.5%
  • Trì hoãn sự trở lại của chu kỳ kinh nguyệt
  • Thúc đẩy quan hệ gắn kết giữa mẹ và con
  • Giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng
  • Giảm nguy cơ loãng xương

  • Tiêu hóa dễ dàng, hạn chế gây rối loạn tiêu hóa, táo bón hay tiêu chảy
  • Chứa thành phần dinh dưỡng tối ưu hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời
  • Giảm thiểu tác động của việc ho và cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi và viêm màng não
  • Bảo vệ bé khỏi các triệu chứng hen suyễn, chàm sữa và dị ứng
  • Mang lại sự phát triển tối ưu về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ của bé.

14. Có tồn tại lý do tại sao tôi không nên cho con bú?

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm mang tính cá nhân và nên luôn luôn là lựa chọn của bạn. Đôi lúc, việc cho bé ăn bằng sữa công thức là một lựa chọn tốt hơn vì có thể mang đến nhiều sự linh hoạt, và bố của bé có thể hỗ trợ một phần trong việc cho con bú. Một số sản phụ dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh viêm vú tái phát, điều này khiến cho việc cho con bú trở nên quá đau đớn. Ngoài ra, có sản phụ đơn giản là không cảm thấy thoải mái với trải nghiệm này. Lựa chọn tốt nhất cho bạn và gia đình nên là phương án có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc nhất.

Nếu có thêm thắc mắc về vấn đề cho con bú, hãy đặt hẹn với chuyên gia tư vấn về sữa mẹ.

Bouchez, C. (2006, August 28) Breastfeeding Basics. Retrieved 11/06/19 from https://www.webmd.com/parenting/baby/features/breastbreastfeeding_basics#1

Bouchez, C. (ND) Getting on a Breastfeeding Schedule. Retrieved 11/06/2019 from https://www.webmd.com/parenting/baby/features/establish-a-breastfeeding-schedule#4

Brennan, D. (2017, July 27) Breast vs Bottle for your Baby. Retrieved 11/06/2019 from https://www.webmd.com/parenting/baby/your-babys-feeding-breast-vs-bottle

Holland, K. (2019, April 30) Guide to Breastfeeding. Retrieved 11/06/2019 from https://www.healthline.com/health/parenting/breastfeeding

Matthiessen, C. (2014, January 3) Breastfeeding: Get the support you need. Retrieved 11/06/2019 from https://www.webmd.com/parenting/baby/features/breast-feeding-tips#1

What To Expect if You Have a Caesarean Delivery. (ND) Retrieved 11/06/2019 from https://www.webmd.com/baby/features/what-to-expect-cesarean-delivery#2
Bài viết liên quan
Xem tất cả