Dr Wong Poh Chen Petrina
Bác sĩ nhi khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhi khoa
Chào đón một bé yêu vào cuộc sống của bạn có thể là một việc đầy phấn khởi, nhưng chúng tôi cũng sẽ là người đầu tiên thừa nhận rằng tìm đúng đường đi khi làm cha làm mẹ có thể là một trải nghiệm đầy thách thức, với vô vàn câu hỏi và lo lắng, tất cả đều tập trung vào việc bảo đảm bé yêu lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.
Bác sĩ Nhi Khoa Petrina Wong giúp nhìn nhận mọi thứ đúng mức với lời giải đáp cho một số câu hỏi được hỏi thường xuyên.
Vacxin được cung cấp tại các phòng khám đa khoa, các phòng khám của bác sĩ đa khoa, và các phòng khám nhi khoa tại Singapore. Có thể có một vài khác biệt về nhãn hiệu vacxin được cung cấp, và lịch trình thời gian của việc bé yêu được tiêm chủng. Đồng thời, không phải tất cả các phòng khám đều cung cấp một số loại vacxin tùy chọn, như vacxin chống lại nhiễm trùng não mô cầu hoặc viêm não Nhật Bản.
Các nhân tố mà cha mẹ có thể cân nhắc khi quyết định về nơi con của bạn được tiêm chủng bao gồm: khoảng cách/sự thuận tiện tính từ nhà, mức độ thoải mái với bác sĩ/phòng khám, và chi phí. Đối với hầu hết các bé yêu và trẻ em, các buổi đi khám bác sĩ để tiêm vacxin thường được kết hợp với việc kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển.
Các loại vacxin thuộc loại tùy chọn nhưng được khuyến cáo là vacxin chống lại Rotavirus và vacxin cúm.
Vacxin Rotavirus là loại vacxin dạng uống, được cho các bé sơ sinh trước khi các bé tròn 6 tháng tuổi. Loại vacxin này giúp bảo vệ các em trước Rotavirus, loại virus gây ra đau bụng, khiến trẻ bị tiêu chảy nặng, sốt và nôn mửa trong những năm đầu đời khi chúng lớn lên.
Vacxin cúm là loại vacxin tiêm, được khuyên dùng cho bé lớn hơn 6 tháng tuổi, cũng như trẻ em và người lớn. Loại vacxin này giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm mùa, vốn có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng phát vào giữa và cuối năm. Vacxin cần được đổi mới hàng năm, hoặc trong vài năm, mỗi một mùa cúm. Cảm cúm có thể nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường, vì thế điều quan trọng là bạn cần xem xét có được loại bảo vệ này cho cả gia đình. Trong thời kỳ COVID-19 này, điều đặc biệt quan trọng là bạn bảo vệ mình chống lại virus cúm, vì các triệu chứng của COVID-19 và cúm có thể giống nhau.
Giữ gìn vệ sinh tay là điều quan trọng đối với những người chăm sóc bé sơ sinh. Các bậc cha mẹ cần kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh chung của nhà trẻ mà bé sẽ gửi vào.
Các nhân tố bạn cần cân nhắc là: số lượng bé sơ sinh tại nhà trẻ, tỉ lệ nhân viên-bé sơ sinh, sự sạch sẽ tổng thể của nơi này, đặc biệt ở khu vực nơi các bữa ăn/sữa được chuẩn bị. Mang theo các đồ vật cá nhân dành cho bé sử dụng bất cứ khi nào phù hợp, và tránh tiếp xúc với bất kỳ ai bị nhiễm bệnh. Việc tắm rửa cho bé và thay bộ đồ mới cho bé khi đến nhà cũng rất có ích.
Có một em bé sơ sinh trong gia đình khiến mọi người hồ hởi phấn khởi. Nhưng việc quá nhiều khách khứa có tiếp xúc với bé có thể làm gia tăng khả năng bé bị nhiễm bệnh do vi trùng, và cũng làm xáo trộn khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết của cả bé và mẹ. Hệ miễn dịch của bé vẫn đang phát triển trong vài tháng đầu đời, và vì bé chưa được nhận nhiều vacxin, hãy cố gắng hạn chế số lượng khách khứa có tiếp xúc gần gũi. Đặc biệt, tránh những cái hôn hoặc những chuyến viếng thăm của những người vừa đi du lịch về gần đây hoặc đang có bệnh lý.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho tay và đeo khẩu trang cũng quan trọng để tránh vi trùng.
Các bậc cha mẹ được khuyến khích bế bé sát người để tạo sự kết nối, và để bé được dỗ dành và cảm thấy yêu thương. Về các cái hôn, bạn không nên hôn bé nếu bạn bị vết loét do viêm lạnh (nhiễm herpes virus) vì đây có thể là một loại bệnh rất nguy hiểm cho bé sơ sinh. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, đang có triệu chứng ho, cảm cúm, hoặc sốt, điều quan trọng là bạn cần thực hiện các biện pháp đề phòng, và tránh tiếp xúc gần với bé vì có khả năng bạn có thể lây vi trùng sang cho bé. Tránh để người lạ hôn bé vì hệ miễn dịch của bé vẫn đang trong thời gian phát triển trong mấy tháng đầu đời, và rủi ro nhiễm trùng với sự tiếp xúc gần/trực tiếp như hôn là cao hơn.
Các bé sơ sinh cần bú 8-12 lần mỗi ngày, và lượng sữa dao động từ 60-90ml cho mỗi lần bú. Như một công thức hướng dẫn, bé 4 tháng tuổi có thể uống khoảng 120-180ml sữa, khoảng từ 6-8 lần mỗi ngày. Từ khi bé được 6 tháng tuổi, sau khi đã bắt đầu ăn thực phẩm dạng đặc, hầu hết các bé vẫn có thể uống tối thiểu từ 500ml- 750ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Một tham khảo rất hữu dụng là bảng hướng dẫn của Ủy Ban Phòng Vệ Sức Khỏe về cách nuôi bé và cho bé cai sữa dành cho các bậc cha mẹ. Sữa bò không nên dùng cho bé cho đến khi bé được 1 tuổi.
Nước tinh khiết không cần thiết trong vòng 6 tháng đầu đời vì cả sữa mẹ và sữa công thức đều chứa đủ lượng nước cần thiết cho bé. Ở tuổi 6 tháng, hầu hết những trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu cai sữa (ăn thức ăn đặc), và một ít nước có thể được dùng ở giai đoạn này. Bé có thể uống đến 60ml nước trong 24 giờ với lượng sữa uống tối thiểu là 500ml - 750ml mỗi ngày.
Có một vài cách đơn giản để ợ hơi cho bé, hoặc vác bé trên vai bạn, hoặc đặt bé nằm trên đùi bạn trong khi đỡ cằm của bé. Ý tưởng ở đây là giữ cho bé ở tư thế thẳng đứng hơn bình thường để cho phép khí thừa bị kẹt trong bao tử thoát ra ngoài. Không sao nếu bé không phát ra âm thanh "ợ hơi" đặc biệt đó, chỉ giữ cho bé ở tư thế thẳng đứng trong tối thiểu khoảng 15 phút sau mỗi lần bú. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa bé bị sặc và nôn mửa. Những bé bám chặt lấy bầu vú có khuynh hướng chứa ít "khí kẹt'" hơn những bé bú bình.
Nếu bé lớn hơn 6 tháng tuổi, bạn có thể cân nhắc từ từ cho bé cai sữa đêm nếu sự tăng trưởng và phát triển của bé vẫn bình thường. Cho bé bú trước khi đi ngủ, và nếu bé đã bắt đầu ăn thực phẩm dạng đặc, một bữa ăn vào giờ ăn tối cũng có thể giúp bé no bụng cho cả đêm. Các bé bú sữa mẹ có khuynh hướng cần nhiều thời gian hơn để cai sữa đêm so với các bé bú sữa công thức.
Trẻ sơ sinh khóc vì những lý do khác nhau: nếu các bé bị quá kích thích và mệt lử, tiếng khóc vào giờ đi ngủ có thể kéo dài hơn và điều đó khiến cho bé khó để ổn định lại. Hãy cố gắng đọc các dấu hiệu cho thấy bé mệt, và bạn cũng có thể căn cứ vào thời gian bé được thức bao lâu rồi, để quyết định khi nào bé cần một giấc ngủ trưa. Nếu bạn có thể tránh được sự mệt mỏi quá độ, và bé thấy thoải mái để đi ngủ (không đói, không bị bẩn tã), bé không cần mất nhiều hơn 15-30 phút để ổn định lại và chìm vào giấc ngủ.
Dạy bé ngủ không được khuyến cáo ở tuổi 1 tháng vì bé vẫn thức dậy để bú, để thay tã, hay để được vỗ về. Đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của bé ở giai đoạn này không tác động đến việc dạy bé ngủ sau này khi bé lớn hơn.
Các thói quen nề nếp rất quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ em vì thế chúng có thể biết điều gì sẽ đến tiếp theo. Các thói quen giúp bé dễ dàng được ổn định lại để đi ngủ một khi bạn đã có một nề nếp giờ đi ngủ đều đặn được thiết lập sẵn. Đối với trẻ sơ sinh, chúng tôi không khuyến cáo việc để em bé khóc nhè, vì bạn cần bảo đảm em bé an toàn, không bị khó chịu gì, và không có vấn đề về sức khỏe. Phản ứng với tiếng khóc của bé không nhất thiết có nghĩa là làm gián đoạn nề nếp sinh hoạt.
Sự sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ sơ sinh khác nhau giữa các gia đình. Các em bé có thể ngủ riêng ngay từ khi 6 tháng tuổi, nếu điều này được ưa chuộng. Nếu không gian bị hạn chế, bé ngủ trong cùng phòng với bạn cũng không có vấn đề gì. Chỉ cần nhớ là giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ, ánh sáng mờ ảo, và yên tĩnh khi đến giờ đi ngủ.
Rủi ro của SIDS là cao nhất trong năm đầu tiên, đặc biệt là trong vòng 2-4 tháng đầu tiên của cuộc đời. Yếu tố quan trọng nhất được các nhà nghiên cứu phát hiện, để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi SIDS, là đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Các yếu tố nguy cơ gây ra SIDS bao gồm: giới tính nam, cân nặng thấp lúc sinh, gia đình có tiền sử mắc hội chứng, bé bị phơi nhiễm khói thuốc, và ngủ chung giường với bố mẹ.