Dr Watt Wing Fong
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Đón chào một thành viên mới là một trong những sự kiện gây phấn khích nhất trong đời người. Tuy nhiên, những tháng sau khi một em bé mới chào đời có thể đưa các bà mẹ mới vượt trội trên một chuyến tàu lượn cảm xúc. Trên đỉnh của sự rối ren về mặt cảm xúc, cơ thể người mẹ cũng trải qua rất nhiều thay đổi.
Mang thai và sinh nở có thể sẽ đầy thử thách, nhưng có những điều mà người nhà, đặc biệt là các ông bố, có thể làm để đối phó với bất cứ sự lo âu hay căng thẳng nào.
Sự chuyển mình từ cuộc sống của một cặp đôi thành cuộc sống làm cha mẹ vốn không dễ dàng gì. Việc hỗ trợ người bạn đời cả về mặt thể chất lẫn tinh thần có thể giúp xoa dịu bớt căng thẳng gắn liền với tình trạng mang thai. Sau đây là một vài cách các ông bố có thể đóng một vai trò chủ động trong việc giúp đỡ mẹ.
Giúp đỡ với các công việc hằng ngày. Các ông bố có thể đóng góp vào những công việc nhà thường lệ. Bạn có thể giúp đỡ người bạn đời bằng cách nấu ăn, đảm nhận các công việc dọn dẹp và giặt đồ. Những nỗ lực nhỏ này có thể cung cấp cho vợ mình nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, và đáp ứng nhu cầu của em bé.
Giúp đỡ cho bé bú. Sữa mẹ rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé con, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, với những bà mẹ mới, việc cho con bú có thể gây kiệt quệ về cả mặt cảm xúc lẫn thể chất.
Có những cách để các ông bố có thể hỗ trợ người bạn đời trong việc cho bé bú. Bạn có thể chăm sóc em bé khi bé tỉnh dậy, trợ giúp bé ngậm núm vú, ợ hơi cho bé sau khi bú, quấn tã cho bé, và ru bé ngủ tiếp.
Cân nhắc xử lý những lần tỉnh giấc giữa đêm. Không dễ gì để chăm sóc trẻ con khi cơ thể thiếu ngủ. Giấc ngủ không đủ có thể dẫn đến những thay đổi trong tâm trạng, điều có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như chứng trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ mới.
Các ông bố có thể giúp ngăn ngừa điều này bằng việc chủ động hành động, vào ban đêm. Cân nhắc việc thực hiện một trong các ca cho bé bú đêm, hoặc giúp đỡ xoa dịu bé và ru bé ngủ lại vào ban đêm.
Sắp xếp những bữa ăn giàu dinh dưỡng. Người bạn đời của bạn đã trải qua rất nhiều thử thách trong năm vừa qua, và cơ thể cô ấy cần được phục hồi. Bằng việc cung cấp những bữa ăn giàu dinh dưỡng, bạn có thể giúp đỡ người bạn đời lấy lại sức và nuôi dưỡng cơ thể cho cô ấy. Dự trữ sẵn một vài món ăn nhẹ lành mạnh như các loại hạt, hoa quả, và thậm chí cả sữa chua cũng là một ý tưởng hay.
Việc gắn kết chặt chẽ với em bé đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Trẻ em sử dụng ngôn ngữ cơ thể để cho thấy khi nào chúng muốn kết nối với bạn.
Bạn có thể cải thiện sự gắn kết với em bé bằng cách ca hát, trò chuyện, và đọc sách cho bé nghe. Ca hát có thể giúp dỗ dành và làm dịu đứa bé mới sinh.
Hãy âu yếm em bé nhiều. Sự gần gũi và đụng chạm mang tính then chốt với sự phát triển não bộ của một em bé. Cảm giác an toàn mà sự gần gũi mang đến cũng rất quan trọng.
Bạn có thể chơi với bé bằng cách bắt chước những âm thanh ê a và các phát âm khác của em bé.
Trong suốt tất cả những hoạt động trên, bạn đang đem đến cho người bạn đời khoảng thời gian riêng rất cần thiết để nghỉ ngơi và thư giãn.
Dễ dàng bước qua giai đoạn hậu mang thai hơn khi có hỗ trợ, vậy nên điều quan trọng là hãy vây quanh mình với những người có thể giúp bạn phát triển sự tự tin trong chính khả năng làm cha mẹ.
Nhờ gia đình và bạn bè giúp đỡ sau khi đem em bé về nhà. Bạn có thể nhờ họ mang đồ ăn đến, trông coi các anh chị, hoặc giúp đỡ những việc lặt vặt.
Có một em bé là một điều gây hào hứng, nhưng khi cân nhắc những trách nhiệm mới và sự kiệt quệ về mặt thể chất, rất nhiều bà mẹ có thể cảm thấy thất thường và choáng ngợp.
Trải nghiệm hội chứng "buồn sau sinh" trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh nở là bình thường. "Buồn sau sinh" bao gồm những thay đổi trong tâm trạng, những đợt khóc, lo lắng và khó ngủ.
Các ông bố có thể hỗ trợ người bạn đời bằng cách lắng nghe họ và tái trấn an rằng mọi việc sẽ dần tốt đẹp hơn. Hãy làm một người lắng nghe tích cực và chia sẻ trong những thăng trầm về cảm xúc. Khuyến khích người bạn đời nghỉ ngơi - như ngủ trưa, tắm bồn, đọc sách, xem chương trình truyền hình yêu thích, đi bộ, hoặc tán gẫu với bạn bè. Hay hơn nữa, hãy chiều chuộng họ với dịch vụ mát xa sau sinh hoặc cùng thưởng thức một bữa cơm tại nhà hàng ưa thích.
Khuyến khích hình ảnh tích cực về cơ thể. Cơ thể của người bạn đời có thể đã thay đổi sau lúc mang bầu, và có thể cô ấy sẽ thấy thật khó khăn khi chấp nhận hình ảnh về cơ thể mới của mình. Hãy tái trấn an cô ấy bằng cách khen ngợi những thay đổi, tán dương cô ấy và chia sẻ với cô ấy rằng bạn yêu cô ấy đến mức nào.
Trong khi "buồn sau sinh" trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh nở là bình thường, một vài bà mẹ mới sẽ gặp phải một dạng trầm cảm nghiêm trọng, lâu dài hơn, thường được biết đến với cái tên trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh được đánh dấu bởi những cảm giác buồn bã và lo lắng sâu sắc, lâu dài hơn. Những cảm giác này có thể trở nên tồi tệ hơn, và có thể chuyển biến thành trầm cảm mãn tính nếu không có sự giúp đỡ y tế.
Những triệu chứng thông thường của trầm cảm sau sinh bao gồm tâm trạng suy sụp hoặc những thay đổi nghiêm trọng trong tâm trạng, khóc quá mức, khó gắn kết với bé, thu mình với xã hội, ăn quá ít hoặc nhiều hơn bình thường, gặp vấn đề khi ngủ, mất năng lượng, cáu kỉnh và giận dữ dữ dội.
Để có thể tận hưởng quá trình làm cha mẹ và có một giai đoạn chuyển tiếp suôn sẻ, hãy thảo luận về việc chăm sóc trẻ và các vấn đề hậu mang thai trước khi bé được sinh ra.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nhận thấy cảm giác trầm cảm ở người bạn đời sau khi sinh nở, đặc biệt nếu chúng kéo dài hơn một vài tuần, hoặc nếu tình trạng trở nên tệ hơn theo thời gian.