-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Cho dù nó đến từ miệng của một thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc đồng nghiệp, ung thư không bao giờ là một từ mà chúng ta muốn nghe thấy – nhưng khi chúng ta nghe thấy nó, lập tức chúng ta muốn giúp đỡ bằng cách ở cạnh người đó trong các buổi hóa trị, mua những thứ sẽ khiến cho cuộc sống của họ thoải mái hơn, hoặc bằng việc cho lời khuyên.
Cụ thể, lời khuyên trong việc ăn uống cho người bị ung thư thường đến theo hình thức tin đồn – đọc về một biện pháp sửa chữa nhanh (quick-fix remedy) trên mạng, hoặc nghe một tin đồn rằng loại bỏ một loại thức ăn hoặc đồ uống nào đó ra khỏi chế độ ăn uống có thể giúp bạn khỏe hơn nhanh hơn.
Nhiều thông tin xung quanh những liên kết giữa ung thư và chế độ ăn uống là, trong trường hợp tốt nhất, gây hiểu lầm hoặc, trong trường hợp xấu nhất, hoàn toàn sai. Ở đây, chúng tôi vạch trần một vài trong số những huyền thoại về chế độ ăn uống gây ung thư phổ biến nhất dành cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chế độ ăn uống của bạn trong khi đang điều trị ung thư, tốt nhất là hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để có lời khuyên chuyên nghiệp!
Lactose dehydrogenase (LDH – dehydrogenase lactate) là một enzyme chuyển hóa đường thành năng lượng. Cơ thể chúng ta sản xuất enzyme này một cách tự nhiên, nhưng bệnh nhân ung thư thường được tìm thấy là có mức độ cao enzyme này trong hệ thống của họ. Các bác sĩ ung thư có thể theo dõi điều này sử dụng việc xét nghiệm LDH.
Mức độ cao của LDH nghĩa là cơ thể chuyển hóa nhiều đường hơn thành glucose, điều này cho tất cả tế bào của chúng ta nhiều năng lượng hơn. Tế bào ung thư cần năng lượng này để phát triển và lan nhanh. Huyền thoại đi theo đó là nếu chúng ta cắt giảm đường ra khỏi chế độ ăn uống của mình, LDH sẽ không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, và điều này sẽ ngăn cản các tế bào phát triển ngay từ đầu.
Tuy nhiên, các tế bào khỏe mạnh của chúng ta, như những tế bào chống lại sự phát triển ung thư, cũng cần năng lượng từ đường.
Đường, dưới hình thức carbohydrates trong chế độ ăn uống của chúng ta, cung cấp cho con người năng lượng, chất xơ, và thậm chí vài vitamin và khoáng chất. Nó giúp chúng ta giữ cho tâm trạng ổn định và duy trì trọng lượng khỏe mạnh để chúng ta không bị suy dinh dưỡng. Những thay đổi về cân nặng của một người bị ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Do đó, việc hoàn toàn cắt bỏ đường khó có thể mang lại lợi ích.
Thịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và sẽ là cực kỳ đơn giản khi tin rằng một chế độ ăn uống dựa trên thực vật sẽ hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư. Sẽ chính xác hơn để nói rằng một số loại thịt nhất định như thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có liên quan đến việc gia tăng rủi ro với một số loại ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư ruột kết và trực tràng.
Thịt đỏ bao gồm thịt bò, bê, cừu và nai trong khi thịt chế biến sẵn ám chỉ bất kỳ loại thịt nào được muối (salted), ướp muối (cured), lên men (fermented), hoặc hun khói (smoked). Thịt chế biến sẵn cũng có thể được xử lý bằng các chất phụ gia như phosphate, glutamate, hoặc axit ascorbic (ascorbic acid).
Thêm vào đó, cách thịt được nướng cũng là một yếu tố. Các phương pháp như là nướng vỉ hay nướng than làm thịt chín ở nhiệt độ cao và thịt nướng bị cháy dẫn đến là kết quả của sự hình thành các hóa chất gây ung thư (carcinogenic chemicals).
Một chế độ ăn chay cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà một người khỏe mạnh cần, bao gồm các chất chống oxi hóa (antioxidants) cần thiết và những hợp chất chống ung thư (anti-cancerous compounds) khác. Tuy nhiên, một chế độ ăn chay thường thiếu protein, thứ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể được chữa lành từ hóa trị hay xạ trị. Protein cũng giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nếu một người bị ung thư quyết định bỏ thịt hoàn toàn, họ phải chắc chắn mình tiêu thụ lượng đủ protein thay thế chẳng hạn như đậu hũ (tofu), đậu đũa (beans), những sản phẩm từ sữa hoặc thậm chí thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng uống (oral nutrition supplements).
Rất nhiều người đưa ra giả thuyết rằng làm đồ uống sử dụng lá mãng cầu xiêm có thể giúp giảm số lượng tế bào ung thư, đặc biệt với ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt.
Điều này là do lá mãng cầu xiêm chứa một loại hóa chất thực vật được gọi là các hợp chất annonaceous acetogenin (AGEs) giết, ngăn chặn, hoặc chống lại một số loại ung thư nhất định.
Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được liệu đây có phải là một phương pháp hiệu quả hay không. Cho đến nay, các nhà khoa học chỉ mới thực hiện các thí nghiệm trên từng tế bảo đơn lẻ và chuột trong môi trường phòng thí nghiệm.
Vì thế, các chuyên gia không khuyến nghị mãng cầu xiêm như một phương thuốc đã được chứng minh cho ung thư. Tuy nhiên, nó chắc chắn là một loại trái cây đầy chất dinh dưỡng có chứa canxi (calcium), magiê (magnesium), và sắt (iron).
Uống nước ép trái cây là một phương pháp chuẩn bị thức ăn tuyệt vời và đơn giản gói rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất vào một cốc 250ml. Mỗi cốc bột giấy (pulp) chứa 46.4 milligram (mg) vitamin C.
Điều này đặc biệt quan trọng khi một người bị ung thư không ăn đủ, hoặc không thể nuốt một số thức ăn nhất định. Phương pháp này có thể giúp tối đa hóa lợi ích của mỗi miếng ăn của họ. Tuy nhiên, uống nước ép loại bỏ rất nhiều chất xơ từ thức ăn, điều cũng quan trọng cho một chế độ ăn uống toàn diện và cân bằng.
Mặt khác, xay sinh tố mang lại lợi ích cho những người trải qua triệu chứng táo bón, là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị, và thúc đẩy các chất dinh dưỡng trong mỗi miếng ăn.
Khái niệm cho rằng một chế độ ăn giàu tính kiềm để ngăn ngừa ung thư dựa trên tuyên bố rằng tế bào ung thư phát triển mạnh trong môi trường axit và không thể sống sót trong môi trường có tính kiềm (alkaline). Do đó, giả định là một chế độ ăn uống giàu chất kiềm sẽ thúc đẩy môi trường có nhiều chất kiềm hơn và do đó ngăn cản việc hình thành ung thư.
Theo người phát ngôn cho chế độ ăn uống này, tình trạng axit tự nhiên của cơ thể chúng ta thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Đây là lý do tại sao họ khuyến khích mọi người áp dụng một chế độ ăn giàu chất kiềm bằng cách ăn nhiều rau và trái cây hơn.
Tuy nhiên, một nghiên cứu nổi bật được thực hiện mới đây đã tìm kiếm trong hàng nghìn nghiên cứu và chỉ phát hiện ra không có bằng chứng kết luận nào cho thấy một chế độ ăn giàu axit sẽ dẫn đến ung thư bàng quang.
Việc nói rau và trái cây giúp giảm rủi ro ung thư vì chúng mang tính kiềm và rằng chúng ta nên tránh tất cả những thức ăn chứa axit cũng là quá đơn giản. Nhiều rau và trái cây thật ra mang tính axit, bao gồm chanh vàng, chanh xanh, cải bắp, nho, nấm, lựu, và quả việt quất, và tất cả chúng đều có lợi ích cho sức khỏe riêng của mình.
Không có bằng chứng nào cho thấy chế độ ăn uống có thể thay đổi mức độ pH tự nhiên của cơ thể là 7.4. Hơn nữa, tế bào ung thư tạo ra môi trường axit của riêng chúng để đảm bảo sự sống còn của chúng, do đó tính axit hay tính kiềm của chế độ ăn uống của một người là không liên quan. Thay vào đó, một chế độ ăn uống cân bằng, với nhiều loại thức ăn và chất dinh dưỡng, là quan trọng hơn.
Một người có bệnh ung thư cần có đủ calo và chất dinh dưỡng để giúp việc điều trị hiệu quả hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch của mình. Nếu họ đã ăn một chế độ ăn uống hoàn chỉnh, một sự thay đổi mạnh mẽ là không cần thiết. Tuy nhiên, vài ngày, họ có thể không cảm thấy muốn ăn, việc nuốt có thể là một vấn đề, hoặc họ có thể không nếm được mùi vị thực phẩm một cách chuẩn xác. Nếu bạn đang tìm cách giúp một người bị ung thư sống thoải mái hơn, bạn có thể thử:
Nếu bạn có thêm câu hỏi về chủ đề này, hãy đặt một cuộc hẹn gặp gỡ với một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.