Đau nửa đầu không đơn giản chỉ là những cơn đau đầu dữ dội. Nó cực kỳ gây suy nhược, và khi cơn đau nửa đầu xuất hiện, bệnh nhân thường khó có thể tiếp tục các hoạt động bình thường và thường phải nằm nghỉ trên giường cho đến khi cơn đau qua đi.
Ngoài cơn đau nhói bên trong ở một hoặc hai bên đầu, người bị đau nửa đầu cũng có thể phải trải qua cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, thấy các vầng hào quang (những tia sáng, đường viền hay bóng mờ chớp tắt có nhiều màu sắc) và bị tê tay chân hay mặt. Họ cũng có thể cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, cảm giác khi chạm, mùi và ánh sáng chói trong khi bị đau nửa đầu.
Sự căng thẳng thường trực về việc không biết khi nào cơn đau tiếp theo sẽ xảy ra và sự thiếu thông cảm từ các đồng nghiệp cũng như người thân cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bị đau nửa đầu cũng dễ mắc bệnh trầm cảm hơn.
Nguyên nhân gây đau nửa đầu?
Các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân chính xác dẫn đến đau nửa đầu, nhưng chứng bệnh này có nền tảng di truyền. Nếu một người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này, khả năng bạn bị đau nửa đầu tăng cao.
Đau nửa đầu mãn tính là gì?
Hầu hết những người mắc chứng đau nửa đầu bị đau nửa đầu từng cơn kéo dài một vài giờ và lâu lâu xuất hiện một lần, hoặc nhiều nhất là một đến hai lần một tháng. 2% dân số còn lại không may mắn trên thế giới phải chịu đựng chứng đau đầu mãn tính, cơn đau ít nhất kéo dài 15 ngày mỗi tháng và có xu hướng kéo dài hơn. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của họ.
Làm cách nào tôi có thể giảm số cơn đau nửa đầu tôi bị?
Mỗi bệnh nhân đau nửa đầu có những yếu tố kích thích khác nhau, vậy nên việc ghi chép lại hoạt động hằng ngày và các sự kiện trong suốt thời gian có cơn đau nửa đầu sẽ giúp bạn xác định những yếu tố kích hoạt cơn đau. Dần dần bạn có thể tránh khỏi chúng và giảm được số lượng các cơn đau xuất hiện. Ngoài ra còn có các ứng dụng smartphone miễn phí như “migraine buddy” (bạn của người đau nửa đầu) có thể giúp bạn theo dõi tình trạng của mình.
Những yếu tố kích thích cơn đau thường gặp bao gồm:
Thiếu ngủ
Caffeine
Căng thẳng
Những thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ và mãn kinh
Rượu
Bỏ bữa
Thuốc ngừa thai
Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất khí quyển
Phần 2: Khi nào tôi cần đi khám bác sĩ?
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
Bạn bị đau nửa đầu lần đầu tiên
Bạn từng bị đau nửa đầu nhưng mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất có xu hướng tăng dần
Cơn đau dữ dội và xuất hiện bất ngờ, giống như một “tiếng sấm ngang tai”.
Tùy vào kết quả khám bệnh, bác sĩ cũng có thể khuyến nghị tiến hành kiểm tra thêm:
Các xét nghiệm thường gặp bao gồm:
Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề về mạch máu và tình trạng nhiễm trùng
Máy chụp cắt lớp vi tính cắt lớp (CT) hoặc Chụp cộng hưởng từ (MRI), giúp dựng lại các hình ảnh cắt lớp chi tiết về não. Điều này có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh khối u, nhiễm trùng, tổn thương não, xuất huyết não và một số tác nhân y tế khác có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu.
Chọc dò tủy sống (vòi cột sống) để phát hiện tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn, xuất huyết não
Chứng đau nửa đầu của tôi sẽ được điều trị như thế nào?
Sau khi được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị giúp làm ngừng triệu chứng và phòng ngừa những cơn đau sau này. Những phương pháp này được chia thành 2 nhóm lớn:
Thuốc giảm đau được thiết kế để làm ngừng triệu chứng ngay khi cơn đau bắt đầu xuất hiện.
Thuốc dự phòng thường được kê đơn cho chứng đau nửa đầu mãn tính và sử dụng thường xuyên, thường là hằng ngày, để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất của các cơn đau.
Các thuốc này có thể bao gồm: Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật ngay cả khi bạn không mắc những bệnh này, một khi đã phát hiện những thuốc này có thể giữ cho cơn đau nửa đầu không tái phát.
Tiêm Botox.
Erenumab, một loại thuốc mới có khả năng chặn tác động của CGRP, một phân tử được biết đến với vai trò của nó liên quan đến chứng đau nửa đầu.
Bác sĩ sẽ cùng bạn tìm ra loại thuốc phù hợp, nhờ đó bạn có thể:
Tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn
Đảm bảo rằng những gì bạn đang dùng thật sự kiểm soát được cơn đau
Kiểm soát khả năng dung nạp các thuốc được kê đơn theo nguyên tắc tiếp tục sử dụng.
Sự phụ thuộc vào thuốc điều trị đau nửa đầu thực sự có thể gây đau đầu do lạm dụng.
Tôi có cần khám bác sĩ chuyên khoa không?
Nếu triệu chứng của bạn không được kiểm soát tốt bằng các loại thuốc do bác sĩ đa khoa kê đơn, bạn có thể được giới thiệu đến bất kỳ các bác sĩ chuyên khoa nào được liệt kê dưới đây tùy thuộc vào loại triệu chứng bạn đang có:
Bác sĩ thần kinh được đào tạo chuyên biệt trong việc điều trị đau đầu, bao gồm đau nửa đầu
Bác sĩ nhãn khoa nếu bạn bị mù tạm thời trong suốt cơn đau nửa đầu
Bác sĩ tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần nếu chứng đau nửa đầu của bạn khởi phát chủ yếu do căng thẳng
Bác sĩ chuyên khoa quản lý cơn đau/phòng khám điều trị đau nửa đầu nếu bạn có thể sử dụng dịch vụ này và nếu chứng đau nửa đầu của bạn rất nghiêm trọng - tại đây bạn sẽ có thể tiếp cận các bác sĩ chuyên khoa kể trên tại cùng một địa điểm
Đừng chần chừ việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu:
Bạn bị đau đầu như “sấm ngang tai”
Bạn không ngừng nôn mửa
Một phần tầm nhìn của bạn mất đi trong suốt thời gian cơn đau xuất hiện
Cơn đau đầu của bạn kéo dài hơn 72 giờ
Bạn xuất hiện triệu chứng mới
Hãy tìm kiếm dịch vụ cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.
Migraines vs. Chronic Migraines. Retrieved 23 April 2019 from https://www.webmd.com/migraines-headaches/chronic-migraines-explained#1
What Is a Chronic Migraine? Retrieved 23 April 2019 from https://www.healthline.com/health/migraine/chronic#when-to-see-your-doctor
The stigma of chronic migraine. Retrieved 23 April 2019 from https://www.health.harvard.edu/blog/the-stigma-of-chronic-migraine-201301235828
Migraine. Retrieved 28 February 2020 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/diagnosis-treatment/drc-20360207
Migraine treatment. Retrieved 28 February 2020 from https://www.healthline.com/health/migraine-doctors-for-migraine-headaches#treatment
Facts and figures, Key facts and figures about migraine. Retrieved 28 February 2020 from https://www.migrainetrust.org/about-migraine/migraine-what-is-it/facts-figures/
Tiến sĩ Liau Kui Hin giải thích về các khối u nội tiết thần kinh tụy (PNETs) và các phương pháp điều trị mới, hiệu quả cho căn bệnh ung thư không phổ biến này.
Hầu hết các cơn đột quỵ đều có thể phòng ngừa được. Bác sĩ Michael Lim, bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trao đổi về tầm quan trọng của phòng ngừa, và những gì bạn nên làm.
Thật dễ để muốn che giấu vài thông tin khi thảo luận về những vấn đề mang tính chất riêng tư cá nhân hơn với bác sĩ. Tuy nhiên, bằng cách làm như vậy, bạn có thể đẩy sức khỏe của mình vào nguy hiểm.