Chụp CT là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sử dụng X-quang và chụp ảnh kỹ thuật số để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của các cấu trúc cơ thể.
Cách hoạt động
Chụp CT sử dụng một máy X-quang lớn xoay vòng để chụp hình ảnh cơ thể từ nhiều góc khác nhau. Những hình ảnh này được kết hợp thành hình ảnh mặt cắt ngang của xương, mạch máu và mô mềm bằng phần mềm máy tính.
Tại sao bạn cần chụp CT?
Chụp CT là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn để tạo ra thông tin chi tiết hơn chụp X-quang thông thường. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xem hình ảnh của mô cơ thể, bao gồm phổi, xương, mô mềm và mạch máu cùng một lúc, để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Bác sĩ có thể khuyến cáo chụp CT để:
Xác định vị trí tắc nghẽn hoặc chảy máu trong não nếu bạn bị đột quỵ.
Xác định các cấu trúc bình thường và bất thường để hướng dẫn xạ trị, sinh thiết kim và các phẫu thuật không xâm lấn tối thiểu khác.
Ai không nên chụp CT?
Nếu bạn đang mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để quyết định xem bạn có phù hợp để chụp CT hay không.
Các nguy cơ và biến chứng của chụp CT là gì?
Chụp CT là một xét nghiệm đơn giản và an toàn. Chụp CT có những nguy cơ thấp là:
Phơi nhiễm với bức xạ. Liều bức xạ trong chụp CT là nhỏ và khác nhau tùy vào loại hình thăm khám. Liều bức xạ này chưa được chứng minh có thể gây ra nguy cơ lâu dài.
Nguy cơ cho thai nhi. Mặc dù bức xạ trong chụp CT yếu, bác sĩ có thể khuyến cáo xét nghiệm khác để tránh việc em bé bị phơi nhiễm với bức xạ.
Phản ứng với thuốc cản quang. Nguy cơ phản ứng dị ứng nặng với thuốc cản quang là hiếm gặp, khoảng 1 trong 10.000 trường hợp. Nguy cơ rò rỉ thuốc cản quang ra mô xung quanh là 0,1%.
Bạn chuẩn bị cho việc chụp CT như thế nào?
Để chuẩn bị cho việc chụp CT:
Tránh ăn trong vòng 4 giờ nếu bạn cần tiêm thuốc cản quang để làm rõ mạch máu và mô trong hình chụp.
Thông báo với nhân viên nếu bạn bị dị ứng hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Bạn có thể cần làm gì khi chụp CT?
Chụp CT là một xét nghiệm không xâm lấn tương tự như chụp X-quang. Bạn có thể cần dùng thuốc cản quang để làm rõ mạch máu và mô.
Thời gian ước tính
Tùy thuộc vào bộ phận cần thăm khám, tổng thời gian từ lúc chuẩn bị đến khi hoàn thành là khoảng 15 – 90 phút.
Trước thủ thuật
Bạn có thể được yêu cầu thay áo bệnh viện và tháo các vật bằng kim loại (như trang sức, răng giả, kính) ra khỏi cơ thể.
Nếu bạn cần dùng thuốc cản quang, bác sĩ có thể cho dùng thông qua các con đường sau đây:
Đường miệng để chụp CT ổ bụng. Bạn có thể cần đợi một lúc để thuốc cản quang đi vào ruột.
Bằng dụng cụ thụt rửa để chụp CT phần cuối ruột.
Tiêm tĩnh mạch để chụp CT các bộ phận khác trên cơ thể. Nhóm nhân viên sẽ đặt đường dây tiêm tĩnh mạch để thực hiện tiêm ngay trước khi chụp.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa thật yên tĩnh trên mặt bàn có trải đệm. Bàn sẽ di chuyển vào và ra khỏi một đường hầm có thể di chuyển chứa máy chụp X-quang. Kỹ thuật viên X-quang có thể yêu cầu bạn nín thở tại các thời điểm nhất định để tăng độ rõ nét của hình ảnh.
Chăm sóc và phục hồi sau chụp CT
Bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau thủ thuật.
Nếu bạn được tiêm thuốc cản quang qua tĩnh mạch, hãy uống nhiều nước sau khi chụp CT để giúp thận thải thuốc ra khỏi cơ thể.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Gleneagles?
Tại Gleneagles, việc phục hồi của bạn là ưu tiên của chúng tôi. Được thành lập tại Singapore hơn 60 năm qua, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và nhân viên chăm sóc y tế của chúng tôi sẽ đảm bảo kết quả tối ưu từ hình ảnh chụp CT của bạn.
Báo cáo chẩn đoán hình ảnh diễn giải chi tiết từ hình chụp của bạn sẽ cung cấp thông tin và định hình phương pháp điều trị của bạn.
Tìm bác sĩ từ các bệnh viện liên kết của chúng tôi
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo IHH Healthcare Singapore. Kiểm tra xem bệnh viện yêu thích của bạn có cung cấp điều trị này không:
Không có gì lạ khi nghe tin các vận động viên chuyên nghiệp bị đau tim ở đỉnh cao phong độ. Các bác sĩ tim mạch có thể cung cấp lời khuyên chuyên môn cho các vận động viên.