Làm Thế Nào Để Phòng Tránh Đột Quỵ?

Nguồn: Shutterstock

Làm Thế Nào Để Phòng Tránh Đột Quỵ?

Cập nhật lần cuối: 20 Tháng Giêng 2017 | 7 phút - Thời gian đọc

Trong khi hầu hết mọi người liên tưởng đột quỵ với người cao tuổi, đột quỵ cũng có thể xảy ra ở người trẻ—thật ra, đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi độ tuổi.

Tin tốt là hầu hết các cơn đột quỵ đều có thể phòng ngừa được.

Bác sĩ Michael Lim, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth, trao đổi về tầm quan trọng của phòng ngừa đột quỵ thông qua việc quản lý các bệnh tim mạch liên quan và kiểm soát các yếu tố rủi ro như cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao và hút thuốc lá.

Ngăn ngừa đột quỵ ở những người chưa từng bị đột quỵ được gọi là "phòng ngừa tiên phát" trong khi ngăn ngừa ở những người có tiền sử đột quỵ được gọi là "phòng ngừa thứ phát".

Nguy cơ đột quỵ ở những người mắc rung nhĩ

Nếu bạn cảm thấy tim mình "rung rinh" hoặc có những đợt thở không ra hơi, đừng nghĩ đó chỉ là lo lắng thông thường. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao.

Rung nhĩ (AF), một chứng rối loạn nhịp tim không bình thường làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim, là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.

Cứ 10 người trên 60 tuổi thì có khoảng 1 người mắc rung nhĩ (AF). Tuy nhiên, rung nhĩ cũng có thể xuất hiện ở người trẻ, đặc biệt là những người có mức hormones tuyến giáp quá cao.

Ở người mắc rung nhĩ, tâm nhĩ (buồng tim phía trên) "rung liên hồi" ở nhịp tim khoảng 400 nhịp mỗi phút, và do đó lưu lượng máu giảm đi đáng kể khi đi vào tâm nhĩ. Cục máu đông có thể được hình thành, và có thể di chuyển về phía não và làm tắc động mạch não, kích hoạt cơn đột quỵ.

Nếu chứng rung nhĩ không thể được chuyển lại nhịp tim bình thường, hầu hết bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Điều chỉnh chứng rung nhĩ về nhịp tim bình thường là lựa chọn tối ưu để ngăn ngừa đột quỵ. Nếu phương pháp này không hiệu nghiệm, thuốc làm loãng máu thường được cân nhắc sử dụng.

Đối với phòng ngừa thứ phát, dữ liệu từ nghiên cứu "Nguy cơ tái phát đột quỵ sớm ở bệnh nhân mắc rung tâm nhĩ" (Risk of early stroke recurrence in patients with atrial fibrillation) đã chỉ ra thời điểm tối ưu để bắt đầu sử dụng thuốc làm loãng máu nhằm ngăn ngừa tái phát đột quỵ là 4—14 ngày từ khi bắt đầu cơn đột quỵ.

Nguy cơ đột quỵ ở những người mắc chứng hẹp động mạch cổ

Chứng hẹp động mạch cổ (carotid) chiếm 10—15% tổng các ca đột quỵ.

Đối với bệnh nhân mắc đột quỵ với mức độ hẹp hơn 70%, phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn (phẫu thuật mở thông động mạch cảnh hoặc CEA), hoặc đặt ống lưới vào để mở chỗ tắc ở động mạch cảnh qua một vết rạch nhỏ (đặt stent động mạch cảnh hoặc CAS), là những lựa chọn.

Cả hai phương pháp CEA và CAS đều không phải là những thủ thuật có rủi ro thấp. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị nếu không có triệu chứng

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ

Đối với bệnh nhân trẻ mắc đột quỵ, 25% có nguyên nhân từ vết rách ở thành mạch trong động mạch cổ (carotid). Chứng tắc nghẽn động mạch do hình thành cục máu đông trên thành mạch, hoặc phổ biến hơn, hình thành cục máu đông ở chỗ rách sau đó di chuyển lên não.

Thử nghiệm nhỏ có tên gọi Cervical Artery Dissection in Stroke (CADISS) đã chỉ ra tỷ lệ đột quỵ ở mức 2% trong 3 tháng bằng cách điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc làm loãng máu.

Quản lý các bệnh lý tim mạch liên quan và kiểm soát tốt các yếu tố rủi ro như cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao và hút thuốc lá có thể mang lại kết quả tốt.

Phòng Ngừa Cơn Đột Quỵ Thứ Hai Sau Cơn Đầu Tiên

Nếu vừa bị một cơn đột quỵ, ưu tiên cấp thiết của bạn việc ngăn ngừa diễn tiến xấu. Có một rủi ro cao về việc tình trạng xấu đi trong giai đoạn sớm.

Rủi ro diễn tiến xấu của cơn đột quỵ là cao nhất trong những giờ và ngày đầu tiên, với tỷ lệ gần 7% sau 48 giờ, và 10% sau 7 ngày.

Quản lý thay đổi huyết áp đột ngột là biện pháp quan trọng.

Bắt đầu sử dụng thuốc làm loãng máu như liều thấp aspirin là điều thiết yếu trong việc ngăn ngừa tái phát. Vào năm 2013, thử nghiệm "Clopidogrel in High-Risk Patients with Acute Non-disabling Cerebrovascular Events" (Clopidogrel ở Bệnh Nhân Rủi Ro Cao Mắc Các Tình Trạng Não Mạch Không Gây Tàn Tật), đã chỉ ra rằng với các bệnh nhân người Hoa, sự kết hợp của aspirin và một thuốc làm loãng máu khác, clopidogrel, hiệu quả hơn aspirin đơn trong việc giảm rủi ro đột quỵ trong 90 ngày đầu tiên. Cần đảm bảo rằng không có xuất huyết não trước khi cho sử dụng aspirin và clopidogrel.

Tóm tắt—các bước quan trọng để ngăn ngừa đột quỵ

Cách tốt nhất để quản lý đột quỵ là ngăn ngừa nó.

  • Kiểm soát cao huyết áp, cholesterol cao hoặc tiểu đường, và ngừng hút thuốc lá.
  • Nếu tim đập nhanh, cần kiểm tra xem có mắc chứng rung nhĩ (AF)?
  • Nếu liên tục sụt cân hoặc cảm thấy khó thở, cần kiểm tra mức hormones tuyến giáp để tránh mắc chứng rung nhĩ (AF).
  • Nếu bị AF và đang sử dụng thuốc làm loãng máu, cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Nếu tắc nghẽn động mạch cảnh nghiêm trọng nhưng không có triệu chứng, cần kiểm soát các yếu tố rủi ro và kiểm tra các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn.
  • Vì cả phương pháp CAS và CEA đều không phải là những thủ thuật có rủi ro thấp, bạn cần thảo luận những điểm lợi và hại của mỗi thủ thuật so với điều trị bằng thuốc với bác sĩ chuyên khoa trước khi ra quyết định.
  • Nếu cần dùng thuốc làm loãng máu lâu dài, bạn cần trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa để quyết định loại thuốc và các biện pháp giảm khả năng chảy máu.
  • Nếu mắc chứng tắc nghẽn nghiêm trọng các động mạch cổ hay não, hạ huyết áp quá mức có thể khiến bạn bị ngất xỉu.
  • Nếu đau đầu kéo dài, có lẽ bạn sẽ cần chụp các mạch máu não để phát hiện những dị tật mạch máu không phổ biến có thể dẫn đến đột quỵ có khả năng tử vong, chẳng hạn như phình mạch động mạch hoặc các dị tật mạch máu khác.
Bài viết liên quan
Xem tất cả