Dr Tan Chi Chiu
Bác sĩ nội tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Tất cả chúng ta đều đã từng gặp các thói quen đại tiện bất thường ở một số thời điểm, có thể là táo bón, tiêu chảy hay thay đổi tần suất hoặc màu sắc phân. Có thể bạn đã ăn phải thức ăn "có vấn đề". Có thể bạn không dung nạp lactose và đã uống quá nhiều sữa. Có thể đi du lịch nước ngoài gây ra một đợt tiêu chảy.
Thông thường, những thay đổi nhỏ và ngắn hạn trong thói quen đại tiện thường vô hại. Chúng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân lành tính như thay đổi khẩu phần ăn, thiếu vận động thể chất, hoặc uống một số loại thuốc. Chúng thường có thể được giảm nhẹ bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và sử dụng thuốc nếu cần thiết, và chúng cũng được giải quyết khá dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu vấn đề về đường ruột của bạn kéo dài hơn 1 hoặc 2 tuần, bạn có thể có một tình trạng mãn tính cần được điều trị. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng đáng lo ngại khác như đau đớn nghiêm trọng và xuất huyết trực tràng, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để khám phá xem bạn có thể mắc bệnh đường tiêu hóa hay không.
Nói đến các rối loạn tiêu hóa, bạn có thể đã nghe về hai thuật ngữ phổ biến: Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome - IBS) và bệnh viêm ruột (Inflammatory bowel disease - IBD).
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng rất phổ biến, và ước tính ảnh hưởng đến khoảng 10 – 20% dân số Singapore.
Đối với hầu hết mọi người, IBS là tình trạng lành tính nhưng gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến đại tràng. Không rõ nguyên nhân nào gây ra IBS, và chỉ một số ít bị ảnh hưởng nặng. Triệu chứng có thể bao gồm đau/chuột rút bụng, đầy hơi, thay đổi thói quen đại tiện như táo bón, tiêu chảy hoặc kết hợp cả hai, cảm giác đi ngoài chưa hết, bất mãn sau khi đi ngoài, hoặc thay đổi tính chất phân.
Bệnh viêm ruột là một thuật ngữ chung cho các rối loạn liên quan đến viêm mãn tính của đường tiêu hóa, chủ yếu là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Những tình trạng viêm này có nghĩa là thành ruột bị sưng và phát triển các vết loét. Theo thời gian, điều này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa. Triệu chứng của IBD điển hình bao gồm đau bụng, tiêu chảy, phân có máu, mệt mỏi, và giảm cân. Mặc dù ít phổ biến hơn IBS, IBD đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở châu Á trong suốt thập kỷ qua – hiện ước tính có 2.000 bệnh nhân ở Singapore.
Có 2 loại chính của bệnh viêm ruột: Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Viêm loét đại tràng, như tên gọi đã gợi ý, chỉ xảy ra ở đại tràng. Trong khi tình trạng viêm có thể dao động từ nhẹ đến nặng, nó luôn bắt đầu ở trực tràng và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng.
Nó được xác định bởi tình trạng viêm liên tục, và trong những ca bệnh nặng có thể gây loét đại tràng, điển hình ở lớp niêm mạc bên trong. Đại tràng càng bị ảnh hưởng nhiều, triệu chứng sẽ càng tệ.
Không giống như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, từ miệng cho đến hậu môn. Thay vì viêm liên tục, các khu vực viêm xuất hiện nằm giữa các phần khỏe mạnh của ruột. Bệnh Crohn có thể xảy ra ở tất cả các lớp của thành ruột, biểu hiện như các hố nông giống miện núi lửa hoặc các thương tổn sâu, dẫn đến các biến chứng như tạo sẹo và hẹp ruột cũng như các kết nối bất thường giữa các vòng ruột, được gọi là rò.
Viêm loét đại tràng so với bệnh Crohn: Sự khác biệt là gì?
Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi IBS và IBD chia sẻ một số triệu chứng trùng nhau (như đau bụng và tiêu chảy), nhưng hai bệnh này thực sự hoàn toàn khác biệt. IBS là một hội chứng lành tính, có nghĩa là mặc dù nó đi kèm với một tập hợp các triệu chứng phiền toái, nó không dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc các biến chứng, mặc dù chất lượng cuộc sống có thể bị ảnh hưởng đáng kể.
Ngược lại, IBD là một bệnh viêm, có nghĩa là nó có khả năng gây suy nhược nhiều hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu nặng, tắc nghẽn hoặc vỡ ruột. Trong một số trường hợp, nó liên quan đến sự phát triển của ung thư, chẳng hạn như ung thư đại tràng hoặc ống dẫn mật.
Viêm loét đại tràng | Bệnh Crohn |
Xảy ra ở đại tràng | Xảy ra ở bất kỳ đâu trong hệ tiêu hóa, mặc dù phổ biến nhất ở phần cuối của tiểu tràng |
Chỉ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc bên trong của đại tràng | Ảnh hưởng đến tất cả các lớp của thành ruột |
Vùng bị viêm liên tục | Vùng bị viêm có thể xuất hiện không liên tục nằm cạnh các phần khỏe mạnh của ruột |
Biến chứng có thể xảy ra: thủng ruột, phình đại tràng nhiễm độc, mất nước nghiêm trọng, ung thư đại tràng | Biến chứng có thể xảy ra: tắc ruột, rò, nứt kẽ hậu môn, suy dinh dưỡng, ung thư đại tràng |
Cả viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều có thể phát bệnh ở mọi lứa tuổi, mặc dù chúng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên trẻ trong độ tuổi 15 – 35.
Triệu chứng của bệnh viêm ruột có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ viêm và vị trí viêm.
Các triệu chứng của cả viêm loét đại tràng và bệnh Crohn phần lớn tương tự nhau, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Các triệu chứng này có thể đến rồi đi hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân IBD có thể trải qua những đợt bùng phát, khi bệnh hoạt động và các triệu chứng rất nghiêm trọng, hoặc có thể trải qua các giai đoạn có ít hoặc không có triệu chứng, khi bệnh trong giai đoạn thuyên giảm, thường là sau khi điều trị thích hợp.
Nếu bạn có các triệu chứng dai dẳng, gây phiền toái liên quan đến bụng và ruột hoặc các triệu chứng hệ thống đi kèm như uể oải, chán ăn hoặc sụt cân, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, người sẽ giúp xác định nguyên nhân các triệu chứng về đường ruột của bạn.
Để giúp chẩn đoán bệnh viêm ruột, bác sĩ sẽ ghi lại tiền sử bệnh tật và triệu chứng của bạn, và đề xuất một số xét nghiệm chẩn đoán.
Những xét nghiệm này có thể dao động từ các thủ tục tương đối không xâm lấn (chẳng hạn như xét nghiệm máu và phân) đến chụp ảnh (chẳng hạn như chụp CT và MRI), đến các thủ tục xâm lấn tối thiểu (chẳng hạn như nội soi dạ dày và nội soi đại tràng).
Đưa ra chẩn đoán sớm về IBD là quan trọng vì bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến rủi ro biến chứng cao hơn. Bệnh nhân IBD cũng có diễn tiến bệnh kém hơn nếu tình trạng bệnh của họ được kiểm soát kém trong một khoảng thời gian dài. Điều quan trọng tương tự là cần loại trừ các chẩn đoán nghiêm trọng như IBD và đưa ra một chẩn đoán rõ ràng, chắc chắn về IBS để nó có thể được quản lý thích hợp nhằm cải thiện chất lượng sống.
Điều trị IBD phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng của bệnh với các phương pháp điều trị hiện có.
Viêm loét đại tràng nhẹ có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng viêm như Mesalazine.
Bệnh nhân bị viêm nặng hơn có thể yêu cầu điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid (prednisolone hoặc hydrocortisone). Các thuốc ức chế miễn dịch khác như Azathioprine hoặc Methotrexate có thể được thay thế để tránh tác dụng phụ lâu dài của corticosteroid.
Đối với một số bệnh nhân, chế phẩm sinh học có thể được khuyến nghị - đây là những phân tử mạnh mẽ được tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da. Dạng điều trị này nhắm vào các protein cụ thể gây ra tình trạng viêm và giúp ức chế tích cực hệ miễn dịch.
Cũng như tất cả các loại thuốc, người dùng cần lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra. Vì điều trị thường kéo dài cả đời, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của bạn sẽ có một cuộc trao đổi nghiêm túc với bạn về loại thuốc nào sẽ giúp điều trị tình trạng viêm, và điều trị trong bao lâu.
Trong các trường hợp IBD nặng, khi bệnh không đáp ứng với thuốc hoặc khi tính mạng của bệnh nhân gặp nguy hiểm, phẫu thuật có thể là phương pháp cuối cùng. Theo các ước tính, khoảng 25% bệnh nhân viêm loét đại tràng và lên đến 75% bệnh nhân bệnh Crohn sẽ yêu cầu một hoặc nhiều ca phẫu thuật trong suốt đời để hỗ trợ điều trị bệnh IBD của mình.
Nói chung, IBD càng được chẩn đoán và kiểm soát sớm, khả năng bệnh nhân yêu cầu phẫu thuật càng thấp. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia tiêu hóa nếu bạn lo lắng mình có thể mắc IBD hoặc bất kỳ bệnh lý tiêu hóa nào khác.