Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các cá nhân bị ảnh hưởng. Nhiều yếu tố làm tăng rủi ro mắc bệnh của một người. Chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp là cần thiết để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu, được biết đến nhiều hơn với tên gọi DVT, có thể tấn công chúng ta khi chúng ta không ngờ tới nhất, và gây ra các hậu quả nghiêm trọng khi nó thật sự tấn công. DVT nói đến sự hình thành một cục máu đông trong một tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể. Tình trạng này phổ biến nhất là ảnh hưởng đến các tĩnh mạch ở đùi hoặc phần dưới của chân, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cánh tay, ruột, gan, hoặc thận.
Điều gì gây ra DVT?
Có nhiều yếu tố làm tăng rủi ro tạo máu đông của một người. Người nào có càng nhiều yếu tố rủi ro cao thì sẽ có nguy cơ mắc phải DVT càng cao.
Các yếu tố rủi ro này bao gồm:
Nằm nghỉ trên giường hoặc ngồi trong thời gian dài - Nằm nghỉ ở giường kéo dài, đặc biệt đối với người bị liệt hoặc những người nhập viện trong một thời gian dài, và ngồi trong thời gian dài, như hành khách trong các chuyến bay dài, hoặc lái xe, là các yếu tố rủi ro cho DVT. Khi chân bạn giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ, cơ bắp ở chân sẽ không co lại. Việc cơ co lại rất quan trọng cho sự lưu thông máu tốt, và việc không có sự co lại cơ có thể khiến cho máu đông lại trong chân.
Phẫu thuật hoặc chấn thương - Bất kỳ loại chấn thương nào cho tĩnh mạch, như khi phẫu thuật được thực hiện hoặc khi có sang chấn, có thể làm tăng rủi ro cho máu đông lại trong tĩnh mạch bị tác động.
Thai kỳ - Phụ nữ mang thai có áp suất cao trong tĩnh mạch vùng chậu và ở chân, làm tăng rủi ro hình thành máu đông.
Cân nặng - Những cá nhân béo phì cũng có áp suất cao trong tĩnh mạch vùng chậu và ở chân.
Tuổi tác - Mặc dù DVT có thể phát triển ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng người từ 60 tuổi trở lên có rủi ro mắc phải DVT cao hơn.
Lối sống - Những người hút thuốc có rủi ro mắc phải DVT cao hơn vì việc hút thuốc có tác động tiêu cực đến sự lưu thông máu và tăng rủi ro hình thành cục máu đông.
Thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon - Những người sử dụng thuốc tránh thai uống hoặc trải qua liệu pháp thay thế hormon có rủi ro mắc phải DVT lớn hơn.
Ung thư - Một số dạng ung thư và một số dạng của việc điều trị ung thư tăng rủi ro mắc phải DVT.
Giãn tĩnh mạch nghiêm trọng - Giãn tĩnh mạch là các cục máu đông phát triển trong các tĩnh mạch sát bề mặt da. Những người có giãn tĩnh mạch nghiêm trọng có thể có xu hướng mắc phải DVT nhiều hơn.
Tiền sử gia đình - Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử mắc phải DVT, bạn có thể có rủi ro cao hơn trong việc mắc phải tình trạng tương tự.
Các triệu chứng của DVT là gì?
Các triệu chứng phổ biến nhất của DVT là sưng, đau, và đỏ ở vùng bị ảnh hưởng. Vì DVT thông thường tác động đến hai chân, các triệu chứng phổ biến nhất là đau chân, đỏ và sưng.
Đau chân thường bắt đầu ở cẳng chân bị ảnh hưởng và được điển hình miêu tả là một cơn đau dạng chuột rút. Da ở vùng bị ảnh hưởng của chân cũng có thể trở nên đỏ, xanh xao, hoặc thậm chí xanh dương. Nó cũng có thể ấm hơn phần còn lại của cơ thể khi sờ vào. Sưng bàn chân, mắt cá chân, hoặc chân bị ảnh hưởng cũng có thể phát triển và thường chỉ ảnh hưởng ở một bên.
Năm mươi phần trăm số người mắc phải DVT không có bất kỳ triệu chứng nào và được cho là mắc phải DVT bớt nghiêm trọng hơn so với những người có triệu chứng. Tuy nhiên, các biến chứng của DVT vẫn có thể phát triển trong số các cá nhân không có triệu chứng.
Các biến chứng của DVT là gì?
Thuyên tắc phổi là một biến chứng gây tử vong có thể phát sinh từ DVT. Nó xảy ra khi một phần cục máu đông bị di chuyển và đi qua dòng máu vào phổi. Cục máu đông này có thể cản trở dòng máu đến phổi, dẫn đến một tình trạng cấp cứu y tế nguy hiểm đến tính mạng.
Một biến chứng dài hạn của DVT là hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch. Biến chứng này phát sinh khi tĩnh mạch ngừng hoạt động tốt. Thay vì chảy qua tĩnh mạch để trở về tim, máu vẫn ở lại trong các tĩnh mạch này. Kết quả của sự lưu thông máu kém trong tĩnh mạch, cá nhân sẽ trải qua những cơn đau, đỏ, và sưng ở vùng bị tác động. Trong những trường hợp nghiêm trọng, loét da có thể phát triển. Hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch có thể cản trở sự chuyển động và các hoạt động hàng ngày của cá nhân bị ảnh hưởng.
DVT được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ của bạn đầu tiên sẽ hỏi tiền sử bệnh của bạn và thực hiện một cuộc khám sức khỏe toàn diện. Họ cũng có thể yêu cầu siêu âm để hình ảnh hóa các cục máu đông trong tĩnh mạch. Các xét nghiệm khác có thể được yêu cầu làm là chụp cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), và một số xét nghiệm máu nhất định.
Các lựa chọn điều trị cho DVT là gì?
DVT thông thường được điều trị bằng các thuốc chống đông hoặc các thuốc là mỏng máu. Một vài ví dụ về những thuốc làm loãng máu là Warfarin, Heparin, Enoxaparin, và Fondaparinux.
Nếu thuốc làm loãng máu không hiệu quả hoặc nếu bạn mắc phải DVT nghiêm trọng, bác sĩ phẫu thuật mạch máu của bạn có thể sử dụng một dụng cụ xâm lấn tối thiểu, thông qua một lỗ chọc nhỏ ở vùng bẹn, để hút ra máu đông hoặc cho thuốc để làm tan máu đông.
Rất thường xuyên, trong quá trình các thủ thuật này nhằm cắt bỏ máu đông, một dụng cụ lọc được cấy vào trong một tĩnh mạch lớn gọi là tĩnh mạch chủ. Dụng cụ lọc này ngăn không cho các cục máu đông vào phổi.
DVT được ngăn ngừa như thế nào?
Những lời khuyên sau đây được đưa ra để ngăn ngừa DVVT:
Tránh ngồi im trong thời gian dài
Không bắt chéo chân khi ngồi
Không hút thuốc
Uống rượu có chừng mực
Uống nhiều nước
Duy trì một cân nặng khỏe mạnh
Duỗi thẳng chân và bàn chân của bạn khi ngồi
Đi bộ thường xuyên và năng vận động
Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?
Cách tốt nhất là tham vấn ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của DVT. Vì một số người có DVT không có triệu chứng, cách tốt nhất là đi kiểm tra với bác sĩ nếu bạn có nhiều yếu tố rủi ro của DVT.
Deep vein thrombosis (DVT), retrieved on 22 October 2020 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/deep-vein-thrombosis/diagnosis-treatment/drc-20352563. (6 March 2018)
Delgado A. Everything You Want to Know About Deep Vein Thrombosis (DVT), retrieved on 22 October 2020 from https://www.healthline.com/health/deep-venous-thrombosis. (13 November 2019)
DVT (deep vein thrombosis), retrieved on 22 October 2020 from https://www.nhs.uk/conditions/deep-vein-thrombosis-dvt/. (23 October 2019)
Deep Vein Thrombosis, retrieved on 22 October 2020 from https://medlineplus.gov/deepveinthrombosis.html. (10 August 2018)
Wedro B. Deep Vein Thrombosis (DVT, Blood Clot in the Legs), retrieved on 22 October 2020 from https://www.medicinenet.com/deep_vein_thrombosis/article.htm. (11 July 2019)
Deep Vein Thrombosis (DVT), retrieved on 22 October 2020 from https://www.webmd.com/dvt/what-is-dvt-and-what-causes-it. (24 August 2020)
Venous Thromboembolism (Blood Clots), retrieved on 22 October 2020 from https://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/facts.html. (7 February 2020)
Pulmonary embolism, retrieved on 22 October 2020 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pulmonary-embolism/symptoms-causes/syc-20354647. (13 June 2020)
Young B. Post-Thrombotic Syndrome, retrieved on 22 October 2020 from https://www.healthline.com/health/post-thrombotic-syndrome. (29 September 2018)
Blood Clots And Varicose Veins, retrieved on 22 October 2020 from https://www.stoptheclot.org/blood-clots-and-varicose-veins/ (n.d.)
Diagnosing Deep Vein Thrombosis (DVT), retrieved on 22 October 2020 from https://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/blood-heart-circulation/deep-vein-thrombosis/diagnosis.html. (n.d.)
Surgical Thrombectomy, retrieved on 22 October 2020 from https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/surgical-thrombectomy. (n.d.)
Tiến sĩ Liau Kui Hin giải thích về các khối u nội tiết thần kinh tụy (PNETs) và các phương pháp điều trị mới, hiệu quả cho căn bệnh ung thư không phổ biến này.
Thật dễ để muốn che giấu vài thông tin khi thảo luận về những vấn đề mang tính chất riêng tư cá nhân hơn với bác sĩ. Tuy nhiên, bằng cách làm như vậy, bạn có thể đẩy sức khỏe của mình vào nguy hiểm.
Bác sĩ Akira Wu, bác sĩ chuyên khoa thận tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích về bệnh suy thận, nguyên nhân gây ra bệnh, và các triệu chứng cần chú ý.
Nếu bạn bị vấp ngã ở vỉa hè hoặc căng cơ trong lúc tập luyện, bạn có thể muốn cho rằng đó chỉ là một chấn thương nhẹ. Đây là lý do tại sao bạn không nên bỏ qua cơn đau nhức và thay vào đó, bạn nên làm gì.