Các Mối Nguy Từ Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Phòng Tránh

Nguồn: Getty Images

Các Mối Nguy Từ Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Phòng Tránh

Cập nhật lần cuối: 12 Tháng Bảy 2022 | 5 phút - Thời gian đọc

Trong lúc số lượng ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại Singapore liên tục chạm mốc kỷ lục, chúng ta sẽ tìm hiểu rủi ro mà căn bệnh này có thể gây ra, khả năng tái nhiễm bệnh, và những điều chúng ta có thể làm để bảo vệ bản thân.

Lời đe dọa từ bệnh sốt xuất huyết là thứ luôn hiện hữu, và trong khi số lượng ca mắc bệnh trong năm 2023 còn lâu mới đạt đến mức bùng nổ như đã được chứng kiến trong năm 2022, Cơ Quan Môi trường Quốc Gia (NEA) vẫn luôn túc trực trong khi số lượng ca bệnh được ghi nhận tiếp tục gia tăng, hiện tại ở mức 7,670 ca tính đến Tuần dịch tễ thứ 40.

Bên cạnh việc cố gắng hết sức để tránh bị muỗi đốt và kiểm soát mọi điểm thuận lợi để chúng có thể sinh sản trong và gần nhà chúng ta, chúng ta cũng nên tìm hiểu về mối đe dọa mà căn bệnh này có thể gây ra cho sức khỏe.

Bệnh Sốt Xuất Huyết Là Gì?

Triệu chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh lây truyền qua muỗi gây ra bởi 1 trong 4 chủng siêu vi sốt xuất huyết (dengue virus), lây truyền thông qua vết đốt của con muỗi cái thuộc loài Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện trong vòng từ 4-7 ngày sau khi bị con muỗi nhiễm bệnh đốt. Trong vài trường hợp, bệnh sốt xuất huyết có thể không có triệu chứng, hoặc chỉ biểu hiện sốt nhẹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải hội chứng sốc sốt xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều yếu tố khác nhau (về siêu vi, về người bị truyền bệnh, về nguồn bệnh) được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm bệnh, mắc bệnh, và mức độ nặng của căn bệnh ở một đối tượng.

DenV-3 và DenV-4 Là Gì?

DenV-3 và DenV-4 là những chủng virus sốt xuất huyết ít phổ biến hơn được ghi nhận trong lịch sử của Singapore, so với hai chủng trội hơn là DenV-1 và DenV-2. Theo thông tin đến từ NEA, DenV-3 đã không còn thịnh hành kể từ khoảng 3 thập kỷ trước, và tần suất DenV-4 xuất hiện thì luôn giữ ở mức thấp. Tuy nhiên, trong năm 2021, Singapore đã ghi nhận sự bùng nổ đầu tiên của DenV-3 trong vòng 40 năm, và số lượng ca nhiễm DenV-4 gia tăng gấp 4 lần. Nhóm lại, chúng chiếm hơn một nửa số ca bệnh sốt xuất huyết được lấy mẫu kể từ tháng 2 năm 2021. Đây là một mối lo ngại, bởi vì sự hạn chế của miễn dịch đối với hai chủng này trong cộng đồng khiến cho nhiều người dễ mắc bệnh hơn.

Những Triệu Chứng Nào, Và Khi Nào Nên Đi Gặp Bác Sĩ?

Triệu chứng gây ra bởi cả 4 chủng của bệnh sốt xuất huyết đều tương tự, nhưng cách cộng đồng phản ứng với từng chủng và sự miễn dịch đối với chúng có thể khác nhau. Ví dụ, một số người trong chúng ta tại Singapore có thể có khả năng miễn dịch cộng đồng ở một mức độ nào đó với chủng DenV-1 và DenV-2, nhưng lại dễ mắc bệnh hơn với chủng DenV-3 và DenV-4.

Triệu chứng sốt xuất huyết thường xuất hiện khoảng 4-7 ngày sau khi bị con muỗi nhiễm bệnh đốt. Điều quan trọng là phải lưu ý đến 7 dấu hiệu cảnh báo này của sốt xuất huyết, đặc biệt nếu bạn đang sinh sống ở một khu vực dễ mắc phải căn bệnh do muỗi gây ra này:

  • Sốt cao đột ngột: Sốt xuất huyết thường khởi phát với cơn sốt cao xảy đến đột ngột và có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
  • Nhức đầu dữ dội, khó chịu phía sau mắt: Nhức đầu trong bệnh sốt xuất huyết có thể rất dữ dội và đi kèm đau ở phía sau mắt.
  • Đau khớp và cơ bắp: Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có triệu chứng đau khớp và cơ bắp, thường được mô tả là cơn sốt “vỡ xương” ("breakbone fever").
  • Buồn nôn và nôn ói: Buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết.
  • Chảy máu nhẹ: Sốt xuất huyết có thể dẫn tới xu hướng dễ chảy máu nhẹ, như chảy máu cam hoặc lợi (nướu) chảy máu.
  • Phát ban ngoài da: Phát ban ngoài da là một dấu hiệu điển hình của bệnh sốt xuất huyết, và chúng có thể xuất hiện vài ngày sau khi cơn sốt khởi phát.
  • Mệt mỏi: Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho nạn nhân cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi cơn sốt đã thuyên giảm.

Điều quan trọng cần chú ý là trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh sốt xuất huyết có thể biến chứng thành sốt xuất huyết (dengue haemorrhagic fever) hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết (dengue shock syndrome). Bệnh sốt xuất huyết nặng bắt đầu phát triển khi mạch máu của bạn bị tổn thương, và số lượng của các tế bào hình thành cục máu đông (tiểu cầu) trong dòng máu bị sụt giảm. Đây là một trường hợp cấp cứu nghiêm trọng bởi vì nó có thể dẫn tới sốc, xuất huyết nội tạng, suy các cơ quan nội tạng, hoặc thậm chí là tử vong.

Hãy chú ý tới những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nặng bao gồm:

  • Đau quặn ở bụng dữ dội
  • Nôn mửa kéo dài
  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu lợi
  • Máu trong dịch nôn hoặc trong phân
  • Thở gấp
  • Mệt mỏi hoặc bồn chồn

Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể đã mắc bệnh sốt xuất huyết.

Có Thể Mắc Sốt Xuất Huyết Hơn Một Lần Hay Không?

Hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức

Một người có thể mắc sốt xuất huyết đến tận bốn lần trong đời bởi vì có 4 serotype (chủng huyết thanh) khác nhau của virus sốt xuất huyết, đó là DenV-1, DenV-2, DenV-3, và DenV-4.

Người hồi phục từ một lần bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời chống lại serotype đã nhiễm bệnh này. Cũng có bằng chứng về miễn dịch chéo, có nghĩa là bạn có thể có một số miễn dịch với những chủng khác, nhưng điều này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất dần trong những tháng sau khi bị nhiễm bệnh.

4 Chủng Của Bệnh Sốt Xuất Huyết Có Khác Nhau Về Mức Độ Nghiêm Trọng Và Triệu Chứng?

Nhìn chung, triệu chứng của sự nhiễm bệnh sốt xuất huyết từ bất kỳ chủng nào trong số 4 chủng đều sẽ tương tự. Tuy nhiên, những khác biệt trong biểu hiện lâm sàng đã được ghi nhận. Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2012 đã chỉ ra rằng những đối tượng bị nhiễm bệnh với DENV-3 có tỉ lệ cao mắc phải các triệu chứng về hệ cơ xương và đường tiêu hóa, ví dụ như buồn nôn và nôn mửa, trong khi những đối tượng tiếp xúc với DENV-4 có tỉ lệ cao mắc phải các biểu hiện về đường hô hấp và da như phát ban.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã gợi ý rằng rủi ro bị sốt xuất huyết dengue (với DHG), một dạng nặng hơn của sốt xuất huyết, là cao nhất với DENV-2.

Bệnh Nhân Sẽ Bệnh Nặng Hơn Nếu Lần Thứ Hai, Thứ Ba Hay Thứ Tư Mắc Bệnh Sốt Xuất Huyết Hay Không?

Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học đã chỉ ra rằng rủi ro mắc bệnh nặng khi nhiễm bệnh lần hai là cao hơn đáng kể so với khi nhiễm bệnh lần đầu.

Trong lần nhiễm bệnh đầu tiên, hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách sản sinh ra các kháng thể để chiến đấu với virus. Trong những lần nhiễm bệnh sau này với một serotype khác (chủng khác) của virus sốt xuất huyết, các kháng thể từ lần nhiễm bệnh đầu tiên có thể sẽ không hiệu quả trong việc chống lại chủng mới. Thay vì chống lại sự nhiễm bệnh, những kháng thể còn hoạt động nhưng chưa tối ưu này lại vô tình tạo điều kiện để siêu vi xâm nhập vào những tế bào nhất định, đặc biệt là những tế bào miễn dịch, thông qua những chiếc thụ thể cụ thể. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng tải lượng virus và kích hoạt sự phản ứng mạnh mẽ hơn của hệ thống miễn dịch, từ đó dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể tiến triển thành những dạng bệnh sốt xuất huyết nặng, như sốt xuất huyết dengue (DHG).

Làm Thế Nào Để Mọi Người Không Bị Nhiễm Bệnh Sốt Xuất Huyết Ngay Từ Lúc Đầu?

Phòng chống sốt xuất huyết

Công cuộc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bao gồm kiểm soát muỗi, các biện pháp bảo vệ bản thân, và chích ngừa.

Kiểm soát muỗi có thể được thực hiện bằng việc giảm số lượng các điểm sinh sản tiềm năng cho muỗi. Muỗi ưa thích nước ứ đọng, mà nước loại này có thể tích tụ ở nhiều khu vực, đặc biệt trong mùa mưa.

Bạn nên cũng nên tự thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ bản thân khỏi muỗi cắn bằng cách dùng nước chống muỗi và mặc trang phục che kín những phần da trần. Sử dụng màng chống muỗi và thuốc xịt côn trùng cũng sẽ có ích.

Để được bảo vệ thêm, những đối tượng trong độ tuổi từ 9 – 45 tuổi đã được xác nhận từng nhiễm bệnh sốt xuất huyết có thể chọn tiêm ngừa với Dengvaxia. Vắc xin nên được tiêm ít nhất 6 tháng sau khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết, và yêu cầu 3 mũi tiêm, được tiêm cách nhau 6 tháng. Cho đến nay, dữ kiện cho thấy vắc xin này bảo vệ khỏi bệnh ít nhất sáu năm sau khi tiêm đủ mũi thứ 3.

Điều quan trọng cần lưu ý là những đối tượng chưa từng có lần bị sốt xuất huyết nào thì không nên tiêm Dengvaxia bởi vì các nghiên cứu đã cho thấy vắc xin này có liên kết với rủi ro bệnh nặng và nhập viện gia tăng trong nhóm này.

Những Biện Pháp Phòng Ngừa Sốt Xuất Huyết

Dù không có thuốc chữa sốt xuất huyết, căn bệnh này có thể được phòng ngừa. Nhiều biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện bao gồm việc điều chỉnh nhà cửa và lối sống.

Bảo vệ tổ ấm khỏi muỗi với những mẹo sau:

  • Sử dụng nước chống muỗi, kể cả khi ở nhà.
  • Xịt thuốc côn trùng vào những góc tối trong nhà.
  • Mặc áo dài tay và quần dài khi ra ngoài trời.
  • Đảm bảo mọi khung cửa sổ và cửa chính đều được đóng kín và không có lỗ hổng nào.
  • Sử dụng lưới chống muỗi nếu nơi ngủ không được bảo vệ bằng lưới.
  • Loại bỏ phần nước ứ đọng trong hoặc quanh nhà.
  • Thay nước trong lọ/bát/chậu cách ngày.
  • Úp ngược hoặc đậy lại mọi dụng cụ có thể chứa nước.
  • Loại bỏ nước trong dĩa hứng nước của các chậu cây cách ngày.
  • Đậy lại những ống đựng sào tre khi không sử dụng.

Tại Sao Vắc Xin Dengvaxia Chỉ Hữu Hiệu Với Người Từng Mắc Bệnh Sốt Xuất Huyết?

Các cơ chế tác động còn chưa chắc chắn, nhưng một giả thuyết dễ xảy ra là việc tiêm ngừa kích hoạt hệ thống miễn dịch một cách tương tự với nhiễm bệnh tự nhiên. Như vậy, đối với những người chưa từng bị nhiễm bệnh, sự phản ứng với lần nhiễm bệnh tự nhiên đầu tiên sau khi tiêm ngừa sẽ giống như khi lần thứ hai bị nhiễm bệnh, tình huống này thường đi kèm với nguy cơ bệnh nặng gia tăng.

Với những đối tượng đã từng nhiễm bệnh, sự phản ứng với lần nhiễm bệnh tự nhiên đầu tiên xảy ra sau khi đã tiêm ngừa sẽ giống như sự nhiễm bệnh thứ ba hoặc tiếp theo, và do đó không đi kèm với rủi ro cao bệnh nặng tăng lên.

Tôi Có Thể Tìm Hiểu Thêm Về Vắc Xin Dengvaxia Ở Đâu?

Để tìm hiểu thêm về vắc-xin Dengvaxia giúp phòng ngừa và bảo vệ chống lại bệnh sốt xuất huyết, vui lòng truy cập trang web của chúng tôi hoặc liên hệ với bác sĩ đa khoa tại phòng khám y khoa Parkway Shenton gần nhất. Quý khách cũng có thể đến trực tiếp phòng khám chuyên về tiêm chủng của chúng tôi tại ga MRT Esplanade để xác nhận tình trạng sẵn có của vắc-xin.

Close to 18,000 dengue cases reported in first half of year, 3 times the number in 2021: NEA. The Straits Times. Retrieved on 4 July 2022 from https://www.straitstimes.com/singapore/close-to-18000-dengue-cases-reported-in-first-half-of-year-3-times-those-of-2021-nea.

Dengue Cases. National Environment Agency. Retrieved on 4 July 2022 from https://www.nea.gov.sg/dengue-zika/dengue/dengue-cases.

People's Association Grassroots Volunteers To Partner NEA And SG Clean Ambassadors In Fight Against Dengue. National Environment Agency. Retrieved on 4 July 2022 from https://www.nea.gov.sg/media/news/news/index/peoples-association-grassroots-volunteers-to-partner-nea-and-sg-clean-ambassadors-in-fight-against-dengue.

Learn about Dengue: New Strains and Outbreak Risks. Parkway Shenton. Retrieved on 5 July 2022 from /health-plus/article/dengue-new-strains-outbreak-risks
Bài viết liên quan
Xem tất cả