Dr Teo Yeow Kwan Jim
Bác Sĩ Phổi
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phổi
Sốt xuất huyết là một bệnh do virus gây ra do muỗi truyền và tiếp tục lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Bệnh được biết đến với biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhiễm trùng gần như không triệu chứng đến các triệu chứng giống cúm nghiêm trọng. Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.
Sốt xuất huyết phổ biến ở 129 quốc gia, đặc biệt là ở Châu Á, nơi khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho muỗi Aedes – vật trung gian truyền bệnh chính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính mỗi năm có từ 100 – 400 triệu ca nhiễm bệnh. Thời gian gần đây, Singapore chứng kiến số ca mắc bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng. Trên thực tế, Cơ quan Môi trường Quốc gia cảnh báo nguy cơ gia tăng các ca mắc bệnh sốt xuất huyết trong những tháng ấm hơn sắp tới.
Các triệu chứng sốt xuất huyết thường bắt đầu sau 4 – 6 ngày kể từ khi bị nhiễm bệnh và có thể kéo dài đến 10 ngày. Triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác gây sốt, nhức mỏi và phát ban.
Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết như sau:
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi các dấu hiệu cảnh báo cho thấy tình trạng sốt xuất huyết có thể nghiêm trọng. Những dấu hiệu cảnh báo này thường bắt đầu 24 – 48 giờ sau khi cơn sốt biến mất. Sốt xuất huyết nặng có thể đe dọa tính mạng trong vòng vài giờ và thường yêu cầu nhập viện:
Xét đến mức độ phổ biến của sốt xuất huyết trên toàn thế giới, việc trang bị cho bản thân những kiến thức quan trọng về căn bệnh do virus này gây ra là vô cùng cấp thiết. Dưới đây là 10 điều bạn cần biết về bệnh sốt xuất huyết để giúp bạn chuẩn bị đối phó:
Các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết xảy ra ở nhiều quốc gia, bao gồm Châu Mỹ, Châu Phi, Trung Đông, Châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Trên thực tế, lục địa duy nhất không bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt xuất huyết là Nam Cực.
Dịch sốt xuất huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào miễn là điều kiện thời tiết ấm áp thuận lợi cho sự tồn tại của loài muỗi, và muỗi hoạt động tích cực.
Nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết lớn nhất tại các khu vực sau đây, các khu vực được biết đến có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới:
Sốt xuất huyết lây nhiễm qua vết cắn của muỗi Aedes mang virus dengue. Muỗi Aedes aegypti là vectơ chính gây bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết cũng được cho là do Aedes albopictus, Aedes polynesiensis và một số loài thuộc họ Aedes scutellaris gây ra. Muỗi Aedes aegypti hoạt động mạnh nhất vào ban ngày. Chúng có xu hướng cắn khoảng 2 giờ sau khi mặt trời mọc và vào buổi tối trước khi mặt trời lặn.
Muỗi phát triển mạnh ở các khu vực đô thị gần dân cư. Chúng thích sinh sản trong nước sạch, tù đọng, dễ tìm thấy tại gia đình. Chỉ cần một lượng nước rất nhỏ là muỗi có thể đẻ trứng. Ví dụ về những nơi chứa nước đọng bao gồm chai nước, thùng chứa, phế phẩm bị vứt bỏ hoặc bất cứ thứ gì có khả năng trữ nước. Bên trong nhà, muỗi trưởng thành có thể được tìm thấy ở những nơi tối như tủ quần áo, gầm giường và phía sau rèm cửa, nơi chúng được bảo vệ khỏi gió, mưa và những kẻ săn mồi tiềm ẩn.
Sốt xuất huyết lây truyền một số cách. Cách thức đầu tiên là truyền từ muỗi sang người - muỗi Aedes bị nhiễm virus sẽ đốt và lây bệnh cho người. Ngược lại, muỗi có thể bị nhiễm bệnh khi chúng cắn người bị nhiễm vi rút. Những con muỗi bị nhiễm bệnh này sau đó có thể lây truyền vi-rút sang người khác khi đốt.
Virus dengue cũng có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi khi mang thai. Một phụ nữ mang thai đã bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết có thể truyền vi-rút cho thai nhi trong quá trình mang thai.
Một người hoàn toàn có thể bị nhiễm virus dengue nhiều hơn một lần. Virus gây bệnh sốt xuất huyết được gọi là virus dengue (DENV). Có 4 serotype DENV (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4), nghĩa là một người có khả năng bị nhiễm vi-rút đến 4 lần. Mặc dù sau lần nhiễm đầu tiên, cơ thể tạo ra miễn dịch vĩnh viễn chống lại serotype đó, nhưng khả năng miễn dịch chéo với các kiểu huyết thanh khác chỉ là một phần và tạm thời. Điều quan trọng cần lưu ý là nhiễm trùng lần thứ hai mang nguy cơ phát triển thành sốt xuất huyết nặng cao hơn và có thể gây tử vong.
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết có thể gặp nhiều khó khăn vì các dấu hiệu và triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt rét, nhiễm trùng xoắn khuẩn vàng da, và thương hàn. Trong quá trình chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh và lịch trình du lịch. Nhớ thông báo với bác sĩ về các chuyến du lịch nước ngoài và ngày khởi hành. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để tìm virus hoặc kháng thể, hoặc tiến hành thêm xét nghiệm so sánh với các virus tương tự như Zika hoặc chikungunya.
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết. Nếu bạn nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc hạ sốt (như acetaminophen hoặc paracetamol) để kiểm soát các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ. Điều quan trọng là sau khi uống thuốc bạn cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Có một số loại thuốc cần tránh khi bạn bị sốt xuất huyết. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và aspirin nên tránh dùng vì chúng làm loãng máu. Do sốt xuất huyết gây ra nguy cơ xuất huyết, NSAID có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Một số thay đổi đơn giản trong gia đình và lối sống có thể giúp ngăn ngừa sốt xuất huyết, vì cả bốn serotype virus dengue đều lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh.
Mặc dù nhiều trường hợp nhiễm dengue bệnh tình nhẹ, nhưng đôi khi chúng gây ra bệnh cấp tính giống cúm, phát triển thành sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết nặng, còn được gọi là hội chứng sốc dengue (DSS), là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, đòi hỏi phải nhập viện và được điều trị bởi các chuyên gia y tế. Các triệu chứng sốc dengue xuất hiện sau 2 – 6 ngày nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
Nếu không được điều trị đúng cách, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng tăng lên đến 20%. Hiện có một loại vắc-xin (Dengvaxia®) dành cho những người đã từng bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Mũi vắc xin được tiêm theo đợt, mỗi đợt gồm 3 mũi cách nhau khoảng một năm. Hầu hết các phòng khám đều cung cấp vắc-xin này, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
Nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng sốt xuất huyết nặng nào nêu trên, hãy đến các trung tâm khám chữa bệnh cấp cứu gần nhất.