Dr Cheng Shin Chuen
Bác sĩ Ngoại Tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ Ngoại Tổng quát
Hệ mạch máu là một lưới phức tạp gồm các mạch máu chạy dọc khắp cơ thể, bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Mạng lưới ống đồ sộ này có trách nhiệm di chuyển máu trong cơ thể, vận chuyển oxy, loại bỏ chất thải, và trong trường hợp của hệ bạch huyết, loại bỏ các tế bào hư hại và ngăn ngừa nhiễm trùng. Những căn bệnh tác động đến hệ mạch máu có thể rất nghiêm trọng, vì vậy điều quan trọng là biết được các lựa chọn điều trị nếu bạn bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật hở truyền thống gây rất nhiều áp lực lên cơ thể. Phẫu thuật nội mạch là một lựa chọn xâm lấn ít hơn rất nhiều so với kỹ thuật phẫu thuật hở, thường đòi hỏi những vết rạch lớn để tiếp cận các bộ phận bên trong cơ thể. Trong phẫu thuật nội mạch, một mũi tiêm nhỏ được sử dụng, sau đó một ống thông mềm và linh hoạt được đưa vào trong mạch máu, cho phép bác sĩ phẫu thuật tiếp cận bất kì điểm tắc nghẽn nào hoặc mô bệnh. Vì chỉ cần một mũi tiêm hoặc một vết chích nhỏ, những quy trình này có thể được thực hiện mà không cần gây mê toàn thân.
Kỹ thuật nội mạch hiện tại đã được sử dụng để điều trị một loạt bệnh lý khác nhau về mạch máu, bao gồm:
Phình động mạch chủ
Phình động mạch chủ xảy ra khi thành động mạch chủ, mạch máu chính mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể bị yếu đi. Máu bạn đẩy lên những thành mạch bị suy yếu và gây sưng, dẫn đến phình động mạch. Nếu vị trí phồng lên trong động mạch chủ vỡ ra, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể chọn phẫu thuật truyền thống để phục hồi chỗ phình, nhưng phẫu thuật nội mạch là một quy trình ít rủi ro hơn rất nhiều. Ống thông được sử dụng để hỗ trợ đưa một mảnh stent graft vào, được làm từ sợi vải đặc biệt giúp hỗ trợ thành động mạch chủ. Tùy thuộc vào vị trí chỗ phình, phẫu thuật này được biết đến với tên gọi phục hồi nội mạch cho chứng phình động mạch chủ bụng, phình động mạch chủ ngực, hoặc phình động mạch ngực bụng. Không cần những vết rạch lớn, và trong những trường hợp được lựa chọn có thể thực hiện dưới gây tê cục bộ mà không cần nằm ICU lâu dài.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một cục máu đông trong một tĩnh mạch, thường ở vùng chân hoặc hông. Nếu cục máu đông chuyển động về phía phổi, nó có thể trở thành một chứng thuyên tắc phổi (PE) nguy hiểm tính mạng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra DVT, bao gồm các rối loạn đông máu, mất cân bằng hormone, tĩnh mạch bị tổn thương hoặc thiếu vận động, nhưng việc điều trị nguyên nhân là rất quan trọng để ngăn ngừa loét, đau sưng, và rủi ro bị thuyên tắc. Kỹ thuật nội mạch có thể được sử dụng để phá vỡ các cục máu đông, bằng cách tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch bị ảnh hưởng hoặc sử dụng thiết bị để hút các cục máu đông ra—tất cả được thực hiện thông qua một mũi tiêm ở bẹn.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch trở nên cứng và hẹp lại, khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, là nguyên nhân của đột quỵ hoặc cắt cụt chi. Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ của mảng bám, hình thành nên những khối cứng trong thành động mạch dọc cơ thể. Xơ vữa động mạch thường phát triển do tiếp xúc lâu dài với cholesterol cao hoặc khói thuốc, hoặc khi bạn gặp phải tình trạng huyết áp cao. Tình trạng này có thể được điều trị bằng phương pháp tạo hình mạch. Khi bác sĩ đưa ống thông vào mạch máu, bác sĩ sẽ sử dụng một ống bóng để làm giãn rộng mạch máu, giúp máu lưu thông thuận lợi, hoặc có thể đưa vào một ống stent để giữ thành mạch máu ở trạng thái mở và hỗ trợ thành động mạch.
Nếu mắc bất kì tình trạng nào làm ảnh hưởng đến hệ mạch, tốt nhất hãy trao đổi cùng một bác sĩ phẫu thuật về các phương pháp điều trị phù hợp. Y học công nghệ đã phát triển các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, thường là những lựa chọn hàng đầu trong điều trị nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
Dù bạn có được chuẩn đoán mắc bệnh về mạch máu hay không, việc giữ gìn tim và các mạch máu khỏe mạnh nhất có thể là rất quan trọng. Hãy tiêu thụ chế độ ăn cân bằng, hạn chế thịt chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán dầu mỡ và giàu đường. Ngừng hút thuốc và vận động thường xuyên để giảm rủi ro mắc bệnh mạch máu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe mạch máu, hoặc muốn biết liệu phẫu thuật nội mạch có phù hợp với mình, hãy đặt lịch hẹn khám cùng bác sĩ phẫu thuật mạch máu để được kiểm tra kỹ lưỡng.