Dr Ting Hua Sieng
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai, thường từ tuần thứ 24 đến 28 thai kỳ. Tình trạng này đi kèm với mức đường huyết cao bất thường.
Mặc dù tình trạng này thường sẽ được giải quyết sau khi bé được sinh ra, mẹ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có rủi ro cao hơn mắc phải tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Quản lý mức đường huyết đúng cách không chỉ thiết yếu cho sức khỏe của bạn, mà còn cho cả bé.
Các triệu chứng của tình trạng này tương tự với bệnh tiểu đường không liên quan đến thai kỳ.
Vì sao một số phụ nữ mắc phải tiểu đường thai kỳ trong thai kỳ trong khi những phụ nữ khác thì không, điều này chưa được hiểu rõ một cách toàn diện trong các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện. Dù vậy, nắm biết được cơ thể bạn có thể điều tiết glucose như thế nào trong thai kỳ cũng rất quan trọng.
Thông thường, glucose trong thực phẩm bạn ăn được hấp thụ vào máu. Nhằm ứng phó với hiện tượng tăng mức đường huyết trong thực phẩm bạn ăn, hoặc lưu trữ lượng đường thừa trong gan.
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn gia tăng việc sản sinh các loại nội tiết tố khác, và việc sản sinh này có thể làm giảm khả năng của insulin trong việc thực hiện chức năng của nó, dẫn đến tình trạng mức đường huyết trở nên thiếu kiểm soát, và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Một mức đường huyết không được điều chỉnh có thể gây tác dụng tiêu cực lên sự phát triển và sức khỏe của bé. Tình trạng này cũng có thể làm tăng rủi ro xảy ra các biến chứng, như huyết áp cao, sinh non, hoặc mổ bắt con không được dự tính trước khi sinh.
Một xét nghiệm sàng lọc glucose đo lường phản ứng của cơ thể bạn với đường Nó được sử dụng để sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ, một dạng tiểu đường chuyên biệt có thể mắc phải ở một số thai phụ ở cuối thai kỳ
Xét nghiệm thường được thực hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn từng mắc tiểu đường thai kỳ trước đó, hoặc nếu bác sĩ quan ngại về rủi ro của bạn mắc phải tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm có thể được tiến hành sớm hơn.
Có 2 dạng xét nghiệm sàng lọc glucose.
Một số thai phụ có nguy cơ cao mắc phải tiểu đường thai kỳ hơn những người khác. Các yếu tố dưới đây có thể làm tăng khả năng bạn trải qua bệnh tiểu đường thai kỳ:
Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ cho bạn sẽ phụ thuộc mức độ đường huyết của bạn cao đến đâu.
Thay đổi chế độ ăn và tập thể dục đa số là cách điều trị phù hợp nhất.
Trong các trường hợp nặng hơn, có thể bạn sẽ được kê đơn thuốc uống hoặc thậm chí là được tiêm insulin để điều chỉnh lượng đường huyết. Những phương pháp điều trị dùng thuốc này thường chỉ được thực hiện cho đến khi em bé được sinh ra.
Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị bạn sử dụng máy đo glucose để theo dõi lượng đường huyết của mình.
Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa lời khuyên bạn nên tránh ăn các loại thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường như:
Để đảm bảo sức khỏe bé yêu xuyên suốt thai kỳ, rất quan trọng là bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ càng tốt càng được. Một trong những cách tốt nhất để làm được điều này là thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tập trung vào tỉ lệ hợp lý giữa các chất béo và đạm trong lượng thực phẩm bạn nạp vào mỗi ngày, để điều chỉnh được mức đường huyết
Tinh bột cung cấp nguyên liệu cho cơ thể bạn, truyền năng lượng đến các tế bào của bạn và bé đang lớn. Hãy nhấn mạnh vào việc nạp đủ calories cho quá trình phát triển của bé bằng việc đưa các loại tinh bột phức tạp vào bữa ăn. Là một thai phụ, lượng tinh bột bạn nạp vào nên chiếm ít nhất 45% lượng calories hấp thụ hàng ngày. Phần calories còn lại nên đến từ đạm và béo. Đảm bảo rằng bạn đang hấp thụ tinh bột trong những lượng được kiểm soát và đều đặn xuyên suốt ngày để duy trì mức đường huyết ổn định. Hãy chia lượng tinh bột dự tính sử dụng trong ngày ra thành 3 bữa chính với 2-4 bữa ăn nhẹ.
Tinh bột giàu chất xơ hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết bằng cách làm chậm lại tốc độ hấp thụ của chất bột. Dưới đây là các ví dụ về những loại thực phẩm này:
Việc tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết từ các nguồn khác như rau củ quả cũng rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ.
25-30% calories tiêu thụ nên đến từ chất béo. Một nhận định sai lầm phổ biến là béo có hại cho cơ thể chúng ta. Mặc dù béo không tốt cho sức khỏe nếu hấp thụ quá nhiều, nó vẫn là phần thiết yếu trong chế độ ăn. Các chất béo axit cần thiết rất cần cho sự phát triển của não bộ, kiểm soát tình trạng viêm và đông máu. Cơ thể không thể tự sản sinh loại chất béo này cho nên ta cần nạp vào từ thực phẩm. Các chất béo lành mạnh này bao gồm:
20-25% calories nên đến từ đạm. Đạm là thành tố căn bản bên trong từng tế bào cơ thể và tham gia vào một phạm vi rộng lớn các tương tác quá trình trao đổi chất. Đạm rất thiết yếu cho sự lớn lên, và phục hồi cơ thể, đồng thời đóng vai trò duy trì sức khỏe. Trong thai kỳ, protein tác động tích cực đến quá trình phát triển của bé, bao gồm bộ não. Các nguồn đạm có lợi bao gồm:
Bài hướng dẫn này chỉ mang tính chất gợi ý về kế hoạch ăn uống. Là một phụ nữ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên sắp xếp các buổi tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được kế hoạch ăn uống được thiết kế riêng cho bản thân bạn và phong cách sinh hoạt của mình. Những phụ nữ khác nhau có các nhu cầu khác nhau dựa trên các hoàn cảnh riêng biệt của họ. Cho dù gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, thông qua việc ăn đúng thực phẩm vào đúng thời gian, bạn hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé khỏe mạnh.