Huyết Áp Cao: Khi Nào Là Quá Cao?

Nguồn: Shutterstock

Huyết Áp Cao: Khi Nào Là Quá Cao?

Cập nhật lần cuối: 03 Tháng Chín 2018 | 1 phút - Thời gian đọc

Bác sĩ Chew Chun Yang, bác sĩ gia đình tại Parkway Shenton, phân tích việc duy trì huyết áp ở mức lành mạnh.

Nguyên Nhân Tử Vong Hàng Đầu Ở Singapore

Tăng huyết áp, còn được biết đến với cái tên cao huyết áp, là một tình trạng y tế phổ biến ở Singapore. Dựa theo Bộ Y Tế Singapore, 1 trong 5 người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi mắc cao huyết áp. Đây cũng là một trong 10 nguyên nhân tử vong chính hàng đầu.

Huyết Áp Chính Xác Là Gì?

Cao Huyết Áp Là Gì?

Một bài đọc huyết áp đưa ra một bộ 2 con số gọi là huyết áp tâm thu, hiển thị ở vạch trên, và huyết áp tâm trương, hiển thị ở vạch dưới. Huyết áp tâm thu biểu thị áp lực máu đang tác động lên thành động mạch khi tim co hẹp, trong khi huyết áp tâm trương chỉ báo áp lực máu đang tác động lên thành động mạch khi tim thư giãn.

Huyết áp bình thường của một người trưởng thành khỏe mạnh nên dưới 120/80, dù nên chú ý rằng huyết áp của mỗi cá nhân sẽ có dao động xuyên suốt một ngày, dựa theo mức độ hoạt động và/hoặc trạng thái cảm xúc. Nhìn chung, huyết áp của bạn sẽ gia tăng khi lo lắng, kích động, căng thẳng, hoặc vận động thể chất, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu chỉ số huyết áp liên tục cao hơn mức bình thường, dựa theo bảng dưới đây.

** Mức Huyết Áp (mmHg)**
Mức Huyết Áp Tâm Thu (mmHg) Huyết Áp Tâm Trương (mmHg)
Huyết Áp Bình Thường <130 <80
Huyết Áp Cao - Bình Thường 130 - 139 80 - 89
Tăng Huyết Áp Cấp Độ 1 140 - 159* 90 - 99
Tăng Huyết Áp Cấp Độ 2 160* 100
Tăng Huyết Áp Tâm Thu Riêng Lẻ* 140 <90

Để theo dõi huyết áp, bạn nên kiểm tra mỗi khi đến bác sĩ khám.

Làm Thế Nào Để Kiểm Tra Huyết Áp Tại Nhà?

Bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư vào một thiết vị đo huyết áp tại nhà kỹ thuật số để theo dõi huyết áp. Chúng rất dễ sử dụng, và bạn có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của mình để có lời khuyên về cách sử dụng đúng.

Như một nguyên tắc chung, thời điểm tốt nhất để đo huyết áp là khi bạn đang thư giãn và không căng thẳng hoặc kích động. Để bắt đầu, ngồi vào một vị trí thoải mái, với cánh tay trái đặt yên trên bàn ở độ cao tương tự với tim. Quấn vòng đo chắc chắn quanh phần trên cánh tay trần, và ấn nút khởi động thiết bị để bắt đầu đo đạc.

Làm Thế Nào Để Điều Trị Cao Huyết Áp?

Để điều trị cao huyết áp, bác sĩ sẽ rất có khả năng đề xuất kết hợp việc thay đổi lối sống và dùng thuốc. Dù việc chủ quan với tình trạng cao huyết áp có thể rất hấp dẫn vì bạn cảm thấy khỏe, cao huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ đột quỵ và tổn thương các cơ quan như tim, mắt, và thận.

Thuốc

Có rất nhiều dạng thuốc khác nhau có thể giúp kiểm soát cao huyết áp. Đối với một vài bệnh nhân, có thể cần dùng hơn một dạng để đạt được các mức chấp nhận được, hoặc bác sĩ có thể đề xuất các dạng khác nhau nếu bạn gặp phải tác dụng phụ.

Thuốc điều trị cao huyết áp bao gồm:

  • Thuốc Lợi Tiểu hỗ trợ tống khứ nước và muối (natri) thừa. Kết quả là bạn có thể đi tiểu thường xuyên hơn, hoặc gặp các triệu chứng như chóng mặt và táo bón.
  • Thuốc Chẹn Beta làm giảm nhịp tim và lượng máu được tim bơm ra. Một vài người có thể gặp phải táo bón, hoặc cảm giác choáng váng hoặc ớn lạnh ở phần ngoài cơ thể.
  • Thuốc Chẹn Kênh Canxi hỗ trợ thả lỏng và làm giãn nở mạch máu, có thể dẫn đến tăng nhịp tim, khó thở và sưng chân dưới và bàn chân.
  • Thuốc Chẹn Alpha làm giãn nở mạch máu và cho phép máu chảy lưu thông dễ dàng hơn. Ở một vài bệnh nhân, thuốc có thể dẫn đến tụt huyết áp, đau đầu, tim đập mạnh và buồn nôn.
  • Thuốc Ức Chế Enzyme Chuyển Hóa Angiotensin (ACE) ngăn chặn sự hình thành của angiotensin II, vốn gây ra tình trạng thắt mạch máu. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm ho khan, đau đầu hoặc chóng mặt.
  • Thuốc Chẹn Angiotensin II (ARBs) chặn hoạt động của angiotensin II tại thành mạch máu, và ngăn chặn tình trạng mạch máu thắt lại. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, chóng mặt và mơ màng.
  • Thuốc Giãn Mạch làm thư giãn cơ bắp trong thành mạch và có thể dẫn đến tác dụng phụ như giữ nước, nhức đầu, chóng mặt, hoặc tim đập nhanh.

Vì huyết áp cao là một tình trạng mãn tính, điều quan trọng là uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ hàng ngày. Việc uống thuốc vào cùng khung giờ mỗi ngày để nó trở thành một thói quen sẽ có lợi. Nếu bạn quên uống một liều, hãy uống bù ngay khi nhớ lại; nếu đã gần đến liều tiếp theo, hãy chỉ uống một liều duy nhất. Bạn không nên tự điều chỉnh liều lượng thuốc.

Chế Độ Ăn

Thức ăn bạn dùng cũng có thể tác động tới huyết áp của mình. Đây là một chỉ dẫn đơn giản giúp điều chỉnh các thói quen ăn uống nhằm hỗ trợ việc đạt đến mức huyết áp lành mạnh hơn.

Ăn Ít Lại:

  • Muối (natri) Cắt giảm các loại thức ăn có nhiều natri, đặc biệt là các loại sốt như xì dầu, nước mắm, hoặc nước hào, và các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt ướp muối.
  • Các Miếng Thịt Nhiều Mỡ
  • Rượu Dùng nhiều rượu, và thường xuyên, sẽ làm tăng huyết áp.

Ăn Nhiều Lên

  • Các Thực Phẩm Nguyên Hạt như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bánh quy làm từ lúa mì nguyên hạt, và yến mạch.
  • Protein như trứng, cá, và thịt nạc, cũng như các nguồn từ thực vật như đậu, các loại hạt.
  • Trái Cây Và Rau Củ Tươi giàu kali, hỗ trợ chống lại tác dụng của natri trong cơ thể.

Hoạt Động Thể Chất

Tập luyện thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng quát, và việc duy trì hoạt động thể chất cũng sẽ hỗ trợ bạn giữ một cân nặng lành mạnh. Điều này sẽ nâng đỡ những biện pháp khác nhằm giảm huyết áp. Nhắm đến mục tiêu thực hiện 150 phút hoạt động cường độ vừa - cường độ cao mỗi tuần, với mỗi buổi tập kéo dài ít nhất 10 phút.

Khi Nào Nên Đi Gặp Bác Sĩ?

Huyết áp duy trì ở mức 140/90 mmHg trở lên được cho là cao, và người đó được cho là mắc cao huyết áp hoặc tăng huyết áp. Nếu gặp phải tình trạng này, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Bài viết liên quan
Xem tất cả