Dr Yam Pei Yuan John
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Mang thai là một thời khắc hạnh phúc cho một người mẹ sắp sinh con. Tuy nhiên, dù là lần mang thai thứ nhất, thứ hai hay thứ ba, phần lớn các bà mẹ vẫn lo lắng rằng liệu đứa con bé bỏng của mình có đang phát triển tốt bên trong bụng hay không.
Nghe bác sĩ thông báo rằng bạn có một thai kỳ nguy cơ cao sẽ khuếch đại những lo lắng này. Nhưng chính xác thì thai kỳ nguy cơ cao là gì và bạn có thể làm gì để chăm sóc bản thân và con mình?
Tìm hiểu thêm về các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và những sự thật về sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản của bạn mà bạn không nên phớt lờ.
Một thai kỳ được gọi là 'nguy cơ cao' nếu có những tình trạng làm tăng rủi ro xảy ra các vấn đề sức khỏe cho bạn hoặc con bạn. Một vài thai kỳ đã được xem là nguy cơ cao ngay từ đầu, trong khi những thai kỳ khác trở thành nguy cơ cao theo tiến trình phát triển của thai kỳ đó.
Những thai kỳ nguy cơ cao nên được quản lý bởi các chuyên gia khoa sản phụ khoa để có thể đạt được kết quả tốt nhất có thể cho thai phụ và đứa bé.
Có rất nhiều tình trạng khác nhau có thể làm cho một thai kỳ thuộc dạng nguy cơ cao. Chúng có thể bao gồm:
Tiền sản giật ám chỉ tình trạng thai phụ bị huyết áp cao, protein trong nước tiểu và sưng phồng, thường ở bàn chân. Tình trạng này nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ ám chỉ bệnh tiểu đường xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai. Ngoài việc theo dõi các mức độ glucose của bạn, bác sĩ của bạn cũng sẽ theo dõi sự phát triển và cân nặng của bé rất kỹ càng vì những phụ nữ này gặp rủi ro sinh ra những em bé rất to.
Có một rủi to tăng cao gây biến chứng, đặc biệt là cao huyết áp và tiền sản giật, cho những phụ nữ trở nên mang thai ở các nhóm tuổi này. Bên cạnh đó, các thiếu niên mang thai gặp rủi ro chuyển dạ sinh non và những đứa bé nhẹ cân.
Những phụ nữ nhẹ cân gặp rủi ro sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân. Những phụ nữ thừa cân gặp rủi ro cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, và sẩy thai hoặc thai chết lưu. Những đứa con của họ cũng có thể mắc phải các khuyết tật bẩm sinh, nhẹ cân hoặc to hơn mức bình thường trong khi vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ.
Những phụ nữ cưu mang nhiều hơn 1 bé nhiều khả năng phát triển các chứng tiền sản giật và sinh non.
Các vấn đề trong quá trình phát triển cấu trúc của thai nhi có thể xuất hiện bất ngờ và đôi khi có thể được phát hiện trong suốt giai đoạn siêu âm thường lệ. Các chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh có thể phải có mặt khi đứa bé được sinh ra.
Một số tình trạng nhiễm trùng nhất định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ, đặc biệt là nếu những tình trạng này xảy ra trong ba tháng đầu. Các tình trạng nhiễm trùng phát sinh trong ba tháng cuối có thể truyền nhiễm sang con bạn trong quá trình vượt cạn.
Phụ nữ mắc các bệnh đã tồn tại trước khi mang thai gặp rủi ro phát triển các biến chức, đặc biệt là nếu căn bệnh đó không được khống chế trước khi mang thai.
Những phụ nữ đã từng sẩy thai hoặc sinh non trước đây nhiều khả năng sẩy thai hoặc sinh non tái diễn.
Rất nhiều phụ nữ với thai kỳ nguy cơ cao vẫn tiếp tục có những thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những em bé khỏe mạnh. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp họ quản lý các rủi ro phát triển biến chứng.
Nếu một thai kỳ được phân loại là nguy cơ cao, bác sĩ sẽ theo dõi thai kỳ đó kỹ càng hơn. Các mẹ bầu cũng có thể được giới thiệu đến bác sĩ nhi khoa, một bác sĩ sản khoa chuyên về chăm sóc thai kỳ nguy cơ cao (perinatologist).
Tùy vào loại thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ có thể yêu cầu những xét nghiệm dưới đây:
Xét nghiệm này được thực hiện thông qua siêu âm để đánh giá sức khỏe toàn diện của em bé.
Bác sĩ của bạn sẽ tiến hành xét nghiệm sàng lọc này để kiểm tra khả năng tồn tại các khuyết tật bẩm sinh.
Xét nghiệm này nhằm đánh giá để tìm bất kỳ bất thường nào ở tim của em bé.
Sàng lọc di truyền được thực hiện bằng các lấy mẫu màng ối (amniocentesis) hoặc lấy mẫu nhung mao thai (chorionic villus sampling). Trong lấy mẫu màng ối, một mẫu nhỏ nước ối bao quanh em bé sẽ được lấy đi xét nghiệm. Trong lấy mẫu nhung thai, một mẫu mô bào thai (placenta) sẽ được lấy đi xét nghiệm. Các mẫu này sẽ được đánh giá về một số tình trạng di truyền nhất định. Có một rủi ro nhỏ gây sẩy thai khi xét nghiệm lấy mẫu màng ối và lấy mẫu nhung thai. Các yếu tố rủi ro này sẽ được bác sĩ giải thích rõ ràng. Trao đổi ý kiến nên được thực hiện giữa vợ chồng và bác sĩ trước khi quyết định liệu có nên tiến hành các xét nghiệm này hay không.
Các xét nghiệm này bao gồm phân tích nước tiểu, công thức máu toàn phần, xét nghiệm dung nạp đường uống (oral glucose tolerance test), và các xét nghiệm cho các bệnh nhiễm trùng như giang mai và virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Ngay cả khi một thai kỳ được phân loại là nguy cơ cao, việc vẫn có thể có một đứa con khỏe mạnh mà không xảy ra bất kỳ biến chứng nào trong quá trình vượt cạn vẫn rất khả thi. Để gia tăng cơ hội có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, hãy biến bản thân thành ưu tiên của chính bạn bằng cách chú tâm đến việc chăm sóc tiền sản thường xuyên và duy trì những chế độ tự chăm sóc tốt.