Dr Kew Chia Yng Cynthia
Bác Sĩ Sản Phụ Khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Sản Phụ Khoa
Hầu hết các bạn gái cũng bị đau như vậy và bạn chấp nhận việc này như một phần tất yếu khi là phái nữ.
Đau và khó chịu một chút trong thời gian hành kinh không phải là tình trạng hiếm thấy, đặc biệt nếu bạn còn trẻ và đã gặp tình trạng này từ khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Tuy nhiên, sẽ là không bình thường khi đau bụng kinh dữ dội. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó – một vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Các nguyên nhân có thể gây đau bụng kinh bất thường cũng như có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm:
Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng niêm mạc tử cung, gọi là nội mạc tử cung, tích tụ tại các vị trí bất thường bên ngoài khoang tử cung, ví dụ như quanh mặt sau tử cung, tại ống dẫn trứng, buồng trứng và các bộ phận khác thuộc vùng chậu. Theo thời gian, các mô niêm mạc tử cung này gây viêm và để lại sẹo trong vùng chậu của phụ nữ. Tình trạng này không những có thể gây đau bụng kinh dữ dội mà còn có thể gây vô sinh. Các mô này có thể gây u nang buồng trứng cỡ lớn, gọi là u nang sô-cô-la. Phụ nữ có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm vì tình trạng này có thể xảy ra mà không có triệu chứng.
U xơ: U xơ là u không phải ung thư phát triển trên thành cơ tử cung. Nhiều phụ nữ không hề hay biết họ bị u xơ. Tuy nhiên, một số u xơ có thể gây đau và kinh nguyệt bất thường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Bệnh viêm vùng chậu (PID): Một nguyên nhân khác có thể gây đau bụng kinh là tình trạng nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng, gọi là PID. Đây là nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng thường gặp nhất.
Một số phụ nữ bị đau bụng kinh từ sớm ở tuổi thiếu niên khi có kinh nguyệt lần đầu, không phải do bệnh lý nền bất kỳ gây ra. Tình trạng này gọi là thống kinh nguyên phát. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng kinh trầm trọng hơn về sau lại có thể là do bệnh hoặc bất thường trong hệ sinh sản (như đã đề cập ở trên) gây ra, loại đau bụng kinh này gọi là thống kinh thứ phát.
Nhiều phụ nữ mắc các bệnh này thường không được chẩn đoán cho đến khi họ nhận ra mình khó mang thai. Trao đổi với bác sĩ phụ khoa để có thể được chẩn đoán và kiểm soát sớm các bệnh này.
Nếu cơn đau bụng kinh nghiêm trọng đến mức bạn phải nghỉ làm thường xuyên thì đó là tình trạng không bình thường. Bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Khó chịu vùng chậu ngay trước kỳ kinh nguyệt và trong vài ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt có thể là bình thường. Bạn cũng có thể cảm thấy nhạy cảm quanh thời điểm rụng trứng.
Nhưng nếu bạn bị đau vùng chậu vào các thời điểm khác trong chu kỳ, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó.
Một dấu hiệu khác có thể cho biết cơn đau không bình thường chính là việc bạn bị đau khi quan hệ tình dục. Một số nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục cũng đồng thời là nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội bất thường.
Tình trạng ra máu kinh nguyệt kéo dài từ 2 – 7 ngày là bình thường. Tuy nhiên, sẽ là không bình thường khi bị đau bụng kinh trong suốt thời gian này. Cảm thấy khó chịu khi hành kinh trong 1 – 3 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt có thể là bình thường. Cơn đau cũng có thể xuất hiện vào hoặc ngay trước ngày bắt đầu hành kinh, nhưng không nên kéo dài mãi cho đến khi thôi hành kinh.
Đau bụng kinh không nên xuất hiện trước ngày hành kinh nhiều ngày và tất nhiên KHÔNG nên kéo dài sau khi kỳ hành kinh kết thúc.
Đây là tình trạng kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc nếu bạn máu ra nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh hoặc tampon mỗi tiếng một lần. Chảy máu quá nhiều có thể gây thiếu máu hoặc thiếu sắt và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nền nào đó. Bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa nếu bị rong kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài.
Nếu ngoài đau bụng kinh bạn còn gặp phải triệu chứng bất kỳ nào khác trong số này, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào có khả năng cảnh báo về một vấn đề tiềm ẩn như ở trên hoặc nếu bạn lo ngại tình trạng đau bụng kinh của bạn không bình thường, bạn nên đi kiểm tra.
Đừng cảm thấy xấu hổ khi cho bác sĩ phụ khoa biết về các triệu chứng. Bác sĩ sẽ lắng nghe bạn, tiến hành khám lâm sàng kỹ lưỡng và tiếp tục thực hiện mọi kiểm tra cần thiết để đánh giá liệu bạn có gặp bệnh lý nền bất kỳ dẫn đến đau bụng kinh hoặc các triệu chứng khác hay không.
Khi các bệnh lý y khoa này (ví dụ: lạc nội mạc tử cung, u xơ, nhiễm trùng vùng chậu) được chẩn đoán và điều trị sớm, bạn có thể giảm đáng kể các triệu chứng gây đau và có thể cải thiện khả năng có con (nếu bạn có ý định sinh con).
Một số bệnh lý như u nang buồng trứng (do lạc nội mạc tử cung hoặc nguyên nhân khác gây ra) hoặc u xơ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc khó chịu nào. Các bệnh lý này cũng có thể được phát hiện trong quá trình khám bác sĩ phụ khoa định kỳ.