Dr Ratna Sridjaja
Bác sĩ nhi khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhi khoa
Trở thành cha mẹ lần đầu, đương nhiên sẽ lo lắng với những biểu hiện khác thường ở con bạn. Vì vậy khi bạn nhận thấy con bạn bị vàng da - đặc trưng bởi màu vàng ở vùng da và tròng trắng của mắt - lo lắng là chuyện đương nhiên. Tìm hiểu về thực tế đằng sau tình trạng phổ biến này để xoa dịu nỗi sợ hãi của bạn về vàng da ở trẻ sơ sinh, từ đó bạn sẽ biết được thế nào là bình thường và khi nào thì cần hỗ trợ y tế.
Vùng da và mắt của con bạn bị nhuốm màu vàng là dấu hiệu cho thấy có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ. Tình trạng này được biết đến với tên gọi tăng bilirubin máu, thường xảy ra ở trẻ ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh. Những biểu hiện ở mức độ nhẹ thường sẽ tự biến mất.
Bilirubin là một chất màu vàng được tìm thấy trong mật, một loại dịch trong gan. Nó được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ, và được bài tiết ra ngoài một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi gan không thể xử lý được nó, bilirubin có thể thẩm thấu vào máu.
Nếu mức bilirubin nằm trong phạm vi bình thường cho một trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa sẽ cho phép bé được xuất viện.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Các triệu chứng của bệnh vàng da nặng, có thể chỉ ra tình trạng bệnh tiềm ẩn, bao gồm:
Vàng da nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.
Ngay khi em bé của bạn bắt đầu thở sau khi sinh ra, lượng tế bào hồng cầu thừa mà bé mang theo trong tử cung sẽ bắt đầu vỡ ra. Điều này tạo ra lượng bilirubin cao hơn. Trong vài ngày đầu đời, gan của bé chưa phát triển và chưa có khả năng bài tiết lượng bilirubin lớn, vì vậy vùng da của bé sẽ hơi chuyển sang màu vàng, dấu hiệu đặc trưng của bệnh vàng da.
Màu này thường sẽ trở nên đậm hơn trong vòng 5 ngày đầu trước khi nhạt dần và hết hẳn sau khoảng 1 - 2 tuần. Tình trạng bình thường này được biết đến với tên gọi vàng da sinh lý.
Hầu hết các trường hợp vàng da đều tự giải quyết. Tuy nhiên, nếu mức bilirubin gây vàng da tăng đột biến trong vòng 24 giờ sau khi sinh, hoặc vẫn cao sau một tuần, các vấn đề sức khỏe khác sẽ được xem xét.
Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh là sinh lý và sẽ tự hết. Tuy nhiên, bé sẽ được bác sĩ kiểm tra trong vòng một tuần như một phần của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sau khi sinh. Đây là lúc bác sĩ nhi khoa sẽ đánh giá tình trạng của trẻ sơ sinh và tư vấn nếu cần điều trị thêm.
Trong thời gian chờ đợi, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau:
Vàng da nhẹ sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần vì cơ thể bé sẽ tự đào thải bilirubin dư thừa. Việc đảm bảo bé bú đủ sữa rất quan trọng vì điều này khuyến khích nhu động ruột, hỗ trợ bé đào thải bilirubin qua đường ruột. Bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung thêm sữa công thức bên cạnh việc cho bé bú mẹ để đảm bảo điều này.
Nếu lượng bilirubin của bé vượt mức bình thường, hai loại điều trị có thể được khuyến nghị để nhanh chóng giảm mức độ bilirubin xuống mức an toàn:
Điều trị bằng quang trị liệu thực hiện bằng cách cho bé tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt để điều trị bệnh vàng da. Phương pháp điều trị này cho phép da hấp thụ ánh sáng, thay đổi cấu tạo của bilirubin để bé dễ dàng đào thải nó ra khỏi cơ thể hơn.
Nếu bệnh vàng da của bé do các vấn đề về sức khỏe như loại máu không tương thích với mẹ, bác sĩ có thể khuyến nghị truyền máu hoặc các tùy chọn điều trị khác.
Nếu mức bilirubin của bé chưa cao đến mức phải nhập viện, các lựa chọn điều trị khác có thể bao gồm áo vàng da hay BiliBlanket, đây là thiết bị quang trị liệu di động sử dụng được ở nhà.
Bạn có thể đã nghe nói trẻ bị vàng da có thể được đặt trong ánh nắng mặt trời để điều trị. Tránh thực hiện điều này vì việc này sẽ khiến bé tiếp xúc với tia UV nguy hại từ ánh nắng mặt trời, nó có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Bé phải được tiếp xúc với loại tia UV đặc biệt trong môi trường được kiểm soát để điều trị bệnh một cách an toàn. Điều trị này thường được thực hiện ở nhà trẻ của bệnh viện.
Bạn có thể ngăn ngừa vàng da trẻ sơ sinh hoặc ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng bằng cách đảm bảo bé được ăn uống đầy đủ trong những ngày sau khi sinh. Điều này vừa để tránh mất nước, vừa để cho phép bilirubin đào thải qua cơ thể nhanh hơn. Nhắm đến mục tiêu cho bé bú mỗi 2 đến 3 tiếng.
Nhìn chung, bạn có thể thoải mái vì vàng da sơ sinh là hiện tượng phổ biến. Mọi điều bạn cần làm là nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo rằng có gì đó không đúng và biết khi nào thì cần nhờ sự hỗ trợ y tế.